CHỦ NHẬT
LỄ LÁ B
Cuộc khải hoàn chóng qua của
chủ nhật nầy báo trước cuộc khải hòan quyết định của Thập giá trên đồi Can vê.
Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Ki tô đã vượt thắng sự sợ hãi, hận thù, bạo lực, sự
hèn nhát của các môn đệ và cầu xin Thiên Chúa Cha, nhân danh Chúa Giê su ban
cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đáp lại Thánh ý của Ngài.
Sách Is 50,4-7
Tiên tri nhắc cho chúng ta
nhớ rằng không một cuộc bách hại nào có thể nghiền nát và thắng được vị Tôi tớ
của Thiên Chúa. Không một phản bội nào, bạo lực nào, thù hằn hay tra tấn nào có
thể chiến thắng đựơc người ở với Thiên Chúa và được
Thiên Chúa thiết lập nơi cư
ngụ của
Người.
Thánh vịnh 21:
Vua Đa vít đã viết Thánh vịnh
nầy như một Môn đệ của Chúa Giê su chứng nhân cuộc Thương Khó. Ngài đã sáng tác bài ca nầy sau khi trải qua những
cuộc thử thách kinh khủng. Đau khổ là phần số của mỗi người. Nếu được chấp nhận
bằng lòng tin tưởng để “vâng theo” Thánh ý Thiên Chúa, thì nó giúp cho Vương quốc
Thiên Chúa đến trong trật từ hài hòa trong Vũ trụ.
Thư Pl 2,6-11:
Dù phận là một vì Thiên
Chúa vinh quang, nhưng Chúa Giê su đã chọn cách sống khiêm
nhường, tự hạ, tự hiến và tự hủy vì chúng ta.
Tin mừng
1. Mc 11,1-10):
Chúa Giê su khải hòan vào thành Giê ru sa lem
Đoạn văn có 10 câu nhưng hết
7 câu nói về con lừa, cho thấy ý nghĩa mà Mc muốn gán cho. Trong suốt cuộc hành
trình thi hành sứ vụ công khai, Chúa Giê su luôn đi bộ, lần nầy Ngài cỡi lừa, một
con vật dùng để chở đồ, để khải hòan tiến vào thành Thánh Giê ru sa lem.
Đến gần thành Giê ru sa
lem: đây là thời điểm cực kì quan trọng, nhưng các môn đệ không
hay biết. Các ông “kinh hoàng” khi thấy Chúa Giê su dẫn đầu các ông lên Giê ru
sa lem (10,32). Chúa Giê su cũng không làm gì để trấn an các ông. Đến Giê ru sa
lem các ông đoán trước những hiểm nguy đang chờ đợi.
Bết pha gê và Bê ta nia:
Chúa Giê su đến Giê ru sa lem bằng ngõ Giê ri cô ngang qua Bết pha gê, một làng
nhỏ ngoại vi thành Thánh, trên sườn núi Ô liu. Bê tha nia thì ở xa hơn, nơi Chúa Giê su thường hay lui tới nơi
nhà của
La gia rô (Ga 12,1).
Con lừa con chưa ai cỡi
bao giờ: chi tiết nầy cho thấy Chúa Giê su muốn nhấn mạnh tính cách thánh
thiêng của sự việc Ngài sắp làm. Ngài làm như
thế bởi
chính Ngài là “Đấng đến nhân danh Đức Chúa” (11,9).
Cứ nói: lời dặn dò của
Chúa Giê su khiến cho độc giả ngạc nhiên. Lần đầu tiên đến đó, Ngài bảo chuẩn bị
cho Ngài một con lừa, mà cũng không báo trước cho chủ. Ông nầy cũng chấp thuận
như Chúa Giê su đòi hỏi mà không có ý kiến gì!
Các chi tiết ấy muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giê su nắm vai trò chủ động trong mọi
biến cố.
Chúa: đây là lần đầu tiên
và duy nhất mà Chúa Giê su được Mc gọi bằng tước hiệu nầy. Qua đó ông muốn nói
rằng việc Chúa Giê su đi vào thành thánh trong tư
cách một
vì Vua Thiên sai cỡi trên lưng lừa chứ không trên
con chiến mã. Cảnh tượng nầy gợi nhớ lời tiên tri Da ca ria 9,9: “[Giê ru sa
lem!], kìa vua ngươi đang đến với ngươi. Người
là đấng Chính trực, đấng tòan thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép phra im,
và chiến mã khỏi Giê ru sa lem; cung nõ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy”.
Hoan hô (Hosanna): câu
tung hô không do đám đông sáng tác tại chỗ, nhưng
được
dùng trong nhiều lễ hội dân gian, như trong dịp lễ Lều. Lời ấy
là lời khẩn xin cứu giúp có nghĩa là “Xin ban cho chúng con ơn cứu
độ” (x. Tv 118,25-27). Áp dụng trong trường hợp nầy, Mc muốn biến đoàn rước nầy
thành một cuộc cử hành trước chiến thắng của Chúa Giê su trên nhửng kẻ tìm cách
giết Ngài.
Chúc tụng triều đại đang tới,
triều đại vua Đa vít tổ phụ chúng ta: chỉ có Mc mới chép lại lời chúc tụng nầy.
Hẳn ông muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa thiên sai của biến cố: lời tiên tri hứa cùng
vua Đa vít đã được thực hiện nơi Chúa Giê su: “Khi ngày đời của
ngươi đã mãn và ngươi
đã nằm
xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi
đứng
lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương
quyền
nó được vững bền.. ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi
mãi” (2 Sm 7,12.16).
Hoan hô trên các tầng trời:
câu tung hô nầy có lẽ có nghĩa: “Xin Ngài (là đấng ngự trên cõi trời cao) hãy
ban ơn cứu độ”.
2. Bài thương khó (14,32-15,47)
Đã có nhiều loan báo trước
về cuộc khổ nạn trong tin mừng Mc, khiến nhiều người gọi Tin mừng nầy là trình
thuật khổ nạn có một nhập đề dài. Thật vậy, cuộc khổ nạn đã được loan báo ngay
từ những chương đầu tiên: với âm mưu
được
nói đến ở câu 3,6, với các cuộc tranh luận ở các chương
Mc 2-3, với
cái chết Gioan Tẩy giả (Mc 6), với biến cố xảy ra trong đền thờ (Mc 11), với dụ
ngôn các người làm vườn nho (Mc 12), và nhất là với ba lần báo trước thương khó (8,31; 9,31; 10,32 tt).
Chúng ta có thể đọc theo bố
cục sau đây:
Chúa Giê su trong vườn cây
dầu (14,32-42)
Chúa Giê su bị bắt
(14,43-52)
Chúa Giê su trước tòa Do
thái (14,53-72)
Chúa Giê su trước tòa Rô
ma (15,1-20)
Con Thiên Chúa chết trên
thánh giá (15,21-39)
Chúa Giê su được mai táng
(15,40-47)
a. Trong vườn cây dầu (14,32-42)
Trình thuật qui tụ chung
quanh lời cầu nguyện tha thiết và đầy nước mắt của Chúa Giê su trong giờ bị thử
thách và lời khuyên ba môn đệ hãy tỉnh thức cầu nguyện.
Các môn đệ: ở đây Mác cô
không nói là nhóm Mười hai, nhưng vì tiếp nối trình
thuật tiệc li (14,17), nên chắc chắn đây chỉ nhóm Mười hai. Ngài chỉ gọi ba môn
dồ thân tính là Phê rô, Gia cô bê và Gioan đi theo Ngài.
Ghết sê ma ni: từ A ra mây
có nghĩa là “bồn ép dầu”.trong khi Mt goi là “vườn” cây dầu thì Mác cô gọi là một
“thửa đất” nằm ở triền núi Ô liu (14,26) bên kia suối Kê dron (Ga 18,1).
Hãi hùng xao xuyến: nghĩa
hai từ nầy rất mạnh được thánh Mác cô dùng để diễn tả tâm trạng sợ hãi và hoảng
hốt của Chúa Giê su trước các biến sắp xảy ra.
Buồn đến chết: cùng với sự
sợ hãi và hoảng loạn Chúa Giê su phải trải qua nổi buồn mênh mông. Ngài buồn vì
sự cô độc, vì sự phản bội của Giu đa, một trong nhóm Mười Hai (14,43), buồn vì
Phê rô sẽ chối Ngài (14,66-72), buồn vì sự thất bại rõ ràng trong sứ mạng.
Sấp mình xuống đất: đây là
lần duy nhất Mác cô mô tả Chúa Giê su sấp mình xuống đất, một tư thế
hạ mình trong thái độ tôn thờ.
Giờ: đây là giờ của mầu
nhiệm Khổ nạn và Sự chết, của hiến tế tòan thể. Cũng còn là giờ bị thử thách
(Lc 22,53 gọi là giờ của bóng tối). Ngài bị thử thách tìm cách trốn tránh cái
chết, vì nếu chết đi, Ngài không thể thiết lập Vương
Quốc.
Đó là cơn cám dỗ đi ngược lại con đường thập giá mà Thiên
Chúa Cha đã định cho Ngài.
Chén: là biểu tượng cho lời
chúc phúc và tạ ơn (14,23). Nhưng
trong trường
hợp nầy, nó có nghĩa là chén thịnh nộ của Thiên Chúa (10,38). Uống chén có
nghĩa là chấp nhận án xử của Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta.
b. Chúa Giê su bị bắt (14,43-52)
Mác cô kể lại các sự kiện
như một nhân chứng tận mắt. Khác với Mát thêu, ông kể lại
một cách khách quan, trắng trợn, cố tình gây khó chịu, không có hoặc ít có lời
giải thích. Ông cũng không ghi lại một lời nào của Chúa Giê su.
Một đám đông: Mc thường
nói có một đám đông quây chung quanh Chúa Giê su khi Ngài giảng dạy và làm phép
lạ. Ở đây cũng có một đám đông nhưng là để bắt và đưa Chúa Giê su đóng đinh vào thập giá.
Hôn: khác với Mt 26,50 và
Lc 22,48, Chúa Giê su không phản ứng gì trước dấu phản bội nầy, cũng như sẽ
không trả lời cho Phi la tô.
