CHỦ NHẬT 33 TN A
Thật hạnh phúc
cho chúng ta vì được một Thiên Chúa yêu thương mời gọi đến sự sống. Nhưng có nhiều lần xác tín ấy lại được diễn tả sai
lầm khi cho rằng một Đấng tạo hóa độc tài nắm quyền sắp xếp tất cả mọi sự. Nhiều người tự hào khẳng định rằng mình
chắc chắc được vào Thiên đàng bởi vì đã không bao giờ làm điều gì xúc
phạm đến Thiên
Chúa. Điều đó là một sự khinh bỉ đối với Ngài và
tỏ ra hiểu sai về trách nhiệm của riêng mỗi người chúng ta.
Sách Khôn Ngoan 31,
10-13.19-20.30-31
Đoạn mô tả người phụ nữ hoàn hảo chắc chắn làm nhiều người thời nay ngạc nhiên,
vì thật quá xa lạ với lí tưởng của người người nữ thời đại chúng
ta. Nhưng điều quan trọng ở đây là cái cách thức mà một người mẹ gia đình
đáp ứng hoàn toàn ơn gọi của mình, theo quan niệm về vận số trong khung cảnh một nền văn hóa nhất định.
Thánh Vịnh 127
Hạnh phúc người hướng về Chúa, lo
tìm cách đáp trả sự chờ đợi của ngài,
người ấy sẽ đạt được thành công mỹ mãn.
Thư 1 Tê xa lô ni ca 5, 1-6
Thánh
Phao lô vừa trả lời cho các
thính giả của Ngài hỏi về việc Nước Thiên
Chúa đến. Ngài từ chối chiều theo
cách tính toán của họ về ngày giờ Chúa Trở lại. Điều quan trọng, đó là sống dưới sự hiện diện của tnc, sẵn sàng
đón tiếp đón Ngài bất cứ lúc nào. Người Ki tô hữu phải là người tỉnh thức số một.
Tin mừng: Mt 25:14-30
NGỮ CẢNH
Đoạn Tin Mừng nầy nằm trong
diễn từ cánh
chung (24, 3-25, 46), đi liền sau dụ ngôn mười cô
trinh nữ, nhằm giải thích lời khuyên
đi trước đó: “Vậy anh em
hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. Quả thế, như có người kia sắp đi
xa...” (25, 13). Do đó, điểm nhấn của dụ ngôn là: “Hãy tỉnh thức”.
Có
thể đọc đoạn văn theo bố cục như sau:
1.
Giới thiệu các
nhân vật: ông chủ và các đầy tớ (14-18)
2.
Ông chủ tính sổ (19-30)
TÌM HIỂU
Ông
cho người nầy năm yến, người kia hai
yến..: Các yến vàng ở đây là gì? Có nhiều cách giải thích:
có thể đó là các khả năng tự nhiên, hoặc là Tin
mừng hay Lời Thiên
Chúa, là chính Chúa Giê su Ki tô được Thiên
Chúa ban cho các môn dồ, hay đó
là những anh em phải giúp đỡ hay dẫn đến về đức tin, là trách nhiệm lãnh đạo trong
thế gian hay trong Giáo hội, cũng có thể là của cải vật chất phải phát triển “cho
Thiên Chúa” vv. Trong các cách giải thích
trên, cách thích hợp với chiều hướng Mt là đồng hóa
các nén vàng với Tin mừng, hoặc chính
xác hơn, với sự hiểu biết mà mỗi người phải có về Tin mừng (c. 15). Không phải là Tin mừng có thể được tăng
lên nhiều, nhưng theo nghĩa là sự hiểu biết của mỗi người về Tin mừng đòi phải kết thành hoa trái phuc vụ và yêu thương tha nhân. Theo cách đó, Tin mừng không tăng lên nhiều, nhưng được “khai
thác, áp dụng” trong đời sống mỗi người, tuỳ
theo ân huệ Thiên Chúa đã ban (ánh
sáng, quảng đại, can đảm, kiên nhẫn vv.). Một yến bạc (= talanton) tương đương với 35 kg (Israel) hoặc 21-26 kg (Hi lạp), hay 10.000 quan (một quan là tiền lương một ngày làm việc).
Ít:
Kiểu nói nầy hơi lạ, vì thực ra các
đầy tớ ấy đã nhận một số vốn kếch xù từ tay ông chủ rồi. Trong Lc (19, 17) thì dễ hiểu hơn. Thành ra số tiền trao
cho họ xem ra đã được thổi phồng lên
trong truyền thống Mt. Nhưng dù phải chịu tiếng là thiếu mạch lạc, Mt cũng vẫn giữ lại chữ “ít” trong các nguồn tài liệu của ông; điều nầy chứng tỏ ông hết sức trung thành trong việc lưu truyền cách
toàn vẹn các dữ kiện của truyền thống.
Tôi
đâm sợ: Một vài tác
giả nhấn mạnh rằng tên đầy tớ nầy đã thiếu tình
yêu đối với ông chủ; ý tưởng nầy nếu không
theo nghĩa mặt chữ thì cũng tiềm ẩn trong chiều sâu của bản văn; vì
Thiên Chúa của người tôi tớ lười biếng nầy chẳng phải là Thiên Chúa của Tin mừng thứ nhất sao?
Anh
đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi: Ông
chủ bắt đầu lặp lại những gì mà
người tôi tớ vừa nói về ông. Ông
không tự bào chữa nhưng chấp nhận, ít ra
là trên giả thuyết, ý tưởng người tôi tớ có về ông. Chính khi đi vào quan điểm của người tôi tớ mà ông sắp cho thấy y sai lầm. Nếu cho ông
là người hà khắc và bốc lột, thì đương nhiên y đã phải biết cẩn thận gửi tiền vào
ngân hàng để sinh lời, một chuyện không khó khăn gì hết. Đó là cái tối thiểu mà người ta có
thể đòi hỏi trong
những hoàn cảnh như vậy. Thành thử tên đầy tớ bất hảo, dù đứng trong quan điểm hẹp hòi và
sợ sệt của y, vẫn đã hành
động thiếu hợp lý với chính
mình.
Vì
phàm ai đã có, thì được cho
thêm..: Chúng ta đã gặp câu nầy ở câu
13,12; chắc hẳn đây là một tục ngữ bình
dân, hay một lời nói của Chúa
Giê su đã được Mt tách ra để đặt ở đây. Nó tóm tắt dụ ngôn cách tuyệt vời: trong ngày Chung thẩm, kẻ có,
nghĩa là kẻ đã trung thành làm các việc tầm thường trong đời sống trần gian, sẽ nhận được một phần thưởng lớn; nhưng kẻ không có
gì, nghĩa là đã bất trung
hay lười biếng, sẽ bị nghiêm
trị.
SỨ ĐIỆP
Dụ ngôn các
nén bạc.
Dụ ngôn nầy, ai
trong chúng ta cũng đều thuộc lòng vì đã
nghe qua rất nhiều lần. Khi
nói đến các nén bạc, chúng
ta thường nghĩ ngay đến các đức tinh hay tài năng cần phải phát
triển. Điều đó
không sai, nhưng
điều mà Chúa Giê su hôm nay muốn nói với chúng
ta quan trọng hơn.
Vào
thời Chúa Giê su, một nén thường
là một khối vàng hoặc
là bạc nặng ba mươi hay sáu mươi kí lô, tương đương với
tiền lương trong hai mươi hoặc ba mươi năm làm việc, thường là cả một cuộc đời. Một nén, hai nén và nhất là năm nén, đó là cả một tài sản kết xù. Vì
thế, trong dụ ngôn hôm
nay, các nén bạc ám chỉ đến những số tiền to lớn vô cùng
không được ban tặng miễn phí.
Nếu Chúa Giê su dùng những hình ảnh mạnh mẽ như thế, thì rõ ràng Ngài muốn gửi đến chúng ta một sứ điệp quan trọng. Ngài muốn cho
chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa giao phó miễn phí cho chúng ta những của cải quí giá nhất. Những của cải nầy tiếp tục thuộc về Ngài. Điều Ngài đòi nơi chúng ta, đó là quản lí, là làm lợi bằng tất cả những cố gắng của chúng ta. Của cải được giao
phó cho chúng ta, đó là tin mừng của Chúa Giê su Ki tô. Tin mừng ấy, giống như một ánh
sáng mà chúng ta phải chuyển thông để soi sáng
thế gian. “Hãy đi khắp muôn dân, chiêu tập môn đệ.” (Mt
28, 19).
Các
nén bạc ấy, một tài sản không lồ, là chính Nước Trời
mà chúng ta phải làm cho
lớn lên. Ai đã lãnh nhận năm nén, phải làm lợi năm nén khác; ai đã lãnh nhận hai nén cũng phải làm như vậy. Điều quan trọng không
phải là số lượng mà là việc mỗi người phải chu toàn trong trách nhiệm của mình ở bất cứ nơi mà Thiên Chúa đã đặt để. Chúng
ta phải tỏ ra xứng đáng với lòng
tin cậy mà Thiên Chúa gửi gắm nơi chúng ta. Có
nhiều ơn thiêng liêng, nhưng chỉ có một Chúa hành động nơi mỗi người. Vì thế mỗi người phải góp phần vào đó. Không ai khác có thể lãnh trách nhiệm làm
thay cho chúng ta. Vì sẽ có ngày
Chúa trở lại, đó là
lúc phải tính sổ. Chúng
ta đã làm gì với phép Rửa tội đã lãnh
nhận? Chúng ta có dùng mọi năng lực và trí
khôn của chúng ta để phục vụ cho Nước Thiên Chúa không?
Các
“đầy tớ trung
tín” được đưa hưởng niềm vui
trong Nước Chúa mà họ đã tham gia xây dựng. Ai không làm gì sẽ bị loại ra ngoài. Nhưng tội nặng nhất, đó là
lười biếng; thật ra, người ấy không hiểu đúng
giá trị to lớn của số vốn đã được “giao
phó” cho mình. Người ấy không nhận ra lòng
tin tưởng của Thiên
Chúa. Lỗi của anh ta
là đã làm méo mó hình ảnh của Thiên Chúa, đã coi Ngài như một bạo chúa
không thể đến gần và đáng sợ. Khi
nghi ngờ Ngài, anh ta đã làm sai lạc những tương quan với Thiên Chúa. Trong khi Thiên Chúa đầy tình thương, thì anh ta lại thấy Ngài là một đối thủ đáng sợ. Người nầy không thể đi vào
niềm vui của Chúa bởi vì anh tự kết án chính mình khi đóng cửa với Thiên
Chúa. Con người đầy sợ hãi, vì
đã thiếu điều cốt yếu: anh ta
không yêu thương
“chủ mình.
Tin
mừng nói với chúng
ta về một “Ông chủ” để cho
chúng ta biết Thiên Chúa là ai. Nhưng để hiểu rõ, đoạn tin mừng nầy cần phải được các đoạn tin mừng khác
soi sáng. Thiên Chúa trước tiên là
Cha, một người Cha yêu
thương từng đứa con của mình. Ngài là Cha của đứa con
trai hoang đàng và đã ăn mừng lớn khi nó quay trở về nhà Cha.
Điều mà Chúa Giê su bác bỏ, không phải là những con người, mà là
một thái độ đối với Thiên
Chúa rất có thể là của chúng ta. Cả chúng ta
cũng có thể bị nguy cơ chỉ nghĩ đến sự an toàn
của cá nhân mình. Có người nghĩ rằng khi cẩn thận tuân giữ lề luật của Ngài,
khi trả lại cho
Ngài đúng y số vốn mà Ngài đã giao cho, là đã có tương quan tốt với Thiên
Chúa. Người ấy trả lại những gì Chúa ban cho đã làm cho Ngài thất vọng vì
Ngài đang chờ đợi nhiều hơn. Ngài chờ đọi một sự dấn thân liều mạng sống cho
Ngài. Ngài chờ đợi đức tin. Vì
phép Rửa và phép Thêm sức mà chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta phải quan
tâm đến những điều Thiên Chúa quan tâm, chúng ta phải đặt trọn vẹn cuộc sống chúng
ta nơi Ngài. Ai tin tưởng thì dám liều mạng, liên tục được thúc đẩy vượt qua chính mình và làm hết sức mình.
