Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 2

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần II Thường Niên A

Lễ Kính thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại

pl.jpgHôm nay, phụng vụ Giáo Hội kết thúc tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các Kitô hữu bằng Lễ Kính Thánh Phaolô Tông Đồ Trở lại. Điểm kết thúc của một tuần cầu nguyện mời mỗi chúng ta suy nghĩ về ơn gọi và sứ vụ của vị Tông Đồ này, mở ra một hướng nhìn mới cho sự hiệp nhất, mà Thánh Tông Đồ xưa kia cũng đã nhiệt thành cổ võ nơi các cộng đoàn tín hữu mà ngài gặp. Chúng ta có thể đơn cử lời giảng dạy của thánh nhân dành cho cộng đoàn Êphêxô, khi ngài đặt nền cho sự hiệp nhất, trước tiên là trong sự hiệp nhất là Thánh Thần mang lại, và rõ nét hơn cả là thái độ sống luân lý của các tín hữu: “Chỉ có một Chuá, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chuá, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.” (Ep 4,5-6).

Thực vậy, dưới tác động của Chuá Thánh Thần, các tín hữu biết sống hoà thuận thương yêu nhau, một sự hoà thuật yêu thương đặt nền trên Đức Ái. Chính cuộc đời và ơn gọi của Thánh Tông Đồ làm cho chúng ta suy nghĩ về cách sống của mỗi người, dựa vào đời sống đức hạnh mà mỗi người được mời gọi sống: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chuá đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.” (Ep 4,3). Qua các lá thư thánh nhân viết cho các tín hữu, chúng ta thấy thể hiện trong đó tinh thần của một vị truyền giáo, được đong đầy bằng tình mến Đức Kitô, Đấng đã kêu gọi và chọn ngài làm Tông Đồ.

Trong các chuyến hành trình truyền giáo, thánh Phaolô được gọi là Tông Đồ nhiệt thành. Từng là học trò dưới mái trường của thầy Gamalien, Sa-un (tên của thánh Phaolô trước khi được hoán cải) đã từng sống với ngọn lửa nhiệt thành của những người thấu hiểu Luật của Đạo Dothái, như những người Pharisêu khác. Và cũng chính vì lòng nhiệt thành này, Sa-un đã tra tay bắt bớ những người đi theo Đức Giêsu Kitô. Sách Công Vụ (22,3-4) nói đến một bản trần tình mà Phaolô đã không ngần ngại nói lên giữa công chúng về một quá khứ riêng của mình. Nhưng chính biến cố ngã ngựa trên đường gần đến Đamát làm cho Sa-un hoán cải, và có một nếp sống mới: Tất cả vì Đức Giêsu Kitô.

Là một vị Tông Đồ với cảm nghiệm gặp gỡ sâu xa với Đức Kitô, thánh Phaolô đã không quản ngại khó khăn gian khổ để dành trọn cuộc đời loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Dù không trực tiếp ở với Đức Giêsu như các Môn Đệ khác, nhưng thánh nhân có một cảm nghiệm sâu xa về Thầy Giêsu, Đấng đã trực tiếp giáo huấn thánh nhân. Và nếu có chăng một lòng quả cảm tự bảo vệ danh hiệu “Tông Đồ” của mình, thì cũng là vì thánh nhân ý thức được sứ vụ đó: Tông Đồ là người được mời gọi ở với Chuá và được sai đi loan báo Tin Mừng (Mc 3,14). Có thể nói, hoà trong con người thánh nhân là cả một chiều kích tâm linh đi đôi với việc làm và giảng dạy. Cả hai chiều kích này ngày càng gia tăng và liên kết, tạo nên một Phaolô thực sự hoán cải và sẵn sàng cùng chết như thầy Giêsu, bỏ qua những thế giá cùng vinh vang có thể có, khi mang kiếp nhân sinh này.

Từ những cảm nghiệm từ đời sống và lời giảng dạy, thánh nhân đã chứng tỏ là một vị truyền giáo: Ngài hội nhập rất hay nơi những môi trường ngài đến và làm việc; rất vững vàng trong giáo thuyết và đặt nền vững chắc cho lời giảng dựa vào hiểu biết cũng như cảm nghiệm cá nhân. Từ những đặc tính này, Phaolô thể hiện tấm lòng của vị mục tử: Thương mến và quan tâm chăm sóc cho các tín hữu mà ngài có trách nhiệm; kể cả qua những lời răn đe, dạy bảo, dù có lúc đượm mầu của giận dữ, nhưng cũng được phát xuất từ lòng mến mà thương yêu.

Thiết nghĩ, chúng ta được mời gọi suy nghĩ về sứ vụ truyền giáo của mỗi người chúng ta, một sứ vụ phải được đặt nền từ cảm nghiệm về Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Chính thánh Phaolô đã cảm nghiệm điều này: Ngài đã cứu những tội nhân, mà trong đó tôi  là người đầu tiên cần được cứu (1Tm 1,15). Điều này mời gọi mỗi chúng ta thêm lòng khát khao học hỏi Lời Chuá, chuyên chăm cầu nguyện, bởi chính đây là điều làm cho chúng ta đi vào trường cầu nguyện của Đức Kitô. Từ đó, những hoạt động truyền giáo, bác ái, xã hội, và giảng dạy của mỗi chúng ta sẽ đủ sức thuyết phục khi chúng ta đặt điểm tựa của đời mình nơi Đấng Cứu Chuộc chúng ta, chứ không dựa vào sức mình (Pl 3,3).

 Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần II Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Thường Niên_Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Thứ Hai Tuần II Thường Niên_Lm. Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Thường Niên C_ Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Thường Niên C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Thường Niên-Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Thường Niên- Lm Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Thường Niên_Lm J.P

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Sáu Tuần II Thường Niên: CHỌN GỌI VÀ SAI ĐI. Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Thứ Năm Tuần II Thường Niên : BIẾT ĐỂ SỐNG. Lm. Phaolô Nguyễn Nguyện
     Suy Niệm Thứ Tư Tuần II Thường Niên: “NGÀY SABÁT ĐƯỢC PHÉP LÀM ĐIỀU LÀNH HAY ĐIỀU DỮ?”. Maria Tố Quyên
     Suy Niệm Thứ Ba Tuần II Thường Niên: Con Người làm chủ ngày sa-bát. Lm.Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật II Thường Niên A: Lời chứng của ông Gioan. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Gợi ý suy chiêm Tin Mừng Chúa Nhật II Thường Niên Năm A: LÀM CHỨNG VỀ ĐỨC GIÊSU. Nt Têrêsa. Ngọc Lễ
     Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần II Thường Niên. Giuseppina Minh Tứ
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN HAI THƯỜNG NIÊN C. Nt. Maria Chinh Anh
     Suy niệm tin mừng Chúa Nhật II thường niên năm C. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy niệm tin mừng Chúa Nhật II thường niên năm C. Nhiều tác giả