Tuốt gưom ra:
Gio an xác định là Phê rô can thiệp trong chuyện nầy. Còn đối với thầy thuốc
Luca thì chính Chúa Giê su đã chữa lành ngay tức khắc lỗ tai tên đầy tớ
(22,51). Các chi tiết có lẽ hợp với lịch sử cho thấy phản ứng bình thường của
các môn đệ. Chỉ có Mc thì chỉ kể lại mà không giải thích thêm gì cả.
Tên cứơp:
Chúa Giê su thì không thể bị xếp vào hàng những tên cướp như Ba ra ba (15,7), hoặc như hai tên cùng bị treo thập giá với
Chúa Giê su (15,27) và như tất cả những ai biến
đền thờ thành “sào huyệt của bọn cứơp” (11,17).
Các môn đệ bỏ Ngài mà chạy
trốn hết: Như Mt, Mc ghi nhận sự kiện. Dù phát ngôn
thề thốt đủ thứ (14.27-31), nhưng cuối cùng các môn đệ
đã hoảng hốt và bỏ rơi Chúa Giê su. Từ giờ trở đi, Chúa
Giê su bị bỏ cô độc một mình chống lại các thù địch.
Một cậu thanh niên: nhiều
người nghĩ rằng đây chính là Mác cô. Nhưng cho dù là
ai đi nữa
thì cậu thanh niên nầy là mang tính biểu tượng. Cậu thanh niên mặc áo trắng như các đồ
đệ của các thầy Ráp bi, cố gắng đi theo Chúa Giê su, hoặc trở thành môn đệ của
Ngài, nhưng rốt cuộc không thành công. Điều đó cho thấy rằng bằng
sức riêng của mình không ai có thể đi vào trong cuộc khổ nạn của Con Thiên
Chúa, nhưng phải có sự trợ lực của ơn
Chúa.
c. Phiên tòa Do thái (14,53-72)
Sau khi bị bắt Chúa Giê su
được giải đến tòa do thái. Trong phân đọan nầy, Mác cô không nhằm kể lại đầy đủ
các sự kiện, nhưng chỉ nói đến những điều quan trọng nhất. Về phiên tòa, Mác cô giữ hai sự việc: hỏi cung
ngay sau khi bị bắt (14,53-64) và ra trước hội đồng do thái vào sáng hôm sau
(15,1). Mọi người tìm cách lên án tử Chúa Giê su nhưng
không tìm được
chứng cớ nào cả. những kẻ tố cáo Ngài chỉ có thể dựa vào lời Chúa Giê su nói về
việc phá hủy đền thờ, nhưng chứng cớ đưa ra cũng không đồng nhất. Buổi hỏi cung lại chuyển về một hướng
khác khi Chúa Giê su đã bảy tỏ phẩm chức tối cao của Ngài. Nhưng lời
mạc khải ấy bị lên án là phạm thượng khiến Chúa Giê su bị ngược đãi và lăng nhục.
Cuối cùng người ta trói Ngài lại và áp giải đến Phi la tô.
Vị thượng tế: Mc không nói
rõ tên của vị nầy (các tin mừng Mt và Ga nói rõ là ông Cai pha). Cuộc hỏi cung
sơ khởi tại nhà vị thượng tế nầy là đặc biệt của Mc.
Thượng tế, kì mục kinh sư:
ba nhóm người nầy đã được Mc nêu lên ở các đoạn trước (8,31;11,27; 14,43) thuộc
thành phần gồm 70 vị Thượng Hội Đồng Do thái. Kì mục là các trưởng gia đình
danh giá. Kinh sư là các chuyên viên về Lề luật.
Lên án tử hình: ý định của
nhóm người nầy đã rõ: họ muốn xử tử Chúa Giê su.
Một vài: Lề luật buộc ít
nhất phải có hai nhân chứng thì lời cáo buộc mới được chấp nhận (Đnl 19,15).
Con Người ngự bên hữu…và
ngự giá..: Chúa Giê su trả lời bằng cách nối kết hai xác quyết mà nếu tách
riêng ra thì không cấu thành tội phạm thượng. Con Người ngự bên hữu Đấng Tòan
năng, phần nầy rút ra từ Thánh vịnh 110,1. Ngự giá mây trời mà đến, phần nầy thuộc thể văn khài huyền. Đìều làm
cho vị Thượng tế và người do thái kết án Chúa Giê su phạm thượng chính là Ngài
tự cho mình quyền ngự bên hữu và ở trên trời, tức là đòi ngang hàng với Thiên
Chúa, hòan tòan vượt quá phẩm cách của một đấng Messia.
Xé áo: áo là biểu tượng
cho sự tòan vẹn của con người. Trong những nghi thức sám hối, tang ma, họăc trước
một điều phạm thượng, người ta xé một chút chiếc áo choàng để tỏ ra là bị đánh
động.
Kết án: Thượng Hội Đồng Do
thái có quyền kết án tử hình không? Ý kiến chưa
đồng
nhất. Dù sao thì dường như các lãnh đạo do thái muốn
qui cho nhà chức trách La mã trách nhiệm xử tử một nhân vật có nhiều ảnh hưởng
trên quần chúng.
d. Phiên tòa Rô ma (15,1-20)
Trong phiên tòa nầy, Mác
cô muốn cho thấy dân do thái chống lại vua dân do thái. Đây là một vụ án kì lạ
vì chính người do thái tìm cách lên án vua của họ. Trước những lời tố cáo Chúa
Giê su vẫn giữ im lặng. Rồi người do thái đặt vua của họ ngang hàng với một tên
phiến loạn sát nhân. Và cuối cùng chính người do thái đòi xử tử Chúa Giê su là
vua của họ.
Chúa Giê su được nhìn nhận
là Vua dân do thái, nhưng trong một bối cảnh trái ngươc hòan tòan: thân trần trụi, bị sỉ nhục tận cùng, hai cận thần là hai
tên cướp, bị hành hình cho đến chết.
Vua Dân Do thái: chính các
thượng tế là những người cáo gian Chúa Giê su xưng
mình là Vua dân Do thái.
Đúng như Ngài nói đó: câu trả lời mơ hồ, qua đó, Chúa
Giê su không từ chối cũng không chấp nhận. Chúa Giê su từ chối những tước hiệu
ma quỉ thường gán cho Ngài (3,11). Ở đây Ngài cũng từ chối vương quyền
trần tục, dễ cho người ta kết án Ngài tiếm quyền. Nhưng
câu trả
lời nầy cho thấy Phi la tô nói lên một sự thật hơn
những
gì ông ta nghĩ.
Ông không trả lời gì sao?:
vị thượng tế đã hỏi như thế nầy một lần rồi (14,60).
Một lần nữa Mc nhấn mạnh đến sự im lặng của Chúa Giê su, như cung cách của người Tôi tớ của Chúa mà tiên tri I sai a đã báo trước:
“Như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng”
(Is 53,7).
Đám đông: từ nầy xuất hiện
nhiều lần (38 lần) trong tin mừng Mác cô. Chúng ta đã thấy đám đông xuất hiện ở
vườn cây dầu để bắt Chúa (14,43), và lại có mặt ở đây để lên án chết cho Chúa
Giê su.
Ghen tị: cũng như Mát thêu, Mác cô nhấn mạnh đến chi tiết nầy. các Thượng tế ghen tị vì
ảnh hưởng của Chúa Giê su càng ngày càng lớn trên dân chúng. (x. Ga 7,46).
e. Núi sọ: cái chết của Con Thiên Chúa (15,21-39)
Trong đọan văn nầy, Mác cô
chủ ý cho chúng ta thấy cuối cùng từ trong bóng tối sự chết, bừng lên ánh sáng
rạng ngời của sự sống lại.
Kêu lên một tiếng lớn: cả
ba tin mừng nhất lãm đều ghi nhận điều nầy. Lc thì thêm câu: “Lạy Cha, con xin
phó thác hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46). Còn Ga thì không nói đến tiếng kêu
của Chúa Giê su trong lúc tắt thở, chỉ ghi lại câu: “Mọi sự đã hòan tất” (Ga
19,30). Khi sinh thì, Chúa Giê su đã kêu một tiếng lớn, nhưng được
các thánh sử cắt nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vẫn nói
lên sự chấp nhận hoàn toàn thánh ý của Thiên Chúa Cha.
Tắt thở: cái chết của Chúa
Giê su được mô tả một cách đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa. Ngài chết y như
bất cứ
người nào khác, nhưng cái chết của Ngài đã đưa mọi
sự đến chỗ hoàn tất. Hai dấu chỉ làm chứng: màn đền thờ xé ra làm hai (15,38)
và lời tuyên xưng từ miệng viên bách quản: “Quả thật, người nầy là
Con Thiên Chúa” (15,39).
Bức màn trướng: ngang qua
Chúa Giê su bị xé tan, khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa xuất hiện; và một con
đường mới đã mở ra để bất cứ ai tin vào Người sẽ được đến với Người.
g. Mai táng (15,40-47).
Đối với Mác cô, cái chết của
Chúa Giê su không phải là điểm tận cùng, nhưng
là một
khởi điểm đưa đến Phục sinh. Hai dấu chỉ nói lên sự phong phú trong
cái chết ấy: sự hiện diện các phụ nữ và cách mai táng hướng độc giả đến ánh
sáng phục sinh.
SỨ ĐIỆP
Ngày chủ nhật kính nhớ sự
thương khó của Chúa Giê su hôm nay, đặc biệt chúng ta
hãy để ý đến một người ít được nhắc đến trong trình thuật Khổ nạn, thế nhưng lại
có nhiều điều muốn nói với chúng ta. Đó là ông Simon người Kyrênê, đã giúp Chúa
Giê su vác thánh giá trên đường lên Gon gô tha. Chúng ta hầu như không biết gì về ông trừ chi tiết ông người gốc Kyrênê, tức từ miền Bắc
Phi, một người ngoại quốc. Vừa xong công việc ban sáng và trở về nhà để nghỉ
trưa, tình cờ ông đã bị lính Rô ma bắt vác đỡ thánh giá
Chúa Giê su.
Điều đặc biệt
đánh động chúng ta đó là sự vô danh và cũng là vị trí ưu
tiên của
ông trong mầu nhiệm Khổ Nạn của Đức Ki tô. Là một người vô danh, vì hầu như ông được
ít người biết đến cũng không có tên trong danh sách các Thánh. Sau biến cố, ông
đã đi vào trong bóng tối và lãng quên của lịch sử. Thế nhưng
chúng ta phải
công nhận rằng ông đã có một vị trí độc nhất mà không ai có được. Ông là người
duy nhất vác thánh giá Chúa Giê su, người duy nhất ở bên cạnh Ngài trong cuộc
Khổ nạn. Vì thế, ngoài đức Maria đứng dưới chân thập giá, ông là người tham dự
vào biến cố quan trọng nhất trong lịch sử: đó là con đường thập giá mà Thiên
Chúa đã dùng để đem lại sự sống đời đời cho tất cả những ai bước theo Chúa Giê
su. Trong giờ phút thử thách tột cùng, Thiên Chúa cần đến một người. Và vô tình
đi ngang qua đó, ông đã trở thành người môn đệ đầu tiên của Chúa Giê su. Dù chưa được
biết Ngài, ông đã đáp trả lời mời gọi của đấng đã nói: « Ai muốn làm môn đệ
ta, thì hãy vác thánh giá mà theo ta ! ».
Và thế là ông Simôn đã trở
thành người môn đệ đầu tiên của Chúa Giê su trước cả Nhóm Mười Hai đã bỏ chạy hết,
trước cả ông Simon kia đã sợ hãi chối từ Ngài. Ông đã đồng hành với một người bị
kết án, bị bỏ rơi và bị mọi người từ chối. Ông Simon Kyrênê là bạn đồng
hành của những người cần được giúp đỡ, những người nghèo nhất, những người bị
xã hội loại trừ.
Chúng ta đang sống trong một
thế giới đầy khó khăn. Giới trẻ lo lắng cho tương
lai, nhiều
người không còn tìm được phương hướng cho đời mình,
nên đâm ra tuyệt vọng và tìm cái chết. Một số khác không chịu đựng nổi sự cô đơn vì đau khổ và bị nhận chìm trong nỗi thất vọng. Bằng chính hành động của
mình, ông Simon người Ky rê nê cho chúng ta thấy con đường của liên đới. Là người
ở xa ông đã trở nên người lân cận. Chúng ta hãy bắt chước ông lắng nghe và đáp
trả lời của bao người mời gọi vác đỡ thập giá cho nhau.
Chúng ta sắp sống lại tuần
thánh. Đối với tất cả những người Ki tô hữu trên toàn thế giới, đó là một thời
khắc quan trọng trong năm Phụng vụ. Với ông Simon Kyrênê, chúng ta đi theo Chúa
Giê su trên con đường Canvariô. Cái chết của Ngài không phải là dấu chấm hết,
nhưng là « đường vượt qua » từ thế
gian đến với Cha. Chính vì thế mà Chúa Giê su đã đến mở ra cho chúng ta một con
đường cho phép toàn thể nhân loại đi vào vinh quang của Cha. Cùng nhau chúng ta
hãy hát và công bố: « Anh hãy nhớ đến Chúa Giê su Ki tô đã phục sinh từ
cõi chết. Ngài là ơn cứu độ của chúng ta, là
vinh quang muôn đời của chúng ta ».
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Tiên tri Isaia là ai?
THƯA: Tiên tri Isaia được gọi làm ngôn sứ vào khoảng năm
740 tr.Công nguyên, 18 năm trước khi Israen sụp đổ. Ông đã giúp đỡ vua Ezêkia
lúc bị Sennakerib xâm lăng vào khoảng năm 700 tr. Công nguyên. Ông là người có
học thức và hay giao thiệp với hạng quyền quí như
với
Vua Akhaz và Êzêkia. Sách mang tên ông là cuộn sách tiên tri lớn nhất gồm 66
chương trải dài trong ba thời kì khác nhau nhằm củng cố và
vực dậy niềm tin của Dân Chúa.
2.
HỎI:
Các ‘Bài ca về người Tôi tớ’ là gì?
THƯA: Phụng vụ tuần thanh thường dành bài đọc một cho bốn
bài ca về người Tôi tớ của Tiên tri Isaia được Tân Ước áp dụng cho Chúa Giê su.
Người
tôi tớ lãnh nhận một sứ mạng thiêng liêng cho Dân Chúa và các dân tộc. Qua các
bài ca trên, sự chống đối,sự thù ghét và hành hạ mà ông phải chịu càng lúc càng
khủng khiếp: bài một cho thấy người tôi tớ im lặng(42,1-9), bài hai cho thấy
ông bị khinh khi nhục mạ (49,1-7), bài ba là diên mạo một người tôi tớ bị đối xử
thậm tệ (50,4-7), và bài bốn cho thấy những khổ hình dữ dằn người ta giáng xuống
trên người tôi tớ (52,13-53,12).
3. HỎI: Sứ điệp mà tiên tri Isaia muốn gửi đến cho
người đương
thời là gì?
