Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

Suy Niệm Thứ Hai tuần V Mùa Chay

CỨU VÀ CHỮA

nem da.jpgLỜI CHÚA: Ga 8, 1 - 11

1 Khi ấy, Đức Giê-su đến núi Ô-liu. 2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. 3 Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, 4 rồi nói với Người : “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?” 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” 8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói : “Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?” 11 Người đàn bà đáp : “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giê-su nói : “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !”

SUY NIỆM: “...chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa ” (Ga 8, 11)

1. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay thuật lại việc hai người phụ nữ mang án ngoại tình được thoát chết: Trong bài đọc Cựu Ước, bà Susana vô tội đã thoát chết nhờ cậu bé Đanien. Nơi Tin Mừng theo thánh Gioan, người phụ nữ có tội được chính Chúa Giêsu cứu. Hẳn nhiên chuyện bà Susana khiến độc giả nhẹ lòng, nhưng ta cần dành thêm giờ để chiêm ngắm Chúa Giêsu qua từng chặng trong trình thuật Tin Mừng để khám phá sứ điệp Chúa dành cho ta hôm nay.

Bản văn cho thấy Chúa Giêsu như Vị Thầy đang dạy dỗ dân. Toàn dân tìm đến để tìm nơi Lời Ngài sức dưỡng nuôi, khả năng biến đổi và sống theo huấn giới của Chúa. Qua vụ kiện người nữ ngoại tình, dân còn được chứng kiến Thầy Giêsu dùng những lời nhẹ nhàng mà cương quyết, thận trọng mà hiệu quả để không chỉ gỡ được cái bẫy do các kinh sư và pharisêu giăng ra hại mình ; mà còn giúp cả người muốn giết lẫn kẻ bị giết thoát khỏi vòng xoáy oan nghiệt của việc kết án.

2.  Nếu hòa mình vào sự vụ, thử hình dung mình chứng kiến những gì đang diễn ra, ta sẽ được chiêm ngưỡng công trình cứu và chữa đang được thực hiện nơi Đức Giêsu. Giảng dạy cho dân, là Người đang cứu dân khỏi bóng tối và hấp lực của thói đời, đang ban thuốc thiêng để chữa vết tật tâm linh nơi mỗi người. Khi mời gọi ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá trước đi, là Người đang cứu các kinh sư và pharisêu khỏi thói đạo đức rởm, khỏi những mưu toan tội lỗi. Người cũng chữa lành cung linh rẫy đầy nhơ uế của họ khi giúp họ nhìn nhận tội lỗi mình và tự phán xét mình trước khi nhẫn tâm kết án tha nhân. Khi nói với người phụ nữ chị về đi, là Người chính thức công bố chị đã thoát chết và đồng thời chữa lành đời chị bằng lời mời gọi đừng phạm tội nữa.

Hôm qua, hôm xưa, Chúa Giêsu đã cứu và chữa nhiều người. Hôm nay, ngày mai và tận ngàn sau, Người vẫn tiếp tục công trình cứu chữa nhân loại bằng muôn ngàn cách thế, trong mọi thời khắc và ngách ngõ phức tạp dòng đời. Nhưng Ngài còn phải đợi điều duy nhất này: con người có đủ tin, đủ yêu Ngài để đón đợi hồng ân này hay không.

3. Nhìn lại bản thân: tôi, bạn và anh chị, Mẹ Giáo Hội đã dẫn ta đến chặng áp chót của lộ trình Mùa Sám Hối, liệu rằng lời gọi trở về càng lúc càng vọng lên cung da diết, xót đau từ đáy tim đầy lòng xót thương của Chúa, của Giáo hội có gặp được thang âm réo khát lòng khoan dung nơi tâm khảm của ta chăng ?

Vẫn kịp để ta tận dụng khoảng thời gian còn lại của Mùa Chay mà phơi bày đời mình trước biển xót thương của Chúa và Mẹ Giáo Hội, mà đón nhận sự cứu chữa của Người. Và hơn thế nữa, theo gương Người, ta còn có phận vụ trao ban lòng xót thương, khoan dung, cảm thông và tha thứ cho anh chị em. Đó là những biểu hiện rõ nhất cho thấy ta đang sống đúng tâm tình Chay Thánh, đang để cho sứ điệp Tin Mừng tác động trên ta, biến ta trở thành những người lao tác cho Tin Mừng, thành những tác viên tin mừng trong nỗ lực tân phúc âm hóa gia đình ta và lối xóm.

4. Lạy Chúa Giêsu yêu mến, con cám ơn Chúa đã luôn sẵn lòng cứu con khỏi tội lỗi và những toan mưu tục đời. Con xin lỗi Chúa vì những lần con ngang nhiên kết án tha nhân và dại khờ chối từ ơn khoan hồng của Chúa. Con muốn được cứu chữa, xin cứu con khỏi sự kiềm tỏa của tội lỗi và mưu chước quỷ ma, xin chữa con bằng Lời Hằng Sống, bằng Thánh Thể và bằng muôn vàn phúc lộc của Người. Con tin tưởng Chúa, lạy Đấng cứu chữa con. Amen.

Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY A: Ta là sự sống lại và là sự sống. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY A. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay A: Chấp nhận hay không chấp nhận Đức Giêsu?. Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường
     Suy Niệm Thứ sáu Mùa chay A: HIỂU SAI. Lm Duy Khang
     Suy Niệm Thứ Năm Tuần IV Mùa Chay A. Lm. Phaolô Nguyễn Nguyên
     Suy Niệm Thứ Tư Tuần IV Thường Niên A: LỜI HẰNG SỐNG
     Thứ ba, sau Chúa Nhật IV Mùa Chay: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay A: ĐỨC TIN CỦA VIÊN SĨ QUAN. Nt. Maria Anh Thư, OP
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA CHAY A. Nhiều tác giả
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA CHAY A: Ánh sáng cho những người khiếm thị. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông