Suy
Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXV Thường Niên
GƯƠNG SÁNG
Lời
Chúa: Lc 8,16-18
16
Khi ấy, Đức Giêsu nói với đám đông dân chúng rằng: “Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy
hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì
nhìn thấy ánh sáng. 17 Vì chẳng có gì
bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại
không biết và không bị đưa ra ánh sáng. 18
Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai
không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất”.
Suy
niệm
Người ta thường ví “Lời
nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Thông thường, người ta
dễ bị thu hút vì những lời nói hay, nhưng để thu phục lòng người thì lời nói ấy
cần phải được minh chứng bằng những hành động cụ thể.
Trình thuật Tin Mừng
hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ hãy chú ý đến cách thức tiếp nhận Lời
Chúa và truyền bá lời ấy sao cho có hiệu quả. Để diễn tả thái độ tiếp nhận lời
Chúa, Người đã dùng hình ảnh quen thuộc đó là việc thắp sáng một ngọn đèn. Có hai
thái độ tiếp nhận: người thứ nhất là đi chia sẻ, làm lan tỏa ánh sáng cho mọi
người, còn người thứ hai thì dùng một vật khác để che dấu ánh sáng không cho mọi
người nhìn thấy. Hai trường hợp hành động trái ngược nhau và kết quả sinh ra
cũng trái ngược. Người thứ nhất thì được cho thêm dư đầy, còn
Trong một lớp học, có cô học trò mỗi
lần đến lớp đều mang theo rất nhiều hoa ngọc lan tặng cho bạn bè, vì thế cứ đến
giờ học là hương thơm ngào ngạt tỏa ra khắp phòng. Có người thắc mắc hỏi cô bé:
- Ở đâu em có nhiều hoa ngọc lan như vậy? Mỗi lần hái chẳng phiền phức lắm sao?
Cô học trò cười đáp: - Có phiền phức em
cũng vui. Vì mỗi năm cứ đến mùa này, cây ngọc lan nhà em nở đầy hoa, bạn bè đến
thăm ai cũng ca ngợi hương thơm ngào ngạt dễ chịu. Nhưng em ở đó suốt ngày nên
cảm thấy bình thường. Bà nội em thường bảo: những đóa ngọc lan rồi cũng sẽ
rụng, tại sao chúng ta không hái trao tặng bạn bè để hương thơm trong vườn nhà
mình lan tỏa đến mọi người. Thế là từ đó, cả nhà em đều làm như lời bà đề nghị,
điều đó khiến em kết giao được với nhiều bạn bè, và cây ngọc lan càng nở xum
xuê hơn lúc trước.
Cô học trò hái những đóa ngọc lan trao
tặng bạn bè là một việc làm thật ý nghĩa. Đó không chỉ là trao tặng một bông
hoa, nhưng là chia sẻ để niềm vui nho nhỏ để hương thơm tỏa ra mọi ngóc ngách
trong lớp học. Chia sẻ để ngọn lửa trong nhà chúng ta sưởi ấm những trái tim
lạnh giá, để ngọn đèn trước thềm nhà ta chiếu sáng đường đi cho người về khuya,
để nụ cười của ta rạng rỡ trên gương mặt người khác.
Trao tặng niềm vui, chúng ta sẽ gặp
hạnh phúc. Một khi quan tâm giúp đỡ người khác, chúng ta cảm thấy tâm hồn rộng
mở và sẽ nhận lại nhiều niềm vui. Chia sẻ không bao giờ làm chúng ta nghèo đi,
nhưng làm cho cuộc sống nên tròn đầy, viên mãn. Nếu mỗi người biết chia sẻ cho
nhau những gì mình có thì cuộc sống sẽ trở nên dồi dào phong phú.
Trong đời sống thiêng liêng,
chính Chúa Giêsu đã dạy “Anh em hãy cho
thì sẽ được Thiên Chúa cho lại; Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn,
đã lắc và đầy tràn đổ vào vạt áo anh em” (Lc 6, 38). Chia sẻ cho tha nhân,
chúng ta càng trở nên giống Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu, Người không
làm gì khác hơn là yêu thương và trao tặng chính bản thân mình. Từng hơi thở, từng nhịp đập trong trái tim ta đều
đang hòa chung nhịp đập với Thiên Chúa.
Khi trao tặng, không phải chúng ta cho
của riêng mình, nhưng là trao cho người khác những gì thuộc về Thiên Chúa.
Không ai là người nghèo đến nỗi không có gì để cho. Người giàu cho sự quan tâm
giúp đỡ, người nghèo cho sự cảm thông. Một người tàn tật ốm đau cũng có thể mời gọi
chúng ta bày tỏ lòng
cảm thông và
nâng đỡ. Một kẻ thù cũng có thể cho chúng ta cơ hội thể hiện lòng bao
dung quảng đại tha thứ. Bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta
một điều gì đó. Vấn đề là chúng ta có nhận ra và có mở lòng đón
nhận những món quà đó hay không.
Một
giai thoạt kể rằng, đang lúc thánh Giêrônimô cầu nguyện, Chúa Giêsu hiện ra hỏi: Này Giêrônimô,
con có gì làm quà cho Ta không? Thánh nhân đáp: - Lạy Chúa, con xin dâng Chúa
trái tim của con. Chúa hỏi tiếp: - Nhưng còn gì khác nữa không? Thánh nhân
thưa: - Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có. Chúa lại hỏi thêm:
- Con còn điều gì khác nữa không? Thánh nhân khẩn khoản thưa: - Con có điều gì
khác để dâng Chúa nữa đâu? Chúa liền bảo: - Này Giêrônimô, hãy dâng cho Ta tất
cả tội lỗi của con. Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại: - Ôi, lạy Chúa, làm sao con
dâng cho Chúa tội lỗi của con được. Chúa đáp: - Được chứ! Ta muốn con dâng tội
lỗi của con để Ta tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi. Nghe thế, thánh
nhân bật khóc vì sung sướng. Ôi Thiên Chúa nhân lành vô cùng, Ngài chẳng muốn
gì hơn là được thỏa mãn lòng nhân từ yêu thương của Ngài bằng việc tha thứ cho
con người.
Ví như ánh sáng phải được chiếu tỏa ra
xung quanh, người Kitô hữu có bổn phận tiếp nhận lời Chúa và làm cho lời ấy
sinh hoa kết quả trong đời sống. Đó là hướng đến sự hoàn thiện trong Thiên
Chúa. Ơn gọi của người Kitô hữu là ơn gọi nên thánh, nhưng không phải trong cái
đơn nhất của mình mà trong sự tương giao với người khác. Trong tông huấn Hãy
vui mừng và hân hoan, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định “Trái với chủ nghĩa tiêu thụ đang ngày càng phát triển vốn có xu hướng
cô lập chúng ta trong một mong muốn tìm kiếm sự giàu có tách ra khỏi người
khác, thì con đường thánh thiện của chúng ta chỉ có thể làm cho chúng ta ngày
càng đồng hóa hơn nữa với lời cầu nguyện của Đức Giêsu “để tất cả nên một, như
Cha ở trong con và con ở trong Cha” (Ga 17,21) (GE 146). Con người chúng ta
dù tội lỗi bất toàn, Thiên Chúa vẫn không tách mình ra khỏi nhân loại, nhưng
càng đến gần, cúi xuống phục vụ và trao ban chính mình để ở lại mãi với con người.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thực hành theo lời mời gọi của Chúa, biết chia sẻ tình yêu
thương bác ái với tha nhân. Xin cho
chúng con luôn ý thức rằng tất cả những gì chúng con có được đều là của Chúa ban, để chúng con trao lại cho những ai cần giúp đỡ.
Xin cho chúng con biết mở rộng tấm lòng để trao tặng tình yêu thương để được hưởng niềm vui trọn vẹn trong Thiên Chúa.
Amen.
Nt. M. Anh Thư, OP