Suy
Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên
SỰ
NHÂN NHƯỢNG CỦA THIÊN CHÚA
Lời Chúa: Mt 13, 1-9
(1) Hôm ấy, Ðức Giêsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. (2)
Có đám đông lớn tụ họp bên Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn toàn
thể đám đông thì đứng trên bờ. (3) Người dùng dụ ngôn mà nói với họ
nhiều điều.
Người nói: "Kìa người
gieo giống đi ra gieo giống. (4) Trong khi người ấy gieo, thì có
những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. (5) Có những hạt
rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; (6)
nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. (7)
Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. (8) Có
những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt
được sáu chục, hạt được ba chục. (9) Ai có tai thì nghe".
Suy Niệm:
Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót,
Ngài chậm bất bình và rất mực yêu thương, vì thế Ngài cũng nhân nhượng với con
người, phụng vụ hôm nay diễn tả cho chúng ta đặc tính nhân nhượng của Thiên
Chúa.
1. Nhân nhượng với dân nhiều
yêu sách.
Dân Israen khi sống trong Ai-Cập, bị áp bức,
bóc lột, lao động cực nhọc lại còn bị cắt phần ăn, nên họ đã kêu cầu danh Thiên
Chúa. Nhưng khi được Thiên Chúa giải thoát, trên đường về đất hứa họ phải băng
qua sa mạc, thiếu bánh ăn, nước uống, họ đã đưa ra nhiều yêu sách với Thiên
Chúa.
Về phía Thiên Chúa, Ngài luôn nhân nhượng với
dân, mỗi khi dân đòi hỏi, Ngài lại thi thố quyền năng để chiều theo nguyện vọng
của họ. Mục đích của cuộc hành trình trong sa mạc, là Thiên Chúa muốn chứng
minh cho dân thấy, Ngài là Thiên Chúa trung tín, giầu lòng thương xót và rất mực
yêu thương. Cuộc hành trình bốn mươi năm
trong sa mạc, là cuộc hành trình thanh lọc, chỉ những dân đặt hết lòng tin tưởng
và tín thác nơi Thiên Chúa, kẻ đó mới được vào miền đất hứa.
Cuộc hành trình người Kitô hữu hôm nay cũng
vậy, Nước Trời chỉ dành cho những ai, nhận ra Thiên Chúa và hết lòng tin tưởng
nơi Ngài, kẻ đó sẽ được cứu rỗi.
2. Nhân nhượng chấp nhận
thua thiệt.
Nhân
nhượng không có nghĩa là ba phải, lập trường không kiên vững, nhưng là một tình
yêu quá lớn.
Tin
mừng kể: “Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ”. Các nhà chú giải Kinh
thánh cho thấy, Chúa Giêsu bước vào gia đoạn mới trong công cuộc loan báo Tin mừng,
Ngài không còn ở trong nhà nhưng ra ngoài đường, cánh cửa Hội đường đã khép lại
với Ngài, cũng đồng nghĩa, những thành phần có địa vị và chức tránh tôn giáo
không còn là trọng tâm, Ngài quay về với dân chúng, nhưng thành phần bị khinh rẻ,
bỏ rơi. Đây là một sự nhận nhượng chấp nhận thua thiệt của Chúa.
Người gieo giống trong dụ ngôn, đây cũng
không phải là người vô trách nhiệm đến độ cả vệ đường; nơi sỏi đá và bụi gai
cũng gieo hạt. Dụ ngôn muốn nói đến sự nhân nhượng của Lời Chúa, Lời Chúa rao
giảng cho mọi người, mọi thành phần, như Chúa Giêsu đã từng nói: “Tôi không đến để
kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”(Lc
5,32)Vì thế kẻ lạc đường, kẻ mê muội, kẻ tội lỗi. Tất cả đều có cơ hội tiếp cận
với Lời Chúa.
Tông Sắc DMLTX số 21 viết: Lòng
thương xót không hề đối nghịch với đức công bình, nhưng đúng hơn, lòng thương
xót cho thấy hành động của Thiên Chúa đối với tội nhân, kẻ được Ngài ban cho dư
tràn sức mạnh để thống hối, để trở về và để tin”
Nếu như Chúa nhân nhượng chấp nhận thua thiệt,
thì mảnh đất tâm hồn của mỗi người, muốn trổ sinh hoa trái thì cũng phải nhân
nhượng chấp nhận được cày xới, để trở nêm mảnh đất tốt.
Tam
Thái