CHỦ NHẬT 4 VỌNG C
Nếu chúng ta thực
sự
là những
người
Ki tô hữu,
đã lãnh nhận
Chúa Thánh Thần,
chúng ta có thể
“hân hoan nhảy
mừng”
như
Gioan Tẩy
giả,
biểu
tượng
cho CƯ
bị
xóa nhòa trước
TƯ.
Như
bà Êlisabết,
chúng ta sẽ
nhận
thực
rằng
CHÚA ĐANG
ĐẾN.
Và cũng
như
Đức
Maria, chúng ta sẽ
ca ngợi
sự
đổi
mới
của
thế
giới.
Cả
cuộc
đời
chúng ta sẽ
trở
thành Lời
đáp trả
cho Tình yêu của
Cha. Vậy
chúng ta hãy trở
nên Ki tô hữu
càng ngày càng sống
có chiều
sâu hơn.
Sách Tiên
tri Mikha
Tiên tri Mikha chán nản
nhìn dân tộc
của
mình đang lâm vào cảnh
chiến
tranh và nhiều
người
dân chỉ
quan tâm đến
việc
mua bán chợ
đen. Ngài loan báo sẽ
đến ngày mà tất
cả
thế
giới
giả
dối
nầy
sẽ
bị
tiêu diệt. Bấy
giờ,
Đấng
Messia sẽ
đứng
dậy
từ
chi tộc
Giu đa nhỏ
bé nhất.
Ngài sẽ
hiệp
nhất
toàn Dân và sẽ
đưa
vào thế
giới
Vương
triều
của
Chúa. Là Đa
vít mới
Ngài sẽ
là nguồn
suối
mang lại
Bình an.
Thánh vịnh 79
Chúa quyền năng
đã hứa
rằng
Dân tộc
của
Người,
cây Nho xanh tốt
của
Người,
sẽ
bị
quân xâm lăng
tàn phá. Ước
gì Người
thăm
viếng
vườn
nho của
Người
để
có thể
làm cho nó hồi
sinh.
Thư Phi líp phê:
Thư gửi
tín hữu
Híp pri nhấn
mạnh
đến
sự
thay đổi
tận
căn
mà Đức
Ki tô mang lại.
Sự
thanh tẩy
mà người
Do thái tin rằng
sẽ
nhận
được
qua các hi tế
nghi thức
chỉ
là ảo
tưởng,
chúng bị
chính Thiên
Chúa kết án. Chỉ có Chúa Giê su mới
thực
sự
đáp trả
cho Thánh ý Thiên Chúa. Tình yêu tột cùng đã khiến
Ngài tự
hiến
chính mình. Đó
là hi tế
đích thực,
nguồn
ban sự
sống.
Tin mừng: Lc 1, 39-45
TÌM HIỂU
Sau 4 câu đề tựa
cho tác phẩm,
thánh sử
Luca đề
cập
ngay đến
các biến
cố
có liên quan đến
thời
thơ
ấu
của
Chúa Giê su: truyền
tin cho ông Dacaria (1,5-25); truyền tin cho Đức
Maria, loan báo Chúa Giê su chào đời (1,26-38), và Đức
Maria thăm
viếng
ba Êlisabết
(1,39-56).
Trong đoạn trước,
Luca đã nói về
Quyền Năng của
đấng
Tối
Cao “bao phủ
= rợp
bóng” trên Đức
Maria (1,35), giống
như
đám Mây chói sáng bao phủ
Lều
tạm
của
ông Mô sê (Xh 40,35). Dường
như
qua đó, Luca muốn
gợi
ý đến
sự
tương
đồng
giữa
Đức
Maria và Hòm Bia Giao ước.
Thật
vậy,
có nhiều
điểm
tương
đồng
giữa
hai trình thuật
(2Sm 6,9 tt với
Lc 1,43tt).
Có thể đọc
đoạn
tin mừng
nầy
theo bố
cục
sau đây:
- 1,39-41: Đức Maria gặp
bà Êlisabết
- 1,42-45: Bà Êlisabết
ca ngợi
Đức
Maria
Lên đường: Đức
Maria lên đường,
như
ông Abraham xưa,
Chúa Giê su sau nầy
và Hội
Thánhtruyền
giáo. Sự
lên đường là một
dữ
kiện
quan trọng
trong tác phẩm
của
Luca.
Nhưng tại
sao đức
Maria lại
vội
vã? Bởi
vì Người
cảm
thấy
được
thôi thúc lên đường
khám phá điều
mà Thiên Chúa
đã hoàn tất. Người không muốn
kiểm
chứng
dấu
chỉ
của
Thiên Chúa, nhưng
muốn
tôn vinh Thiên Chúa. Người
tín hữu
luôn luôn chú ý đến
hành động
của
Thiên Chúa. Các mục
tử
vội
vã lên đường
tiến
về
Bết
lê hem (2,16) và các môn đệ Emmaus cũng vội
vã trở
về
Giêrusalem (24,33).
Bằng cung cách được
hướng
dẫn
bởi
đức
tin, Đức
Maria sẵn
sàng tiếp
nhận
những
ánh sáng mới
giúp Người
tiến
sâu vào mầu
nhiệm
nơi
tình mẫu
tử
của
Người.
Chi tộc Giu đa: từ
Nagiarét Đức
Maria quay trở
về
gần
Giê ru sa lem, trong phần
đất
mà khi xưa
các tổ
tiên Israel đã ra đi.
Và chào hỏi: đâu là nội
dung của
lời
chào nầy?
Có lẽ
Người
xử
dụng
công thức
thông dụng:
“Chúc bình an”. Dù vậy,
lời
chúc đơn
sơ
ấy
đã hiện
thực
nơi
Êlisabeth: con trẻ
nhảy
mừng
trong lòng mẹ.
Rồi
chính bà mẹ
được đầy
Thánh Thần
và bắt
đầu
nói: như
thế,
chính bà đã trở
thành vị
Tiên Tri. Gioan đã được
đầy
tràn Thánh Thần
ngay từ
trong lòng thân mẫu
(1,15), nhưng
giờ
thì chính bà Elisabết
được
đầy
Chúa Thánh Thần
và nói: chúng ta có thể
hiểu
rằng
đứa
trẻ
dùng lời
của mẹ
mình mà nói.
Em được chúc phúc: tiếng
kêu của
bà Elisabét không chỉ
là câu chào hỏi
thông thường,
nhưng
đó là lời
phát xuất
từ
đức
tin. Bà chúc tụng
Mẹ
và Con. Bà vừa
nhận
được
Thánh Thần
từ
lời
chào của
Mẹ
Maria nên được
Thánh Thần
chỉ
bảo.
Qua đó, Luca
cho thấy Thánh Thần phát xuất
từ
Chúa Cha, ngang qua Chúa Con. Rồi từ Mẹ
Maria được
đầy
Thánh Thần
chuyển
thông cho Bà Elisabét. Và sau nầy Hội Thánhcũng
được
như
thế.
Sau hành vi Đức
Tin của
Mẹ
Maria, là hành vi của
Bà Elisabét, tiếp
nhận
Chúa Giê su
như Đấng
Messia.
Có phúc: mối phúc nầy
được
tuyên phán cho niềm
tin ca tụng
sự
cao cả
đích thực
của
Đức
Maria: mẹ
đã trở
thành Mẹ
Chúa Giê su bởi
vì đã tin vào lời
của
Thiên Chúa (8,21; 11,28) khi chấp nhận lời
của
sứ
thần
và đi viếng
bà Elisabeth. Bây giờ,
mẹ
lớn
lên trong niềm
tin nhờ
vào lời
của
bà Elisabét và có thể
ca ngợi
niềm
tin của
mình: Thiên Chúa đã ban đầy
ơn
phúc (1,29), không những
cho đấng
mà Ngài tuyển
chọn
làm mẹ
và người
con của
Mẹ
mà còn cho tất
cả
mọi
người.
Bằng cách ấy,
trình thuật
Thăm
Viếng
dẫn
chúng ta tới
điểm
mà Tân Ước
và Cựu
Ước
gặp
nhau. Từ
hoàng hôn chúng ta đựơc
dẫn
sang ngày mới,
khi biết
rõ ánh sáng phát xuất
từ
đâu. Nơi
bà Elisabét, Israel mở
ra với
Tin Mừng
mà Giáo Hội,
trong Đức
Maria đã mang đến
cho họ.
Và Giáo Hội,
cùng Đức
Maria đi lên miền
núi Giu đê đã tìm thấy
một
phần
của
nguồn
cội
mình và nền
tảng
Thánh kinh cho sự
hiện
hữu
của
mình.
Và Hội Thánh truyền
giáo của
Luca nhận
thấy
mình trong trình thuật
nầy.
Đức
Maria là nhà truyền
giáo đầu
tiên của
Tin Mừng.
Như
Mẹ,
Hội
Thánh loan báo Tin mừng
trước
tiên cho người
Do Thái, nhưng
cũng
chuẩn
bị
trình bày Tin Mừng
cho người
khác.
SỨ ĐIỆP
Chủ nhật
thứ
tư
Mùa Vọng
hôm nay đưa
chúng ta đến
gần
lễ
Giáng sinh hơn
bao giờ
hết.
Bầu
khí Giáng sinh đang nóng lên từng ngày chung quanh chúng ta khiến
tâm hồn
chúng ta cũng
rộn
lên niềm
nôn nao khôn tả.
Thế
nhưng, Phụng
vụ
hôm nay mời
gọi
chúng ta để
tâm hồn
tĩnh
lặng
suy niệm
cuộc
gặp
gỡ
giữa
Đức
Maria và bà Êlisabết
để
chúng ta đừng
chỉ
quan tâm đến
những
điều
phụ
thuộc
mà quên đi điều
chính yếu.
Điểm nổi
bật
trong bản
văn
nầy
trước
hết
là đức
tin của
Đức
Maria. Ngài được
gọi
là ‘có phúc’
bởi vì đã tin rằng
những
lời
đã nói với
Ngài được
hòan tất.
Đối
với
Mẹ
Maria, điều
quan trọng
nhất
không phải
là những
biến
cố
lạ
thường
xảy
ra chung
quanh mình, nhưng là tâm tư lắng
đọng
để
tiếp
nhận
Lời
Thiên Chúa. Chính nhờ
đức
tin của
người
nữ
tôi tớ
khiêm cung mà Chúa đã có thể thưc hiện
những
điều
kì diệu.
Và đó cũng là sứ
điệp
chính yếu
gửi
đến
mỗi
người
chúng ta: Chúa không ngừng
muốn
thực
hiện
những
điều
kì diệu
trong chúng ta; nhưng
điều
Ngài chờ
đợi
chúng ta là phải
lắng
nghe lời
Người
và đem ra thực
hành trong cuộc
sống.
Chính nơi
những
người
bé nhỏ
nhất,
bất
tài nhất
mà Thiên Chúa đã thực
hiện
những
dự
định
to lớn
nhất
của
Ngài. Ngài không
bao giờ tin tưởng nơi
những
con người
lúc nào cũng
đầy
xác tín, luôn tự
hào rằng
mình vượt
trội
hơn
những
người
khác. Họ
sẽ
không khi nào biết
lắng
nghe và tiếp
nhận
một
lời
nào khác ngòai họ.
Niềm tin của
Đức
Maria còn hệ
tại
trong việc
nhận
biết
sự
hiện
diện
vô hình nhưng
tác động
đầy
hiệu
quả
của
Đấng
Cứu
độ
chúng ta. Ngang qua Đức
Maria mang Đức
Ki tô trong mình, chính Thiên Chúa viếng thăm
những
ai đang chờ
đợi
Người
và gặp
gỡ
họ
chính nơi
họ
ở.
Thật
vậy,
chúng ta biết
rằng
Êlisabết
và Dacaria là một
đôi vợ
chồng
cao niên, và ông Dacaria đã không tin vào lời thiên thần
Gabriên loan báo Gioan Tẩy
giả
sinh ra. Vì thế
ông sẽ
bị
câm không nói được
cho đến
khi mọi
sự
thành hiện
thực.
Hai ông bà là chính là hiện
thân mỗi
người
chúng ta với
những
thiếu
sót đức
tin, những
khuyết
điểm,
của
mình.
Đức tin của
Đức
Maria thì
khác hẳn. Đó chính là động
lực
thúc đẩy
Người
ra khỏi
nhà và lên đường
đi gặp
bà chị họ
Êlisabết.
Người ra đi để
loan báo tin vui như
Hội
Thánh được
mời
gọi
thực
hiện.
Như
Đức
Maria, chính Hội
thánh đang bắt
đầu
truyền
giáo. Thiên Chúa cần
đến
tất
cả
chúng ta, dù chúng ta là ai và trong bất cứ
điều
kiện
nào. Người
cần
những
bước
chân nỗ
lực đến
gần
người
khác. Ngang qua những
người
ấy,
chính Đức
Ki tô viếng
thăm.
Nhưng
điều
ấy
chỉ
thực
hiện
được
nếu
mỗi
người
chúng ta bước
ra khỏi
mình và lên đường.
Ngày hôm nay, Đức Maria cũng
mời
gọi
chúng ta cùng
lên đường với Người.
Một
giáo xứ
mà không truyền
giáo thì không thể
là một
cộng
đòan sống
động.
Một
người
Ki tô hữu
không quan tâm đến
việc
làm chứng
đức
tin của
mình, thì không làm tròn sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó. Nếu
chúng ta không lên đường
đem tin mừng
cho người
khác, chúng ta sẽ
dần
đi đến
chỗ
tàn lụi.
Lễ Giáng sinh đang tràn ngập
tâm hồn
và khắp
nơi
chung quanh. Như
Đức
Maria, chúng
ta được mời gọi
âm thầm
tiếp
nhận
Lời
Chúa hôm nay
như một
Tin mừng
có khả
năng
canh tân cuộc
sống
chúng ta. Khi chia sẻ
tin mừng
ấy,
chúng ta tiếp
nhận
sự
sống
của
Đức
Ki tô phục
sinh trong chúng ta. Và
cùng với Người, chúng ta hãy nhanh chóng lên
đường
làm chứng
cho tình yêu và niềm
hi vọng
đang sống
động
trong chúng ta.
ĐÀO SÂU
CÙNG VỚI CHÚA GIÊ SU VÀ MẸ
MARIA XIN VÂNG
Mk 5, 2-5aĐấng Thiên sai sẽ
từ
Bết
lê hem mà đến
Tv 80, 1ab+2, 14-15, 17-18 Lạy
Thiên Chúa, xin phục
hồi
chúng con, xin toả
ánh tôn nhan rạng ngời
để
chúng con được
ơn
cứu
độ.
Hr 10, 5-10 Con xin đến
để
làm trọn
thánh ý Cha
Lc 1, 39-45Thiên sứ truyền
tin cho Đức
Maria
1. HỎI: Ba bài đọc
liên kết với nhau theo chủ
đề nào?
THƯA:
CÙNG VỚI
CHÚA GIÊ SU VÀ MẸ
MARIA XIN VÂNG.Thánh
Luca giới thiệu Đức
Maria khiêm nhường
VÂNG PHỤC
thiên sứ
loan báo tin vui được
Thiên Chúa tuyển
chọn
làm mẹ
đấng
Cứu
thế
(BTM). Ngài là Đấng
xuất
thân từ
Bết-lê-hem
Éph-phra-ta
thuộc chi tộc Giu-đa (Bđ1), và là Đấng
mà tác giả
thư
Híp-ri đã tóm tắt
sứ
vụ
như
sau: ‘Này con
xin đến để thực
thi ý Chúa’
(Bđ 2).
2. HỎI: Tác giả
bài đọc
một
là ai?
THƯA: Tác giả
bài đọc
1 là tiên tri Mi-kha đã sống
vào thế
kỉ
thứ
8 trước
Công Nguyên, trong vùng Giê-ru-sa-lem. Thời đó, Đế
quốc
As-si-ri đang lên, nhưng
các vua
Ít-ra-ên lại không đáp ứng lòng mong đợi
của
người
dân trong vai trò của
một
VuaThiên sai. Họ
có cảm
tưởng
bị
bỏ
rơi
và lo lắng
cho ngày suy tàn của
Vương
quốc.
3. HỎI: Bài đọc
một
muốn gởi sứ
điệp gì?
THƯA:
Bài đọc
một
ghi lại
lời
sấm
của
một
tác giả thời
sau, và được
chèn vào sách Tiên tri Mi-kha.Từ khi dân bị lưu
đày, vương
quốc
suy vong, ngai vàng không còn, vua Đa-vít thì lại
không có hậu
duệ
nối
nghiệp.
Chính trong tình huống
đó tiên tri
thấy cần
phải
nhắc
lại
những
lời
hứa
về
Đấng
Mê-si-a.
4. HỎI: Tiên tri nhắc
lại
lời
sấm
ấy
để
làm gì?
THƯA: Tiên tri nhắc
lại
lời
sấm
ấy
để
trấn
an dân Do thái rằng
đừng
tuyệt
vọng
tưởng
mình bị
bỏ
rơi,
nhưng
hãy vững
tin vào chương
trình của
Thiên Chúa sẽ
được
thực
hiện:
Đấng
Mê-si-a sẽ
xuất
hiện:
‘Vì thế,
Đức
Chúa sẽ
bỏ
mặc
Ít-ra-en cho đến
thời
một
phụ
nữ
sinh con. Bấy
giờ
những
anh em sống
sót của
người
con đó sẽ
trở
về
với
con cái Ít-ra-en’
(Mk 5, 2).
5. HỎI: Nội
dung lời hứa ban đấng
Thiên sai gồm những
gì?
THƯA:
Tiên tri
Mi-kha đã lặp lại những
nội
dung chính yếu
của
lời
hứa
Thiên sai được
lặp
đi lặp
lại
trong nhiều
thế
kỉ
sau thời
vua Đa-vít:
một
Vị
Vua thuộc
dòng dõi Đa-vít
sẽ
sinh ra; Ngài sẽ
là Mục
tử
mang lại
công chính và hòa bình; nền
hòa bình sẽ
được
ban xuống
cho toàn thể
nhân loại
ở
khắp
mọi
nơi
và cho mọi
thời.
6. HỎI: Tại
sao trong lời
sấm
ấy,
tiên tri Mi-kha lại
nhắc
đến
Bết-lê-hem?
THƯA: Tiên tri Mi-kha nhắc
đến
Bết-lê-hem
vì hai lí do sau đây: thứ
nhất
ai cũng
biết
rằng
Đấng
Mê-si-a phải
từ
dòng vua Đa-vít
sinh ra, và Bết-lê-hem
là nơi
mà tiên tri
Sa-mu-ên thừa lệnh Thiên Chúa đã đến
chọn
một
trong tám người
con của
Giê-sê lên
làm Vua. Vì thế Bết-lê-hem gợi
lại
lời
hứa
ban đấng
Mê-si-a cho nhân loại.
7. HỎI: Còn lí do thứ
hai?
THƯA:
Lí do thứ
hai là vì Mi-kha muốn
cho thấy
một
Bết-lê-hem
khiêm nhường
khác hẳn
với
một
Giê-ru-sa-lem đầy
kiêu hãnh. Đó
là cách hành động
của
Thiên Chúa, chính trong sự
mọn
hèn mà quyền
năng
của
Người
được
tỏ
hiện,
vì Người
thường
chọn
những
điều bé nhỏ
để
thực
hiện
những
việc
phi thường.
8. HỎI: Tại
sao gọi là Bết-lê-hem-Éphra ta (Mk 5, 1)?
THƯA:
Éph-phra-ta
chỉ là tên gọi
một
chi tộc
trong các chi tộc
định
cư
tại
vùng Bết-lê-
hem. Tuy nhiên, vì Éph-phra-ta có nghĩa là ‘phong nhiêu’ nên tiên tri
ghép hai địa
danh ấy
lại
là có ấy
muốn
nói: Bết-lê-hem
giờ
đây trở
nên phong
nhiêu.
9. HỎI: Bài đọc
một
liên kết với bài Tin mừng như
thế nào?
THƯA:
Bài đọc
một
nói về
Đấng
Mê-si-a, nhấn
mạnh
đến
tính cách nghịch
thường
của
Ngài. Ngài sẽ
sinh ra từ
dòng dõi khó nghèo, nhưng
quyền
năng
của
Ngài là của
Thiên Chúa.Diện
mạo
nầy
sẽ
được
sáng tỏ
hơn
nữa
ngang qua thân mẫu
của
Ngài, đức
Maria khiêm nhường
nhưng
đầy
tín thác và vâng phục.
10. HỎI: Bài đọc
2 (Hr 10, 5-10) có nội dung như
thế nào?
THƯA: Tác giả Híp pri đã tóm tắt cuộc
đời và sứ vụ của Đấng Cứu thế trong sự vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha. Chính
vì thế mà lễ tế Ngài dâng lên không phải là lễ toàn thiêu hay lễ xá tội của Cựu
Ước, mà là chính thân thể Ngài và không cần phải dâng lên nhiều lần, mà một lần
duy nhất có giá trị vĩnh cửu.
11.
HỎI: Ngữ cảnh bài Tin mừng (Lc 1, 39-45) như thế nào?
THƯA:
Tin mừng nằm
trong phần
đầu
Tin mừng Luca tường
thuật
thời
thơ
ấu
Chúa Giê su. Có các
ý sau đây: 1. Hành trình của Maria (1, 39-40a); 2. Maria
chào và hiệu
quả
của
lời
chào (1,40b-41a); 3.Êlizabết chúc tụng Maria (1, 1b-45); 4. Maria chúc tụng
Thiên Chúa (1,
44-55); 5. Maria trở về nhà mình (1, 56).
12. HỎI: Khi viết
lại
biến cố Đức
Maria thăm viếng
chị Ê-li-sa-bết, thánh Luca muốn
nói lên điều gì?
THƯA:
Khi thuật
lại
biến
cố
Đức
Maria thăm
chị
Ê-li-sa-bết,
thánh Luca muốn
cho chúng ta nhìn ngắm
Đức
Maria là Hòm bia giao ước
mới.
Hòm bia Giao ước
cũ
là nơi
Thiên Chúa hiện
diện,
còn Đức
Maria đang mang trong lòng sự Hiện diện
của
Thiên Chúa một
cách mầu
nhiệm.
Từ
nay, Thiên Chúa ngự
giữa
loài người
chúng ta: ‘Ngôi
Lời đã mặc
lấy
xác phàm và ở
giữa
chúng ta’.
13. HỎI: Đâu
là những chi tiết mà thánh Luca muốn
cho ta thấy có sự
giống nhau giữa Đức
Maria và hòm bia giao ước?
THƯA:
Có những
chi tiết
nầy:
cuộc
hành trình của
Hòm bia Giao Ước
và của
Đức
Maria đều
diễn
ra trên vùng đồi
núi miền
Giu-đê (2Sm 6, 2; 1, 39). Hòm bia tiến vào nhà ông Ô-vết-ê-đôm
(2 Sm 6, 10) còn Đức
Maria vào nhà ông Gia-ca-ri-a (1, 40), và đều mang lại
phúc lành cho cả
gia đình (2 Sm 6, 11-12
và Lc 1, 41-42). Hòm bia và Đức Maria đều
trọ
lại
trong ba tháng. Niềm
hân hoan của
dân thành Giê-ru-sa-lem cũng
như
nơi
Bà Ê-li-sa-bết.
Đa-vít
nhảy
mừng
đón tiếp
Hòm bia (2Sm 6, 16) và Gioan Tẩy giả cũng
nhảy
mừng
trong lòng thân mẫu
khi đón tiếp
Đức Maria.
14. HỎI: Đâu
là câu chủ yếu
trong đoạn Tin mừng nầy?
THƯA:
Đó
là câu: ‘Bà
Ê-li-sa-bết được đầy
Thánh Thần,
và kêu lớn….’. Câu đó muốn
nói rằng
chính Chúa Thánh Thần
lên tiếng
loan báo ngay từ
đầu
điều
sẽ
là Tin Vui trong toàn sách Phúc âm: Đấng vừa
được
cưu
mang chính là Chúa.
15. HỎI: ‘Đi
đến
miền núi, vào một thành thuộc
chi tộc Giu-đa…’ là thành nào?
THƯA:
Thành xứ
Giu-đa nằm
trong vùng ven Giê-ru-sa-lem. Truyền thống
từ
thế
kỉ
thứ
4 cho rằng
thành nầy
là làng Ain Ka-rim phía tây Giê-ru-sa-lem chừng 6 kilômét. Như
vậy,
đây là một
cuộc
hành trình dài khoảng
ba hay bốn
ngày đường
và vất
vả
đối
với
Đức
Maria đang mang trong lòng Chúa Giê su.
16. HỎI: ‘Nhảy
mừng
trong lòng Mẹ’ có nghĩa
gì?
THƯA:
Ở
đây cũng
như
ở
sách Sáng thế
kí 25, 22, việc
hài nhi nhảy
mừng
trong lòng mẹ
tiên báo ơn
gọi
tương
lai của
con trẻ.
Ngay từ
trong lòng mẹ,
Gioan Tẩy
giả
đã nhận
lãnh Thánh Thần,
bắt
đầu
thi hành sứ
mạng
tiền
hô, dùng miệng
thân mẫu
để
chỉ
đấng
Thiên sai (c.43).
17. HỎI: Câu: ‘Em được
chúc phúc hơn mọi
người phụ nữ,
và người con em đang cưu mang cũng
được
chúc phúc’ có nghĩa gì?
THƯA:
Câu trên lặp
lại
một
phần
lời
ông Út-di-gia nói với
Bà Giu-đi-tha chiến
thắng
quân thù trở
về:
‘Bà được
chúc phúc hơn
tất
cả
các phụ
nữ,
và chúc tụng
Đức
Chúa là Thiên Chúa’
(Gdt 13, 18-19). Như vậy Đức
Maria được
so sánh với
Bà Giu-đi-tha, và được
coi như
là người
phụ
nữ
chiến
thắng
mang lại
cho nhân loại
chiến
thắng
quyết
định
trên sự
dữ.
Đồng
thời
cũng
loan báo rằng
người
con của
Đức
Maria là Chúa.
18. HỎI: Tước
hiệu ‘Mẹ Chúa’ có nghĩa
gì?
THƯA:
Theo truyền
thống
trong các triều
đình phương
Đông,
‘Mẹ
Chúa’ là tước
hiệu
đầy
vinh dự
dành cho Bà Hoàng Thái Hậu
là nhân vật
có uy thế
lớn
nhất
trong triều
sau đức
Vua. Thánh Luca đã áp dụng
tước
hiệu
ấy
cho Đức
Maria để
nói rằng
Ngài là người
đã cộng
tác chặt
chẽ
nhất
với
Chúa Giê su trong công cuộc
cứu
thế
và đã được
Giáo hội
tiên khởi
cung kính tôn sùng như
một
Bà Chúa.
19. HỎI: Câu: ‘Em thật
có phúc vì đã tin rằng…’ muốn
nói gì?
THƯA:
Đức
Maria là mẹ
Chúa Giê su vì đã thưa
‘Xin vâng’
trong sự vâng phục đầy
tin yêu. Nếu
lịch
sử
cứu
độ
Ít-ra-ên bắt
đầu
bằng
đức
tin của
A-bra-ham, thì giờ
đây lịch
sử
cứu
độ
thế
giới
cũng
bắt
đầu
bằng
đức
tin của
Đức
Maria. Mẹ
đã tin vào Lời
Chúa loan báo rằng
dù là trinh nữ,
Mẹ
cũng
sẽ
trở
nên Mẹ
của
Đấng Cứu
thế.
20. HỎI: Lời
Chúa hôm nay mang lại sứ
điệp nào?
THƯA:
Lời
Chúa Chủ
nhật
hôm nay gửi
đến
cho chúng ta lời
mời
gọi
sống
khiêm nhu và vâng phục,
vì đó là điều
kiện
để
ơn
Cứu
độ
của
Thiên Chúa thể
hiện.
Khiêm nhường
nhìn nhận
tội
lỗi,
sám hối
và hết lòng
vâng phục thánh ý Chúa trong bổn
phận
hằng
ngày là cách chuẩn
bị
tốt
nhất
để
mừng
lễ
Giáng sinh và chào đón Chúa đang ngự đến.
GLCG722 Chúa Thánh Thần
đã dùng ân sủng
của
Ngài mà chuẩn
bị Đức
Maria. Mẹ
của
Đấng
‘nơi
Người,
tất
cả
sự
viên mãn của
thần
tính hiện
diện
cách cụ
thể’ (Cl 2,9)
tất phải
‘đầy
ơn
phúc’. (X.Niềm
vui của
Đức
Maria ‘Con gái Sion’ 722, 2767. Maria vâng phục trong đức
tin 148-149. Cầu
nguyện
trong sự
hiệp
thông cùng Đức
Maria mẹ
Thiên Chúa 2673-2679)