CHỦ NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN B
Tất
cả
đều
đến
từ
Thiên Chúa và chúng ta chỉ
có thể
dâng cho Người
những
gì Ngừơi
đã ban cho chúng ta. Đọan
Tin mừng
hôm nay ca tụng
lòng quảng
đại
của
một
bà góa đã dâng cho Chúa tất
cả
những
gì cần
thiết
cho cuộc
sống
mình. Vì thế
Đức
Ki tô nêu hành vi của
bà làm thí dụ
cho các môn đệ.
Sách 1 V
17,10-16:
Êlia là vị Tiên tri của
Ít-ra-ên bị
những
kẻ
Có quyền
hạ
thủ
vì ông dám lên tiếng
phê phán sự
bất
công và tội
thờ
bụt
thần
của
họ.
Ông đã tìm được
nơi
dung thân và được
tiếp
đón nơi
nhà một
bà góa nghèo
khó cùng cực. Bà chấp nhận
chia sẻ
với
vị
Tiên tri phần
lương
thực
ít oi cuối
cùng của
mình, chỉ
đủ
nuôi sống
bà và con trai bà một
thời
gian ngắn
trước
khi chết.
Món quà miễn
phí và hào phóng đó trở
nên nguồn
sức
sống
cho Êlia, và bà góa xứng
đáng được
chính Đức
Ki tô trưng
ra làm gương.
Thánh vịnh 145:
Trái với những
Vĩ
nhân trên trần
gian, Thiên Chúa là một
nơi
nương
náu đích thật.
Người
là Đấng
ban phát. Người
thưởng
công cho tất
cả
những
ai sống
theo sự
công chính. Người
tiếp
đón những
kẻ
cơ
bần
đói khổ
nhất.
Thư Hr 9, 24-28:
Mỗi năm
một
lần,
vị
Thượng
Tế
Do thái đi vào gian Cực
Thánh, tức
là nơi
Thánh của
Đền
thờ
tượng
trựng
cho sự
Hiện
diện
của
Thiên Chúa. Sau khi đã rảy
máu con vật
hi tế
cầu
ơn
tha tội,
ông trở
ra với
đám đông chờ
ông thanh tẩy.
Nhờ
hiến
ban sự
sống,
Chúa Giê su đã đi vào sự
sống
sung mãn của
Thiên Chúa. Ngài sẽ
trở
lại
để
mạc
khải
sự
hoàn tất
quyết
định
của
Tình yêu.
Tin mừng: Mc 12,38-44
NGỮ CẢNH
Hành vi quyền năng
của
Chúa Giê su trong đền
thờ
đã gây nên sự
thù hằn
nơi
các tư tế và giới
kinh sư
(11,18). Giờ đây Chúa Giê su đối
đầu
trực
tiếp
với
họ
trong một
loạt
các cuộc
tranh luận
giống
như
phân đoạn
đầu
sách tin mừng
(2,1-3,6).
Hai đoạn văn
(cc. 38-40 và 41-44) được
liên kết
bằng
từ:
“bà goá”. Cả
hai xảy
diễn
tại
Giêrusalem và
trong đền thờ.
Có thể đọc
đoạn
tin mừng
theo bố
cục
hai phần
như
sau: phần
đầu
nói về
thói giả
hình của
các kinh sư
(12.37b-40) và phần sau nói về đồng
tiền
quảng
đại
của
bà goá nghèo khổ
(41-44). Những
lời
quở
trách các kinh
sưđược trình bày theo thứ
tự
đi lên: từ
những
lối
ham chuộng
hư
danh (khoe khoang áo sống,
thích được
chào hỏi,
ngồi
chổ
nhất)
đến
việc
bóc lột
các bà goá, và thói đạo
đức
giả.
TÌM HIỂU
Trong lúc giảng dạy: nhắc
lại
cuộc
tranh luận
với
các kinh sư.
Bài giảng
nầy
không để
ý đến
trường
hợp
ngoại
lệ
của
người
kinh sư
ở
đoạn
12.28-34. Đây
là lời
lên án tổng
quát chống
lại
thói kiêu căng,
phô trương
và giả
hình của
cả
một
phe nhóm. Chủ
đề
nầy
được
triển
khai một
cách phong phú hơn
trong Mt 23,13-32 và Lc 11,45-52.
Xúng xính trong bộ áo thụng: áo thụng
nói ở
đây là loại
áo choàng các giáo sĩ
thường
mặc.
Áo đã dài, nhưng
các ngài lại
thích nối
dài thêm tua áo để
dễ
gây chú ý, và nhất
là để
tỏ
ra là kẻ
giữ
luật
mẫu
mực.
Đây
là một
thói xấu
trục
lợi
nhằm
khai thác uy tín tôn giáo để tìm kiếm vinh dự riêng cho cá nhân
mình.
Nuốt hết
tài sản
của
các bà goá: Lề
Luật
Mô sê không ưu
đãi các bà goá khi không cho họ quyền thừa
kế
tài sản
của
chồng
(x. Ds 27,9-11; 1V17,8-15; 2V4,1-7). Nhưng ở
đây, Chúa Giê su không lên án Lề Luật, mà lên án các lạm
dụng
mà các Ký lục
bày ra để
chiếm
dụng
tài sản
được
kí thác cho họ,
hoặc
lợi
dụng
lòng quảng
đại
của
các bà ấy
để
moi thêm tiền
của
cho mình. Khai thác tài sản
của
các bà goá, hạng
người
dễ
bị
tổn
thương
nhất
là một
tội
đặc
biệt
đáng ghê tởm
trước
mắt
các nhà làm
luật và các ngôn sứ thời CƯ
(Xh 22,21tt; Đnl
27,19; Is 1,23-10,2; Gr 7,6; 22,3; Tv 94,6). Trong khi đó, nâng đỡ
các quả
phụ
là việc
thiện
đứng
hàng đầu
(Đnl
10,18tt; Hc 35,14,28tt).
Làm bộ đọc
kinh cầu
nguyện
lâu giờ: Chúa
Giê su không quở trách các kí lục cầu
nguyện
công khai, hay cầu
nguyện
lâu giờ,
nhưng
là thói đạo
đức
giả,
đóng kịch,
biến
việc
tốt
lành ra xấu
vì ý đồ
khoe khoang của
họ.
Đây
là một
tội
mà Chúa Giê su không ngừng
lên án. Thói chuộng
hư
danh đã khiến
các ông biến
việc
đạo
đức
thành một
phương
tiện
đề
cao bản
thân và lừa
gạt
người
khác. Khi lòng ưa
chuộng
hư
danh đưa
đến
thói giả
đạo
đức,
và khi thói giả
đạo
đức
này che đậy
lòng tham lam muốn
chiếm
dụng
tài sản
của
các bà goá hay của
những
kẻ
cô thế
không được
bảo
vệ,
thì người
ta đã đi đến
tột
đỉnh
xấu
xa nhất
của
tội
lỗi.
Thùng tiền dâng cúng: đây là những
thùng tiền
dùng để
thâu nhận
các thứ
tiền
dâng cúng cho đền
thờ.
Chúa Giê su đã xua đuổi
những
kẻ
buôn bán ra khỏi
đền
thờ
(11.15), vì Ngài không chấp
nhận
việc
thương
mại
làm lợi
cho đền
thờ.
Nhưng
việc
dâng cúng quảng
đại
của
bà góa nghèo đã gợi
lên sự
thán phục
của
Ngài.
Bà goá nghèo khó: lời trách cứ
của
Chúa Giê su đối
với
các kinh sư
có nhắc
tới
hạng
bà góa như
là nạn
nhân bị
họ
bóc lột
(12,40). Có lẽ
vì thế
mà tác giả
Mác cô đã nối
kết
hai trình thuật
nầy
lại
với
nhau chăng?
Ở
mức
độ
sâu xa hơn
thì cử
chỉ
của
bà goá nầy
hoàn toàn trái ngược
lại
với
việc
làm của
các kinh sư.
Một
cử
chỉ
đơn
sơ
phát xuất
từ
tấm
lòng đạo
đức
bình dân được
Chúa Giê su biểu
dương
bởi
ý hướng
sâu xa của
bà. Ngài đã lôi kéo sự
chú ý của
các môn đệ
đến
một
thái độ
ít người
quan tâm đến. Và người ta có thể
so sánh bà với
bà góa thành Sarepta đã gặp
gỡ
tiên tri Êlia (1V17,7-16; x. Lc 4,25-26).
SỨ ĐIỆP
Bài tin mừng
hôm nay mời
gọi
chúng ta hành động
chống
lại
ước
muốn
“phô trương”
luôn cám dỗ
mọi
người.
Thời
Chúa Giê su các kinh sư
bị
phê phán vì thói đạo
đức
giả
của
họ:
họ
thích mặc
áo thụng
đi dạo
trước
tiền
đường
đền
thờ
cho người
ta chú ý, họ
khoe khoang kiến
thức
của
mình, được
học
lề
luật
Mô sê, được
nắm
quyền
chú giải
bản
văn
Kinh Thánh và rao giảng.
Nhưng
họ
lại
không thực
hành những
gì họ
dạy.
Họ
nói mà không làm. Chúa Giê su cũng quan sát những người
giàu dốc
cạn
những
bao tiền
vào trong hòm dâng cúng. Thỉnh thoảng các thầy
tư
tế
còn cho thổi
kèn nhằm
lôi kéo mọi
người
chú ý đến
họ.
Vì thế, lời
Chúa hôm nay rất
cương
quyết
và mạnh
mẽ.
Thật
ra đó là câu trả
lời
cho áp lực
mà Ngài phải
chịu
đựng
bấy
lâu nay. Ngài biết
rõ các kinh sư
ganh tị
với
uy tín của
Ngài. Sự
ganh tị
dẫn
đến
thù hằn
và phát sinh
trong lòng ý muốn giết hại
Ngài. Nhưng
dưới
mắt
Ngài, điều
tệ
hại
nhất
ở
chỗ
khác: “Họ
nuốt
tài sản
của
các bà góa”.
Họ lợi
dụng
chức
vụ
của
mình mà làm giàu trên xương
máu của
người
nghèo. Họ
làm bộ
cầu
nguyện
lâu giờ
nhưng
lời
cầu
nguyện
của
họ
thật giả
dối
vì nó không đưa
họ
đến
gần
Thiên Chúa, và như
thế,
họ
tự
loại
mình ra khỏi
ơn
Cứu
độ
mà Chúa Giê su đã mang đến
cho thế
gian.
Chúng ta có thể dừng
lại
để
xét mình xem chúng ta có bị chiều theo cơn
cám dỗ
khoe khoang ấy
không, nhiều
khi ẩn
khuất
trong tiềm
thức
mà chúng ta không để
ý. Một
thực
tế
mà ai cũng
thấy
là thời
nào cũng
có những
kẻ
giả
hình. Quá lo lắng
cho hình thức
bề
ngoài sẽ
không còn thời
giờ
để
quan tâm đến
lòng đạo
đức
đích thực
bên trong. Thế
giới
ngày nay lại
chuộng
sự
nổi
tiếng.
Người
ta muốn
xuất
hiện
khác hơn
cái họ
là. Có những
lời
khen tặng
giả
dối
bởi
vì nó không phản
ảnh
đúng những
gì chúng ta nghĩ.
Nhưng sự
giả
hình đáng ghét nhất
không phải
là khoác chiếc
áo để
nổi
tiếng
hay hay để
phô trương.
Điều
mà Chúa Giê su tố
cáo, đó là những
lời
nói không đi đôi với
việc
mình làm. Khuyên bảo
người
khác thì luôn luôn dễ,
nhưng
nếu
chúng ta không làm gương
tốt
thì đó lại
là một
phản
chứng.
Người
ta thích nói đến
những
việc
tốt
nhưng
không bao giờ
thực
hiện,
còn những
hành động
xấu
thì lại
làm nhưng
không nói ra.
Vì thế, Chúa Giê su đưa
ra một
thí dụ
từ
sinh hoạt
Ngài quan sát được
trong khuôn viên đền
thờ,
ngay trước
mặt
hòm tiền
dâng cúng. Trong đám đông khác hành hương lũ
lượt
tiến
vào đền
thờ,
một
bà góa nghèo đi đến
hòm tiền.
Bà bỏ vào đó
hai đồng xu nhỏ, nhưng
đó là tất
cả
những
gì bà có để
sống.
Chúng ta không biết
gì về
cuộc
đời
bà góa nầy,
niềm
vui cũng
như
nỗi
buồn,
cả
những
khó khăn
bà đã vượt
thắng.
Vào thời
đó, các bà góa được
xếp
vào hàng những
người
nghèo nhất.
Không có tiền
trợ
cấp
và nhà ở.
Thường
thì họ
phải
đi ăn
xin. Sự
khác biệt
chính yếu
giữa
hai đồng
xu ten của
bà góa và lễ
vật
của
những
người
khác không phải
là giá trị
bao nhiêu nhưng
là ý nghĩa
của
việc
dâng hiến.
Dù nghèo xơ
xác, nhưng
bà quảng
đại
dâng cho Thiên
Chúa tất cả những
gì cần
để
sống.
Khi thánh Mác cô viết tin mừng,
đền
thờ
không còn hiện
hữu
nữa,
vì đã bị
người
La mã tàn phá. Nhưng
qua câu chuyện
nầy,
thánh nhân muốn
nhắc
chúng ta lời
dạy
của
Chúa Giê su là đừng
bao giờ
dựa
hình thức
diện
mạo
bên ngoài mà
phán đoán anh em mình. Khi làm điều thiện,
đừng
phô trương,
vì Cha anh em trên trời
nhìn thấy
điều
bí nhiệm,
và như
thế
là đủ
rồi.
Lời tin mừng
hôm nay cũng
mời
gọi
chúng ta. Con người
thời
nào cũng
thích phô trương,
nhưng
thời
nay sự
phô trương
trở
thành chuẩn
mực
do lường
cuộc
sống.
Ai khoe khoang nhiều,
người
ấy
có nhiều
cơ
may thành công. Những
gì người
ta làm đều
muốn
cho mọi
người
biết.
Bà góa trong tin mừng
giống
với
những
người
đơn
sơ
mà chúng ta sống
gần
nhưng
không thấy.
Họ
không ồn
ào, nhưng dấn
thân một
cách kín đáo. Cách sống
ấy
dạy
chúng ta đừng
để
mình bị
lôi kéo chay theo khuynh hướng phô trương và quí chuộng
những
hành vi phục
vụ
đơn
sơ,
giúp đỡ
và đồng
hành. Điều
quan trọng
nhất
không phải
là cho những
gì chúng ta có mà là những
gì chúng ta
là.
Để hiểu
điều
đó, chúng ta phải
nhìn lên thập
giá Đức
Ki tô. Thập
giá chỉ
cho chúng ta thấy
Ngài đang hiến
dâng cuộc
sống
mình cho thế
gian. “Không
có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng
mìnhvì bạn
hữu”. Cuộc
sống
của
Ngài là quà tặng
tuyệt hảo
dâng lên
Thiên Chúa Cha. Ngày hôm nay, Ngài được nhận
ra trong người
đàn bà khiêm nhu vô danh nhưng được lịch
sử
ngàn đời
ghi nhớ.
Bài tin mừng hôm nay mời
gọi
chúng ta tập
sống
dưới
cái nhìn của
Thiên Chúa chứ
không phải
dưới
cái nhìn của
con người.