THƯA: Một điều chắc chắn là Isaia không nghĩ đến Chúa
Giê su khi viết bài ca nầy có lẽ vào khoảng thế kỉ 6 trước CN trong cuộc lưu đày ở
Babilon. Giữa cuộc sống khắc nghiệt trên đất khách, Isaia nhắc cho họ nhớ rằng
họ luôn là người tôi tớ của Thiên Chúa. Thiên Chúa đặt tin tưởng nơi họ
trong sứ mạng hoàn thành chương trình cứu thế cho nhân loại.
Vì dân Do thái chính là người tôi tớ của Thiên Chúa, được nuôi dưỡng mỗi sáng bằng
Lời, nhưng cũng bị bách hại vì đức tin được tôi luyện vững
vàng trước mọi thử thách.
4. HỎI: Sứ điệp ấy có đáp ứng lòng mong đợi của người
Do thái không?
THƯA: Không.Trong khi ngườiDo thái trông chờ một vị vua
mạnh mẽ xuất hiện dùng vũ lực để tiêu diệt quân thù thì tiên tri Isaia lại loan
báo một "người tôi tớ Chúa" hiền hậu khiêm tốnnhư một
chiến binh bị tước hết khí giới.
5. HỎI: Tương quan đặc biệt nối kết Người Tôi tớ với Thiên Chúa là gì?
THƯA:
Tương quan đặc biệt nối kết Người Tôi tớ với Thiên Chúa là sự lắng nghe Lời
Chúa, khiêm tốn để cho Ngài dạy dỗ. ‘Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức
tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ’
(50,4).
6. HỎI: ‘Lắng nghe’ có nghĩa gì?
THƯA: Trong Kinh Thánh, ‘lắng nghe’ có nghĩa là tin tưởng.
Thường người ta đối chiếu hai thái độ ngược nhau mà cuộc sống của chúng ta
không ngừng thể hiện. Hoặc là tin tưởng, phó thác cho thánh ý Ngài, hoặc là bất
tín hay nghi ngờ về Thiên Chúa, dẫn đến bất bình, phản loạn trước những thử
thách.
7. HỎI: Vậy, cụm từ ‘Hãy lắng tai nghe, hỡi Ít ra
ên’ mà các Tiên tri thường lên tiếng có nghĩa gì?
THƯA: Khi các tiên tri lên tiếng gọi: ‘Hãy lắng nghe
đây, hỡi Ít ra ên’, các ngài muốn mời gọi‘hãy tin tưởng vào Thiên Chúa, dù cho
bất cứ điều gì xảy đến’. Tại sao vậy? Vì như
thánh
Phao lô viết: ‘Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích
cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người
định’ (Rm 8,28).
8. HỎI: Như thế vấn
đề cốt lõi là tin tưởng lẫn nhau?
THƯA: Đúng vậy. Vì tin tưởng vào tôi tớ của Ngài nên
Thiên Chúa giao phó một sứ mạng. Đáp lại, người Tôi tớ lãnh nhận sứ mạng trong
niềm tin tưởng hoàn toàn vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Chính niềm
tin tưởng ấy sẽ mang lại sức mạnh cần thiết để đứng vững trong mọi thử thách
khi thi hành sứ mạng Thiên Chúa giao phó.
9. HỎI: Sứ mạng đó là sứ mạng gì?
THƯA: Đó là làm chứng, là nâng đỡ những kẻ yếu đuối,
không còn có thể nhìn thấy Thiên Chúa trong cuộc sống: ‘để tôi biết lựa lời
nâng đỡ ai rã rời kiệt sức’ (Is 50,4). Và khi giao phó sứ mạng ấy, Thiên Chúa
ban cho sức mạnh cần thiết trong lời làm chứng: ‘Đức Chúa, Thiên Chúa tôi, Ngài
ban cho nói năng như người môn đệ’.
10. HỎI: Sự trung thành với sứ mạng dẫn người tôi
tớ đến đâu?
THƯA: Sự trung thành với sứ mạng dẫn người tôi tớ đến việc
bị bách hại. Các tiên tri nói nhân danh Thiên Chúa ít được người đương thời
tán dương, trái lại thường bị đối xử thậm tệ.
11. HỎI: Tại sao thế?
THƯA: Vì chăm chú ‘lắng nghe’ Lời Thiên Chúa phán dạy
chính là đem Lời Ngài ra thực hành nên người Tôi tớ trở thành người rất quấy rầy.
Sự hoán cải của ông kéo theo sự hoán cải của người khác. Một vài người lắng
nghe, một số khác khước từ và ra tay bách hại người tôi tớ. Vì thế, mỗi sáng
người Tôi tớ phải chạy đến cầu xin sức mạnh nơi
Đấng
giúp mình đối đầuvới tất cả: ‘Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi,vì thế,
tôi đã không hổ thẹn, nên tôi trơ mặt ra như đá.Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng’ (50,7).
12. HỎI: Cụm từ ‘giơ má cho người ta giật râu’ mô tả điều gì?
THƯA: Câu 6 mô tả những đòn tra tấn mà người Tôi tớ phải
chịu đựng, đặc biệt nói đến việc giơ má cho người ta giật râu.
