Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần I Thường Niên Năm C
Sức Mạnh Siêu
Phàm
Lời Chúa: Mc 1, 21 -
28
(29) Vừa ra khỏi hội đường Caphácnaum, Ðức Giêsu đi đến nhà hai
ông Simon và Anrê. Có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. (30)
Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói
cho Người biết tình trạng của bà. (31) Người lại gần, cầm lấy tay bà
mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
(32) Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và
những ai bị quỷ ám đến cho Người. (33) Cả thành xúm lại trước cửa. (34)
Ðức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng
không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
(35) Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi
hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (36) Ông Simon và các bạn kéo nhau đi
tìm. (37) Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy
đấy!" (38) Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác,
đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt
để làm việc đó." (39) Rồi Người đi khắp miền Galilê, rao giảng
trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
Suy Niệm
Hoàng
đế César Augustô của đế quốc La Mã là người đã biến La Mã gạch ngói thành một
La Mã nguy nga tráng lệ, với những tòa nhà cẩm thạch đẹp lộng lẫy.
Nhưng
trong triều đại của César Augustô, một biến cô' đã thay đổi cục diện của thế giới
và lịch sử nhân loại, mà ông không hề biết, không hề nghĩ tới.
Ông
làm sao có thể biết được trẻ Giêsu chào đời trong một tỉnh lẻ xa xôi, sẽ biến
La Mã cẩm thạch của ông thành những vương cung thánh đường vĩ đại nhất.
Ông
cũng không ngờ trẻ Giêsu ấy lại có một sức mạnh siêu phàm đảo lộn mọi giá trị
hiện có, và thiết lập một bậc thang giá trị hoàn toàn mới mẻ.
Sức mạnh siêu phàm ấy hôm nay đã bắt đầu xuất
hiện. Đức Giêsu giải thích Thánh Kinh trong hội đường khiến cho nhiều người phải
kinh ngạc, vì “Ngài giảng dạy người ta như Đâng có uy quyền chứ không như các
Luật sĩ”.
Có uy quyền vì Ngài dùng quyền mình mà giảng
dạy chứ không lệ thuộc vào thế giá của người khác. Quyền này được chứng tỏ khi
Ngài sửa sai các tập tục tiền nhân: “Người đã dạy rằng... Phần Ta, Ta bảo
các ngươi”.
Khác
với các Luật
sĩ, họ chỉ đọc và giải thích Kinh Thánh, mà không dám
thêm một ý tưởng mới. Họ gò bó con người vào lề luật hơn
là dùng luật để giải thoát; họ làm con người trở nên nô lệ hơn
là làm cho con người được thăng tiến.
Lời Ngài là một “Giáo lý mới mẻ”. Cái mới mẻ
đó làm cho người ta tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Cái mới mẻ đó làm cho danh
tiếng Ngài lan tràn khắp vùng lân cận Galilê.
Lời Ngài là: “Lệnh truyền cho cả các thần ô
uế và chúng phải vâng theo”. Chính thái độ tuân phục của ma quỉ trước uy quyền
của Đức Giêsu, đã nói lên thời cứu độ đã tới.
Là tín hữu Kitô, chúng ta cần học hỏi, suy
niệm và sống Lời Chúa, để khám phá ra sự mới mẻ của Lời Ngài, đồng thời nhận ra
quyền năng Chúa tỏ bày trong vũ trụ.
Theo G. Courtois đã khẳng định: “Nếu chúng
ta khiêm nhu sống Lời Chúa trong môi trường của mỗi người, chúng
ta sẽ âm thầm trở nên ‘muối men’ cho toàn thể nhân loại, vì ‘ánh sáng’ của những
người sống Lời Chúa chiếu tỏ xa hơn người ta tưởng rất nhiều”.
Jacques Delarue cũng có viết: “Mọi phần tử
trong Giáo Hội phải sống Lời Chúa và yêu mến với cùng một tình yêu của Đức
Giêsu, chính vì thế mà trong thánh lễ là họ đi gặp gỡ Chúa trong Lời của Ngài
và trong Thánh Thể trước khi ra về, họ nghe đọc: “Hãy ra đi bình an”. Hãy ra
đi, đừng ỡ lại. Chúng ta được sai đi đến cho mọi loài thọ tạo.
Như vậy, sống Lời Chúa là đắm mình vào
trong dòng nước tình yêu của Chúa, là soi mình vào tấm gương Giêsu để tìm ra
cho mình một phong cách đẹp nhất, vì: “Lời Chúa là đèn soi cho con bước. Là ánh
sáng chỉ đường cho con đi”.
Các bạn thân mến,
Qua Kinh Thánh, Chúa vẫn giảng dạy cho
chúng ta; qua Bí tích Giải tội, Chúa vẫn trừ quỷ cho chúng ta; qua Bí tích
Thánh Thể, Chúa vẫn sông trong chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết sử dụng
những phương tiện Chúa ban để nên giống Chúa hơn và làm sáng danh Chúa nhiều
hơn.
Lm. Peter Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB