Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần V Mùa Chay
Mỗi lần nghe
Chúa nói, tôi cứ hay suy tính theo kiểu người phàm
LỜI CHÚA : Ga 8, 12-20
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với
những người biệt phái rằng: "Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không
đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống".
Những người biệt phái nói: "Ông tự làm chứng cho mình, nên
chứng của ông không xác thực".
Chúa Giêsu trả lời: "Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, thì chứng
của Ta cũng xác thực, vì Ta biết rõ Ta từ đâu tới và đi về đâu. Còn các ông,
các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu. Các ông đoán xét
theo xác thịt; còn Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, thì sự
đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi vì không phải chỉ có mình Ta, nhưng còn có
Cha Ta là Ðấng đã sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai
người thì xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Ðấng đã sai Ta, là Chúa Cha, cũng
làm chứng cho Ta nữa".
Họ nói: "Cha của ông đâu?" Chúa Giêsu trả lời: "Các
ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta thì cũng sẽ biết
Cha Ta".
Chúa Giêsu nói những lời trên gần nơi để Kho Tiền, khi Người giảng
dạy trong đền thờ. Thế mà không ai bắt Người, vì chưa đến giờ Người.
SUY NIỆM
Người Do
Thái đòi bằng chứng
“tôi có làm
chứng cho chính mình đi nữa , thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật,
vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu.
Các ông xét đoán theo kiểu người phàm…
Tôi làm chứng cho chính mình và Chúa Cha đấng đã
sai tôi cũng làm chứng về tôi…
Cha ông ở đâu ?
Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi…”
Những người
chất vấn Đức Giêsu, họ là ai?
Tại sao lại
không nhận biết Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai ?
Vì các ông
xét đoán theo kiểu người phàm!
Thật đáng tiếc,
Bởi lẽ, dọc
suốt lịch sử của dân tộc được gọi là dân riêng của Chúa :
Nhiều lần,
nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông qua các ngôn sứ;
Nhưng nay
Người phán dạy qua Thánh Tử (Hr 1,1)
thì họ lại
không nhận ra.
Chung qui
cũng tại thói quen xét đoán theo kiểu người phàm.
Và rất có thể
họ cũng nghĩ về “Thiên Chúa của cha ông” theo kiểu người phàm.
Trong truyền
thống của dân ta, khi những lề thói còn nguyên vẹn,
Thói quen mỗi
khi thức giấc ngước mặt nhìn trời,
Biết “ông Trời
có mắt”, và có thể cất lên lời nguyện cầu tin tưởng : “lạy Trời mưa xuống…”
Khi nhìn bầy
con đông vui cửa nhà vẫn không chút lo lắng vì biết rằng “Trời sinh, Trời dưỡng”.
Lắng nghe tiếng
lương tâm rồi quay nhìn chung quanh,
Lớn bé bảo
nhau sống hiền lương vì “Lưới Trời lồng lông”,
cái lưới Trời
ôm trọn nhân gian,
bao bọc, che
chở từng người,
dẫn dắt dân
ta qua bao đời,
làm nên lịch
sử của một dân tộc kiên cường, kỷ cương, luôn trọng chữ hiếu :
trong nhà
con cái quấn quít bên mẹ cha,
trên bàn thờ
tổ tiên, âm dương cách biệt mà vẫn gần gũi,
người khuất
như “lá rụng về cội”, phù hộ độ trì cho con cháu
giữa dân nước
là hai chữ “đồng bào”
mắt ngước
nhìn trời với con tim hiếu kính,
Hình thành một
tâm thức Việt : hiền lành, chan hòa, bao dung, thủy chung, tận tụy, trong sáng.
Trong tất cả
và trên tất cả, mối dây liên kết mọi người với nhau là “tâm hồn cao thượng”.
Nhờ vậy, khi
lời Chúa lan tràn tới giải đất chữ S này,
Rất đông người
đón nhận và tin theo.
Thế nhưng, cha ông là thế,
còn con cháu hôm nay thì sao?
Nếu đã nhiễm thói quen xét
đoán theo kiểu người phàm,
Thì tính thế tục hay thói
đời sẽ mặc sức buông tiếng cười ngạo nghễ thách thức mọi người.
Nó sẽ ngày đêm gặm nhấm
lương tri của những ai chạy theo của cải vật chất.
phá tung bức tường rào
truyền thống cùng với kỷ cương của cha ông.
May mắn vẫn còn có những
người dám nói đến hai chữ quảng đại,
Còn những tâm hồn cao thượng,
những khuôn mặt thánh hiền
vẫn được kính nể và quí mến thì hiếm gặp lắm.
Phải chăng
Thiên Chúa đã trở thành xa lạ :
Người Do
Thái lên tiếng hỏi : “Cha ông ở đâu”
Dân tôi hôm
nay hỏi nhau : “Ông Trời ở đâu”,
“Ông Trời có
mắt” mà sao cứ để dân tôi cắm đầu cắm cổ trong tham lam ích kỷ.
Quay lưng lại
với cha ông.
Lời Chúa hôm
nay đòi hoán cải, chay tịnh
“Chay tịnh nghĩa là học cách thay đổi thái độ của
chúng ta đối với người khác và với mọi thụ tạo:
từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để
thỏa mãn lòng tham
đến chỗ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu, vốn có
thể lấp đầy con tim trống rỗng của chúng ta.
Cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ tôn thờ ngẫu tượng và
thói tự mãn,
đồng thời nhìn nhận rằng chúng ta cần đến Chúa
và lòng thương xót của Ngài.
Làm việc bác ái giúp chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc
tích trữ mọi thứ cho bản thân mình với ảo tưởng có thể bảo đảm một tương lai
vốn chẳng thuộc về chúng ta”.
(trích sứ điệp mùa chay 2019 của ĐTC Phanxicô)
Chay tịnh – cầu nguyện – làm việc bác ái chính là tiếng gọi của
mùa chay thánh
MM Tân, SJ.