Đó là một hành hạ hết sức dã man tàn nhẫn vì đối với người trung đông bộ râu là
niềm vinh dự và là dấu chỉ sức mạnh của đấng nam nhi.
13. HỎI: Kiểu nói:‘tôi trơ mặt ra như đá’ có nghĩa gì?
THƯA: Kiểu nói ấy diễn ta sự quyết tâm và lòng can đảm:
‘Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng’. Đó không phải là thái độ kiêu căng và
tự phụ mà là lòng tin tưởng mãnh liệt vào Thiên Chúa: ‘Đấng tuyên bố rằng tôi
công chính, Người ở kề bên. Này, có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn
dám kết tội?(Is 50,8-9).
14. HỎI: Hình ảnh người Tôi tớ ấy phác họa hình ảnh
ai?
THƯA: Diện mạo người Tôi tớ phù hợp hoàn toàn dung mạo Đức
Ki tô. Luôn chăm chú lắng nghe Lời Thiên Chúa Cha phán dạy với một niềm tin tưởng
vững vàng không gì lay chuyển và niềm xác tín chắc chắn sẽ chiến thắng ngay
trong thử thách, đó là những nét đặc điểm của Chúa Giê su trong cuộc khổ nạn.
15. HỎI: Lệnh truyền của Chúa Giê su (Mc 11,1-6) ra cho hai môn đệ đi trước chuẩn bị
cho Ngài vào Thánh Thánh có ý nghĩa gì?
THƯA: Lệnh truyền của Chúa Giê su trong đoạn Mc 11,1-6
nhằm cho thấy Chúa Giê su là đấng sắp xếp tất cả mọi sự sẽ xảy ra trong tương lai. Ngài đã biết trước, dự phòng trước và sắp xếp theo như ý Thiên Chúa Cha đã định cho Ngài. Ngài không bị bất ngờ, nhưng hoàn toàn chủ động mọi biến cố sắp đến. Ngài đi vào cuộc Thương Khó với
đầy đủ ý thức về cách thế, mục tiêu và ý nghĩa cuộc Khổ nạn sắp tới.
16. HỎI: Theo Mác cô, tại sao Chúa Giê su đã sử dụng
lừa thay ngựa để tiến vào thành thánh Giê ru sa lem?
THƯA: Việc Mác cô kể lại việcChúa Giê su sai các môn đệ
đi tìm cho Ngài một con lừa nhằm cho thấy điều mà Da ca ria đã tiên sấm đã được
thực hiện: Vua thiên sai sẽ ngồi trên lưng lừa để tiến vào
thành thành Giê ru sa lem (Dcr 9,9). Thay vì cưỡi ngựa chiến với đoàn quân tiền
hô hậu ủng, Ngài đã khiêm tốn ngồi trên lưng
lừa từ
tốn như một vị Vua nhân hậu đi vào thành của Ngài.
17. HỎI: Đám đông reo hò mừng rở đón Chúa Giê su
vào thành là ai vậy?
THƯA: Đó là đoàn người đi theo Chúa vì đã được chữa lành
bệnh, hoặc đã được Ngài cho ăn no. Họ vui mừng đón chào Chúa Giê su với niềm hi
vọng là Ngài sẽ tái lập vương quốc hùng cường và cực
thịnh của Vua Đa vít ngày xưa. Niềm hi vọng Thiên
sai ấy hoàn toàn trần tục đi ngoài những gì mà Chúa Giê su nhắm đến.
18. HỎI: Còn các môn đệ và lãnh đạo Do thái giáo
thì sao?
THƯA: Cả các môn đồ của Chúa Giê su cũng thế, họ phấn khởi
vui mừng vì cái ngày họ mong đợi từ lâu đã đến. Mỗi người nuôi một giấc mộng,
nhưng tất cả đều tin chắc rằng mình sẽ được dự phần vào
vinh quang sắp đến. Còn lãnh đạo Do thái thì chấn động, kinh hoàng và sợ rằng
quyền bính họ lung lay và sắp sụp đổ. Tất cả đều cho thấy họ hiểu sai về tính
cách thiên sai của Chúa Giê su.
19. HỎI: Tại sao đám đông lại tung hô: “Đa vít là
cha chúng ta”?
THƯA: Lời tung hô trên xem ra có vẻ kì lạ, vì chẳng bao
giờ người ta gọi Đa vít là cha, một tước hiệu chỉ dành cho các tổ phụ, nhất là
Abraham. Vì thế, cách gọi Đa vít là Cha cho thấy niềm kì vọng mạnh mẻ nơi người
Do thái bình dân là muốn tái lập vương triều Đa vít.
20. HỎI: Trước sự kì vọng to lớn của người dân,
Chúa Giê su đã đáp ứng như thế nào?
THƯA: Chúa Giê su đáp ứng kì vọng của họ một cách khác hẳn.
Ngài chính là Vua nên lần nầy Ngài bằng lòng để cho người ta công kênh và tung
hô. Nhưng cách thức làm Vua của Ngài hoàn toàn khác với những
gì người ta quan niệm. Quyền bính của Ngài không phải để áp chế, nhưng để
phục vụ. Ngài làm vua trong tư cách một người tôi tớ,
tùng phục thánh ý Thiên Chúa Cha cho đến chết, để mang lại quà tặng vô giá cho
loài người là ơn cứu độ.
21. HỎI: Tại sao các bài thương khó trong các tin
mừng lại không giống nhau?
THƯA: Mỗi tác giả đều trình bày cuộc thương khó Chúa Giê su theo quan điểm về Ki tô học của mình. Trong tin mừng
Mác cô, cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giê su được mô tả một cách sống động,
là sự mạc khải căn tính của Chúa Giê su là Con Thiên Chúa như viên quan Rô ma khám phá (Mc 15,39). Còn Mát thêu thì nhằm mục đích cho thấy
mọi sự đã xảy ra để hoàn tất lời Kinh Thánh. Trong khi Luca thì cho thấy Chúa
Giê su chịu đau khổ là đấng cứu độ giàu lòng thương
xót tha thứ
cho những kẻ giết mình (Lc 23,34), và chấp nhận người trôm lành sám hối vào Nước
của ngài (Lc 23,43). Còn trong Gioan, tử nạn là ‘giờ’ Chúa Giê su được tôn
vinh.
22. HỎI: Bài đọc thứ nhất nói về điều gì và có
giúp chúng ta hiểu bài Thương Khó theo thánh Mác cô không?
THƯA: Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tiên tri Isaia mô tả
người Tôi tớ của Thiên Chúa dù bị hành hạ tơi
bời,
nhưng vẫn nhẫn nhục chịu đựng trong niềm vâng phục Thiên
Chúa Cha. Hình ảnh nầy được tái hiện trong cuộc Khổ nạn của Chúa Giê su. Thật vậy,
Ngài đã im lặng, “bị hành hạ, Ngài vẫn khiêm nhu, và không mở miệng thốt lên lời
nào. Như con cừu bị điệu đi giết, như
một
con chiên câm miệng trucớ người thợ xén lông, Ngài đã không mở miệng” (Is
53,7).
23. HỎI: Mác cô muốn đề cao điều gì nơi Chúa Giê su trong
trình thuật khổ nạn?
THƯA: Trong trình thuật khổ nạn,Mác cô muốn làm nổi bật
sự cô đơn và thái độ im lặng của Chúa Giê su. Thật vậy, sau
khi Phê rô chối Thầy, Chúa Giê su chỉ còn lại một mình. Những người phụ nữ chỉ
xuất hiện sau khi Ngài qua đời. Trong cuộc xử án, hầu như
Chúa Giê su không nói gì cả, khiến cho cả Phi la tô cũng phải ngạc nhiên
(15,4-5). Rồi trên thánh giá, lời cuối cùng của Ngài là lời cầu nguyện mở đầu của
Bài ca chiến thắng (Tv 21/22).
24. HỎI: Bài Thương khó trong tin mừng
thánh Mác cô đề cao khía cạnh nào trong mầu nhiệm Chúa Giê su?
THƯA: Bài Thương khó trong tin mừng thánh Mác cô đề cao hai khía cạnh
sau đây trong mầu nhiệm Chúa Giêsu: Ngài là Đấng Kytô-Vua, và Đấng Ki tô-Tư tế.
25. HỎI: Những chi tiết nào cho ta thấy Đức Ky
tô-Vua?
THƯA: Vương quyền của Đức Ki tô được đề cao qua các câu hỏi (15, 2:
‘"Ông là vua dân Do-thái sao?” Người trả lời: "Đúng như ngài nói đó’;
9: ‘"Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không?’;
12 ‘"Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do-thái?’)
lời nhạo báng của quân lính (15,18: ‘chúng bái chào Người: "Vạn tuế đức vua
dân Do-thái!’), của các thầy tư tế, luật sĩ (15,32: ‘Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ
xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin’), tấm bảng treo trên
thập giá.
26. HỎI: Những chi tiết nào cho thấy Đức Ki tô-Tư tế?
THƯA: Mác cô thường nhắc đến các thầy Tư tế
và gán cho họ trách nhiệm lớn nhất trong việc lên án và giết Chúa Giê su. Ngoài
ra, cùng với thánh Gioan, Mác cô nhắc đến chiếc áo choàng màu đỏ là màu tượng
trưng cho nhà Vua và vị Tư
tế.
27. HỎI: Mác cô đã ghi lại hai dấu chỉ nào cho thấy
“mọi sự đã hoàn tất”?
THƯA: Mác cô ghi lại hai dấu chỉ cho thấy ý nghĩa cái chết
của Chúa Giê su. Dấu chỉ thứ nhất: màn trong đền thờ bị xé làm hai (15,38), và
dấu chỉ thứ hai, lời tuyên xưng của viên bách quản
Rô ma (15,39). Dấu chỉ thứ hai cho thấy đích thực Chúa Giê su chính là Con
Thiên Chúa. Dấu chỉ thứ nhất cho thấy, cái chết Chúa Giê su loan báo một đền thờ
mới được hình thành nơi thân xác Phục sinh của Ngài,
đúng như lời Ngài đã tiên báo.