Nó cũng
mời gọi
chúng ta đừng
đo lường
giá trị
của
người
đời
theo cái diện
mạo
của
họ.
Chính Ngài được
nhận
diện
trong những
người
không nổi
tiếng
dưới
mắt
xã hội.
Ngài mời
gọi
chúng ta hãy xem xét lại
cuộc
sống
dâng hiến
của
chúng ta: điều
tiên quyết
không phải
là số
lượng
những
gì chúng ta cho mà là sự
từ
bỏ
thật
sự
những
gì mà chúng ta gắn
bó nhất.
Khi cho, thỉnh
thoảng
người
ta có cảm
giác mất,
đánh mất
mình, nhưng
cho chính là đạt
được
cuộc
sống
trường
sinh.
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Bài đọc
một
có nội dung ra sao?
THƯA:
Bài đọc một trích từSách Các Vua quyển
thứ
nhất,
kể
lại
câu truyện
bà góa ở Xa-rép-ta nghèo khổ
sống
giữa
cơn
đói kém, đang hết
sức
lo lắng
không biết
ngày mai mình sẽ
ăn
gì và uống
gì để
sống,
nhưng
đã quảng
đại
dành cho tiên tri Êlia tất
cả
lương
thực còn lại
của
mình. Nhờ
hành vi ấy,
bà và con bà đã được
cứu
sống
nhờ
phép lạ
kỳ
diệu
mà Thiên Chúa đã thực
hiện:
làm cho hũ
bột
không vơi,
bình dầu
không cạn.
2. HỎI: Bối
cảnh
lịch
sử
bài đọc một như
thế nào?
THƯA:
Chúng ta đang
ở vào thế
kỉ
thứ
9 tr. CN, dưới
triều
vua Akháp và hoàng hậu
I-da-vên. Bà nầy
không phải
là người
Ít ra ên, nhưng
là người
ngoại, con gái vua Si-đôn. Khi
cưới bà nầy,
vua Akháp muốn
tạo
liên minh chính trị,
nhưng
lại
là bước
đầu
tiên dẫn
đến
lạc
giáo.
3. HỎI: Tại
sao?
THƯA:
Bà hoàng ấy
đã du nhập
vào Ít ra ên các thói quen, phong tục, tượng
thần,
tư
tế
ngoại
giáo. Từ
nay, ở
cung điện
nhà vua có đến
bốn
trăm
thầy
tư
tế
thường
xuyên ra vào như
nhà mình. Thậm
chí bà còn tuyên bố
rằng
Ba-an mới
chính là thần
linh đích thật
đem lại
mưa
gió thuận
hòa làm cho mùa màng được
tốt
đẹp.
Trước
tình trạng
ấy,
nhà Vua lại
quá bạc
nhược
để
cho đám người
nầy
lộng
hành như
chốn
không người.
4. HỎI: Tiên tri Êlia phản
ứng
như thế nào?
THƯA:
Tiên tri và các tín hữu coi đó như là một
tội
nặng
nề,
vì giới răn
thứ
nhất
dạy:
‘Ngươi
không có thần
nào khác ngoài ta!’. Và đi ngược lại Giao ước
giữa
Thiên Chúa và Mô sê: ‘Chỉ
có Thiên Chúa là Chúa, còn tất cả các thần
khác là hư
không!’
5. HỎI: Tiên tri đã làm gì để
chứng minh niềm tin ấy?
THƯA:
Bấy
giờ
cả
nước
Ít ra ênbị
một
cơn hạn
hán lớn
chưa
từng
có. Tiên tri Ê
lia nắm lấy cơ
hội
và thách thức
các tư
tế
Ba an bằng
cách tuyên bố
rằng
thần
Ba an không hiện
hữu
mà chỉ
có Thiên Chúa mới
là thần
linh đích thật
và tất
cả
mọi
sự
như
nắng
mưa
đều do tay Ngài tạo
nên. Còn thần
Ba-an chỉ
là thứ
người
ta tưởng
tượng
ra.
6. HỎI: Thiên Chúa đã truyền
lệnh
cho Êlia như thế
nào?
THƯA:
Trước
hết
Chúa truyền
cho ông đi lánh vào khe Kê rít gần một
con suối
và cho một
con quạ
hằng
ngày bay đến
nuôi sống
ông. Sau đó, vì hạn
hán kéo dài,
nên Ngài truyền cho ông bỏ đó mà đi đến
Sa-rép-ta ở
Si đon, ông sẽ
được
một
bà góa nuôi dưỡng.
7.HỎI: Ê lia đã sống
sót như thế nào?
THƯA:
Thế
là Elia đi ăn
xin và gặp
bà góa Sa-rép-ta.
Ông truyền cho bà đừng sợ
chết
đói, nhưng
hãy làm theo những
gì ông nói.
Trước hết nướng bánh và đem cho
ông rồi
hãy làm bánh cho bà con bà ăn. Thiên Chúa sẽ ban thưởng
cho bà bằng
cách làm cho
hủ bột
của
nhà bà sẽ
không cạn, bình dầu
sẽ
không vơi
cho tới
khi Ngài cho mưa
xuống.
8. HỎI: Đâu
là thử thách đối với
bà góa?
THƯA:Thử
thách đối
với
bà góa là phải
tin vào lời
tiên tri mà làm đúng những
gì ông yêu cầu
là làm bánh cho ông trước
khi lo cho con trai của
bà. Vì lời
tiên tri chính là lời
của
Thiên Chúa.
9. HỎI: Bà góa có thực
hiện theo yêu cầu của
vị
tiên tri không?
THƯA:
Dù bị
thử
thách ghê gớm,
bà góa vẫn
thực
hiện
đúng theo yêu cầucủa
vị
tiên tri. Lòng tin của
bà đã được
Thiên Chúa ban thưởng
xứng
đáng: hủ
bột
của
nhà không cạn,
bình dầu
không vơi
cho đến
khi hết
cơn
hạn
hán.
10. HỎI: Bài học
lớn
trong bài đọc một
là gì?
THƯA:
Bài học
lớn
dành cho dân Ít ra ên là: trong khi dân bỏ Thiên Chúa của
mình đi vào con đường
thờ
bụt
thần
và bị
chết
đói thì người
ngoại
đã được
hưởng
ơn
lộc
dư
đầy
của
Ngài, bởi
vì họ
tin vào lời
Ngài. Thiên
Chúa luôn quan tâm chăm sóc và không bao giờ bỏ
rơi
những
ai tin tưởng
nơi
Ngài.
11. HỎI: Bài đọc
một
nối
kết
với
bài tin mừng như
thế nào?
THƯA:
Bà góa
Sa-rép-ta là tổ tiên đích thực của
bà góa trong đền
thờ.
Đức
Giê su đã làm nổi
bật
sự
tương
phả
giữa
lòng quảng
đại
đầy
tin tưởng
của
bà góa và những
hành vi khoe khoang trống
rỗng
của
bọn
nhà giàu. Nghèo khó và tin tưởng luôn đi đôi với nhau: ‘Phúc cho
ai có tinh thần
nghèo khó’.
12. HỎI: Ngữ
cảnh
bài tin mừng như
thế nào?
THƯA:
Bài tin mừng
nằm
trong phần
giáo huấn
của
Đức
Giê su tại
Giê-ru-sa-lem
(11-13). Sau khi dạy giới răn
yêu thương
đứng
hàng đầu
trong các giới
răn
(12,28-34), Đức
Giê su cho biết
Đấng
Ki tô là Con và là Chúa của
Vua Đa
vít (35-37). Sau đó Đức
Giê su lên án thói khoe khoang của các Kinh sự
(38-40) và ngưỡng
mộ
trước
tấm
lòng quảng
đại
của
một
bà góa nghèo khó (41-44).
13. HỎI: Các kinh sư
mà chúng ta nghe nói đến thường
xuyên trong sách Tin Mừng là ai?
THƯA: Từ
thời
rất
xa xưa,
các kinh sư
là thầy
kí lục
và quan cai trị
của
nhà vua. Trong Cựu
Ước,
Ezra được
coi là mẫu
mực
của
tất
cả
kinh sư.
Ông lo việc
giảng
dạy
lề
luật
trong xứ
Giu đê và “đặt
các thẩm
phán, các quan toà để
xử
kiện
cho toàn dân” (Er 7,6.10.25).
Chức năng
chính yếu
của
kinh sư
là nghiên cứu
và giải
thích Lề
luật,
huấn
giáo miễn
phí trong các trường
học
và hội
đường
Do Thái. Ngoài ra, họ
còn làm chuyên gia pháp luật trong lãnh vực tư
pháp, một
vài vị
nổi
tiếng
còn có chân trong Hội
đồng
Cộng
Tọa.
Nhờ
thế
mà vào thời
Chúa Giê su, các Kinh sư
Pha-ri-sêu đã có một
ảnh
hưởng
rất
lớn
trong dân.
14. HỎI: Tại
sao, Chúa Giêsu chống lại
các kinh sư??
THƯA: Chúa Giêsu không chống
đối
tất
cả
kinh sư.
Trong sách tin mừng,
chúng ta đã thấy
cũng
có những
kinh sư
chân chính, những
người
tìm kiếm
sự
thật,
tâm hồn
chân thành đi theo đường
lối
của
các tiên tri. Các Kinh sư
bị
chỉ
trích ở
đây, là những
người
đạo
đức
giả,
thích phô trương
trước
mặt
công chúng, đặc
biệt
là trong môi trường
tôn giáo.
15. HỎI: Chúa Giê su trách các kinh sư về những
điều gì?
THƯA: Chúa Giê su chỉ
trích thói đạo
đức
giả
của
các kinh sư.
Đó
là thói xấu
thích khoe khoang trong những bộ áo thụng,
thích được
chào hỏi
ở
chốn công cộng,
thích chiếm
chỗ
nhất
trong hội
đường,
là hàng ghế
danh dự, quay
lưng với
hòm đựng
sách Luật
và đối
diện
trước
công chúng, và thích ngồi
cỗ
nhất
trong đám tiệc.
16. HỎI: Tại
sao, Chúa Giêsu nhấn mạnh
đến
chi tiết “xúng xính trong bộ áo thụng”?
THƯA: Tất
nhiên vào thời
đó y phục
thông thường
là bộ
áo thụng.
Tuy nhiên,
chiếc áo thụng mà Chúa Giêsu chỉ
trích, trong bối
cảnh
này, có thể
là loại
y phục
mặc
vào chỉ
để
phô trương
thanh thế
và khiến
mọi
người
chú ý đến
mình nơi
công chúng.
17. HỎI: Chúa Giêsu có ý gì khi nói rằng các kinh sư nuốt
gia tài các bà góa?
THƯA:
Tất nhiên thuật
ngữ
“nuốt”
không nên hiểu
theo nghĩa
đen. Các Kinh sư
ngoài chuyên môn về
Lề
luật,
còn hoạt
động
trong vai trò cố
vấn
về
tư
pháp, nên thường
có thêm chức
năng
quản
trị
tài sản
các bà góa, cơ
hội
thuận
tiện
cho các kinh sư
trục
lợi
làm giàu cho
bản thân mình. Trong Kinh Thánh, ức hiếp,
bóc lột
các bà góa nghèo khổ
là một
điều
nghiêm cấm
(Xh 22,21; Gr 7,6).
18. HỎI: Tại
sao Chúa Giê su phê bình lối đọc
kinh lâu giờ của
các kinh sư?
THƯA:
Chúa Giê su
phê bình cách đọc kinh của các kinh sư
vì lời
kinh của
họ
không giúp họ
cầu
nguyện,
mà chỉ
nhằm
làm tiền
các bà góa. Cầu
nguyện
như
thế
là giả
hình và không đưa
họ
đến
gần
Thiên Chúa.
19. HỎI: Đồng
tiền bà góa dâng cúng có giá trị như
thế nào??
THƯA: Đồng
tiền
kẽm
(lepton) là đồng
tiền
mệnh
giá nhỏ
nhất
lưu
hành vào thời
đó. Hai đồng
kẽm tương
đương
với
một
quadrantes, 1/4as.
Một as bằng
1/6 quan. Một
quan là tiền
lương
một
người
lao động
đi làm trong vườn
nho, như
được
kể
lại
trong Mát thêu 20,1 16
(theo thời giá 2015: 120.000/24 = 5000 đồng vn).
20. HỎI: Tình cảnh
nghèo của bà góa như
thế nào?
THƯA:
Tác giả
Mác cô mô tả
bà góa nấyrất
nghèo. Ba lần
ngài nhấn
mạnh
đến
cái nghèo của
bà, và dùng một
tính từ
trong tiếng Hy Lạp
(= ptokhe) không
những nói đến
một
đời
sống
kinh tế
eo hẹp,
mà còn chỉ
một
tình trạng
nghèo đói gần
như
một
người
ăn
xin.
21. HỎI: Lời
tuyên bố, trong đó Chúa Giêsu đánh giá
về
tâm hồn của bà góa tiết
lộ
điều gì?
THƯA: Nó cho chúng ta thấy
tri thức
thần
linh của
Chúa Giêsu, Ngài có khả
năng
đọc
những
bí mật
trong “tâm hồn”
con người.
Qua đó, Ngài cho thấy
Ngài chính là Thiên Chúa, đấng thấu suốt
lòng dạ
con người
(Xh 2,23; x. Tv 7,10;17,10), và không bị đánh lừa
bởi
dáng vẻ
bên ngoài.
22. HỎI: Bài học
từ
hai bà góa nầy như
thế nào ?
THƯA:
Cũng
như
bà góa
Sarépta đã đem hết thực phẩm
còn lại
trong nhà mình cứu
giúp tiên tri Ê lia, bà góa Giêrusalem đã dâng cho Thiên Chúa những
đồng
xu cuối
cùng. Bằng
cách sẵn
sàng chấp
nhận
nguy hiểm
cho bản
thân, hai bà góa nầy
đã cho thấy
lòng tin tưởng
phó thác tuyệt
đối
nơi
lòng nhân từ
của
Thiên Chúa.
23. HỎI: Nội
dung bài đọc hai (Hr 9,24-28) như
thế nào?
THƯA:
Thánh Phao-lô
nói về Đức Giê-su Ki-tô là Vị
Thượng
Tế
siêu phàm của
chúng ta. Ngài
đã hiến dâng cả mạng
sống
mình để
cứu
loài người
khỏi
tội
lỗi
và đưa
chúng ta về
với
Thiên Chúa bằng
giá máu châu báu Người
đã đổ
ra trên Thập
Giá.
24. HỎI: Sống
sứ
điệp Lời Chúa như
thế nào?
THƯA:
1.Giá trị
của
lễ
dâng không tùy thuộc
vào số
lượng
ÍT hay NHIỀU
mà tùy thuộc
vàoTÍNH CHẤT
CẦN
THIẾT
của
lễ
dâng ấy
đối
với
đời
sống
của người
tiến
dâng: Càng hiến
dâng cho Thiên Chúa và tha nhân những gì cần
thiết
cho cuộc
sống
của
mình thì sự
hiến
dâng ấy
càng có giá trị
trước
mặt
Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa đã ban tặng
cho tôi những
ân huệ
cao quý là ơn
Đức
Tin và Kho Tàng Mầu
Nhiệm
của Người;Chúa
Giê-su đã hiến
cả
mạng
sống
mình cho tôi, vậy
tôi đã đáp lại như thế
nào? Tôi đã quảng
đại
cho đi hay khư
khư
giữ
chặt
những
gì mình có?