Ngày 30 Tháng Chín
Thánh
Giê-rô-ni-mô Linh Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh
(340 - 420)
Thánh Giê-rô-ni-mô là người
có công rất nhiều đối với Giáo Hội trong
việc sưu tầm khảo cứu và phiên dịch Kinh Thánh. Bản dịch kinh thánh của
Ngài quen gọi là bản Phổ Thông cho đến nay vẫn được Giáo Hội coi như bản dịch
duy nhất được sử dụng rộng rãi trong toàn thể Giáo Hội. Thánh nhân sinh tại
Tri-đôn thuộc xứ Đan-ma-xi trong liên bang Nam Tư; tỉnh này bị xoá tên trên bản
đồ ngay từ năm 390. Còn về năm sinh của thánh nhân, người ta phỏng đoán khoảng
năm 340 vì khi hoàng đế Ju-li-a-nô băng hà tháng 6 năm 363 thì Giê-rô-ni-mô bấy
giờ đang theo học lớp văn phạm nghĩa là lúc đó ngài chưa đầy 16 tuổi.
Cha mẹ thánh nhân là những
người đạo gốc, nhưng lại
không muốn cho con chịu phép rửa tội sớm. Lớn lên, Giê-rô-ni-mô được cha mẹ gửi theo
học văn chương tại Rô-ma.
Sẵn có năng khiếu thông minh,
lại được học với những giáo sư danh tiếng, Giê-rô-ni-mô mau trổi vượt chúng bạn
và đạt nhiều thành tích tốt đẹp! Nhưng chính những kết quả về học vấn ấy nhất
là tài năng về ngôn ngữ đã làm đà cho người sinh viên tuấn tú ấy xa tịch liêu,
nơi tạo ra những hòn đá xây cất lâu đài Vua Cả! Ôi đất các vị tu hành,
nơi tràn đầy sự hiện diên thân mật của Thiên Chúa... Này bạn, bạn đang làm gì?
Bạn hãy tin tôi, tôi chưa từng hưởng một ánh quang nào huy hoàng và dịu hiền
hơn ở đây! Hạnh phúc biết bao con người được siêu thoát và được bình an trong Chúa”. Nhưng bài ca ngợi
đời sống “tịch liêu” này vô tình gây nên nhiều tranh cãi giữa các
thầy dòng, thậm chí có người cho rằng có thể gây hiểu sai về tín lý Chúa Ba
Ngôi. Vì thế thánh Giê-rô-ni-mô phải làm một bản tuyên xưng đức tin gửi cho Đức
Giáo Hoàng Đa-ma-sô. Đã đến lúc vị ẩn sĩ đạo đức ấy phải từ bỏ sa mạc để trở về
thi hành những công việc mà Giáo Hội đang cần đến ngài. Ngài đến gặp Đức Giám
mục Ghê-gô-ri-ô Na-di-an ở Công-tăng-ti-nốp và đã tìm ra ý Chúa
qua vị Giám mục này. Để chuẩn bị tốt hơn cho công tác. Đức Giám mục đã truyền
chức linh mục cho ngài. Đức Giám mục bắt đầu trao cho ngài việc sưu
tập
một số các bài giảng của các giáo phụ, rồi phiên dịch và chú
giải các bài đó. Năm 382, Linh mục Giê-rô-ni-mô được cử đi dự công đồng tại
Rô-ma.
Tại đây, nghị phụ
Giê-rô-ni-mô được nhiều người biết tiếng tài đức và thông thạo Kinh Thánh, nên
Đức Giáo Hoàng Đa-ma-sô đã chọn ngài làm thư ký riêng cho mình. Vinh dự ấy cũng
kèm theo một công việc
nặng nề mà Đức Giáo Hoàng muốn trao cho ngài. Đó là soạn
thảo các văn thư, hiệp ước, nhất là nghiên cứu, sưu tập và
phiên dịch Kinh Thánh từ tiếng Do Thái sang bản tiếng La-tinh vẫn quen gọi là
Bản phổ thông hay Vun-ga-ta. Việc làm này của ngài đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp
cho Hội Thánh. Đức Thánh Cha rất tín nhiệm ngài. Tuy nhiên cũng có nhiều người
ác cảm và thù ghét ngài! Bởi lẽ ngài vẫn nổi tiếng là nhà hộ giáo kiên cường và
thẳng thắn. Và đó cũng là lý do chính, khiến ngài từ bỏ Rô-ma trở lại Đông
phương sau khi Đức Giáo Hoàng Đa-ma-sô qua đời năm 385.
Cùng đi với thánh nhân, có
nhiều đệ tử nam nữ. Trong số những người có thiện chí sống đời
tận hiến này, đáng kể hơn cả là chị Pau-la và thầy Êu-to-ki-um. Những địa điểm
chính mà đoàn hành hương nhắm tới là A-lét-xan-dri-a, Ai Cập và Đất Thánh. Vì
tại những nơi này, phong trào tu đức lên cao và các dòng tu nam nữ như trăm hoa
đua nở? Pa-lét-ti-na là chặn dừng chân cuỗi cùng cũng là cuối đời của thánh
Giê-rô-ni-mô kéo dài 35 năm.
Với vốn kinh nghiệm thu được
trong cuộc hành trình, nhất là dưới sự hướng dẫn của thánh Giê-rô-ni-mô, bà
Pau-la khởi công xây cất hai tu viện tại Be-lem: Một tu viện nam và một tu viện
nữ. Cả hai đều đặt dưới quyền coi sóc và hướng dẫn tu đức của thánh
Giê-rô-ni-mô. Năm 416, các ngài còn xây thêm một lữ quán nhằm mục đích tiếp đón
những khách hành hương. Những ích lợi tinh thần mà nhà này đem lại cho các lữ
khách không phải là nhỏ.
Từ năm 385, thánh nhân ẩn
mình trong tu viện mà ngài đã xây dựng và trao quyền điều khiển cho chị Pau-la.
Phần ngài, ngoài việc huấn đức cho các nữ tu, ngài còn giúp họ học hỏi Kinh
Thánh và sống Lời Chúa bởi lẽ theo ngài, không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô.
Thời giờ còn lại, ngài lao mình vào công việc riêng không biết mệt mỏi. Nhưng
nhất là ngài đã sống ba mươi năm cuối đời ở Be-lem, gần cái hang nơi Đức Giê-su ra đời. Ớ đây
ngài cầu nguyện hãm mình theo nếp sống đan tu, chăm chỉ nghiên cứu,
dịch và chú giải Kinh Thánh.
Những công trình nghiên cứu
và các tác phẩm của ngài để lại thật lớn lao:
về biên soan:
1/ Thư từ trao
đổi trong đó có nhiều thư ngài quan tâm đến những vấn đề học hỏi và
nghiên cứu Kinh Thánh.
2/ Tu chỉnh các sách Tin Mừng
bằng tiếng La-tinh vì có nhiều dịch giả khác nhau. Trung bình cứ mỗi chương,
ngài phải chỉnh sửa từ 25 đến 30 chỗ.
3/ Tu chỉnh sách Thánh Vịnh
bằng tiếng La-tinh. Ban đầu ngài làm mau lẹ một cuốn dựa theo bản LXX, rồi hoàn
tất cuốn 2 dựa theo Bản Đối Chiếu của Ô-ri-gê-nê (387-388).
4/ Tu chỉnh các sách: Sách
Gióp, Sách Lịch sử, Sách Châm Ngôn, Sách Huấn Ca, Sách Diễm Ca: Tất cả đều dựa
trên bản đối chiếu của ô-ri-gê-nê.
Về chú giải:
Trong việc chú giải Kinh
Thánh, thánh Giê-rô-ni-mô khẳng định: Kinh Thánh là cuốn sách của Thiên Chúa cộng
tác với loài người để viết ra. Đúng như Công đồng đã dạy: “Lời của Chúa diễn tả
qua ngôn ngữ loài người...” Vì thế người ta phải nhờ đến các phương pháp nghiên
cứu lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, xã hội, văn chương, triết học... để tìm hiểu
điều các tác giả Kinh Thánh thực sự có ý trình bày vì điều Thiên Chúa muốn diễn
tả qua lời lẽ của họ.
Thánh Giê-rô-ni-mô quả thực
là người đã đi tiên phong mở đường cho khoa chú giải Kinh Thánh theo đường lối
mới mẻ này.
Thêm vào những công việc nặng
nề trên, thánh Giê-rô-ni-mô còn phải chịu hai cái tang: Bà Pau-la chết năm 404
và Eu-tô-ki-um qua đời năm 418. Vì thế ngài ngã bệnh, đau đớn nhìn sự sa sút
của tu viện trước sự tranh chấp và ganh tị của các tu viện khác! Ngoài ra hoàn
cảnh sa sút của đế quốc Rô-ma mỗi ngày một nặng nề cũng làm cho thánh nhân phải lo nghĩ hơn!
Và phải chăng cảnh hỗn loạn khi quân Hung nô ồ ạt kéo vào xâm chiếm Đất Thánh
và phá hủy tu viện ở Bét-lem đã
khiến dân chúng không chú ý đến ngày sau hết của thánh nhân! Nhưng theo cuốn biên niên sử
của ông Prót-pe thì thánh Giê-rô-ni-mô qua đời ngày 3 tháng 9 năm 420 hưởng thọ
80 tuổi.
Mặc dầu qua đời ở Pa-lét-tin vào thời chiến tranh,
thánh Giê-rô-ni-mô đã được toàn thể Thế giới Công giáo tôn kính ngay mấy năm
sau khi ngài tạ thế. Ớ Rô-ma người ta kính thánh nhân đặc biệt tại đại Giáo
đường Đức Bà Cả. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Bo-ni-pha-xi-ô VIII
(1294-1303) thánh nhân được phong lên bậc tiến sĩ Hội Thánh ngang hàng với các
thánh giáo phụ Ghê-gô-ri-ô Cả, thánh Âu-tinh và thánh Am-brô-si-ô.
Lòng sùng kính thánh
Giê-rô-ni-mô lại nổi lên rất mạnh từ khi phong trào nghiên cứu và tìm hiểu Kinh
Thánh được phát động, năm 1933, dưới triều Đức Giáo Hoàng Pi-Ô XI. Nhắc đến
huân công và thiên tài dịch bộ Kinh Thánh của ngài, cha M.J La-gơ-răng đã viết:
“Đó là một trong những sự nghiệp đáng thán phục nhất của trí óc nhân loại”.
Lời nguyên:
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho
Thánh linh mục Giê-rô-ni-mô trí thông hiểu và lòng mến yêu Kinh Thánh, xin cho
chúng con hằng thiết tha tìm đến lời Chúa là nguồn mạch ban sức sống dồi
dào. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.