Chúng
ta đã lãnh nhận Tin mừng. Tin mừng ấy cần phải được loan
truyền và cho mọi người được biết. Là môn đệ Chúa Giê
su, tức là phải làm lợi cho Nước Trời đã được giao
phó cho chúng ta. Tin mừng đã được ban cho chúng ta không phải để chúng ta
giữ kĩ trong tâm hồn, mà là
để chúng ta làm ra hoa trái. Và mỗi người trong
chúng ta đều có trách nhiệm về việc kết trái nầy, vì sẽ có một ngày chúng ta phải trả lẽ.
Tin
mừng mà chúng ta tiếp nhận, đó là
“Tin mừng loan báo cho người nghèo”. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta đã làm gì với những người bất hạnh nhất trong
xã hội chúng ta? Tất cả những người ấy nằm trong kho tàng lớn lao mà Thiên Chúa giao phó cho chúng ta. Họ là những người Ngài yêu thương nhất. Chúng
ta không thể xây dựng và phát triển Nước Thiên Chúa mà không chiến đấu chống lại sự nghèo đói, bạo lực và mọi hình thức bất công.
Chính trong điều kiện đó chúng ta mới có thể sinh hoa trái cho Nước Chúa, và nhờ đó mà
chúng ta sẽ đi vào trong niềm vui của Thiên
Chúa.
ĐÀO SÂU
1.
HỎI: Sách Châm Ngôn là sách gì?
THƯA: Sách
châm ngôn thuộc loại sách khôn ngoan trong Cựu Ước được viết vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên. Đó là một bộ sưu tập những câu
châm ngôn dạy lẽ khôn ngoan - nghĩa là cách sống làm sao cho phù hợp với thánh
ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh ở đời. Bên cạnh đó, nó còn đề cập đến luân lý
sống hòa thuận
trong gia đình và
ngoài xã hội.
2.
HỎI: Nội dung
bài đọc một nói về điều gì?
THƯA: Bài
đọc một gồm các trích đoạn từ chương 31là bài thơ ca tụng người phụ nữ lí tưởng, thành
công trong cuộc sống. Người phụ nữ như thế đem lại cho những người lân cận điều mà
Thiên Chúa ước mơ ban cho nhân loại, đó là hạnh phúc.
3.
HỎI: Người vợ đảm đang là
người như thế nào?
THƯA: Là
người phụ nữ biết dùng
tài đức của mình
đem lại hạnh phúc
cho gia đình. Đó là người lao động giỏi, cần mẩn chăm
sóc chồng con và
nhà cửa, và
không quên rộng tay cứu giúp người nghèo và bất hạnh.
4.
HỎI: Kính sợ Đức Chúa (c 30) là sao?
THƯA: Kính
sợ Thiên Chúa có nghĩa yêu thương và trung
thành với Người. Kính sợ Thiên Chúa như thế là khởi đầu cho sự Khôn
Ngoan (Cn 9, 10).
5.
HỎI: Thế nào là
người phụ nữ lý tưởng?
THƯA: Là
người phụ nữ để cho mình
thấm nhuần sự khôn ngoan của Thiên
Chúa, để phản chiếu sự khôn
ngoan của Người trong mọi lãnh vực cuộc sống, từ ngôn từ hành vi
cho đến cách sống.
6.
HỎI: Ngữ cảnh bài tin mừng như thế nào?
THƯA: Đoạn Tin Mừng nầy thuộc thành
phần diễn từ cánh chung (Mt 24, 3-25,46), đi liền sau dụ ngôn mười cô trinh nữ, nhằm giải thích lời khuyên trước đó: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. Quả thế, như có người kia sắp đi
xa...” (25, 13). Do đó, điểm nhấn của dụ ngôn là: “Hãy tỉnh thức”.
7.
HỎI: Hai người đầu tớ đầu tiên do đâu mà được chủ khen ngợi?
THƯA: Hai
người đầy tớ được chủ khen ngợi vì đã
tin vào lòng tin tưởng to lớn mà ông chủ dành cho
mình, vì của cải được giao rất to lớn. Họ còn dám mạnh dạn đầu tư vào những việc rất nguy hiểm.
8.
HỎI: Còn người thứ ba?
THƯA: Người thứ ba thì
có thái độ ngược lại. Thay
vì tin vào Ông chủ, anh ta
lại sợ vì anh
nghĩ rằng ông chủ khó
tính. Anh ta không hiểu rằng, khi đã giao cho anh một số vốn lớn như vậy, ông Chủ đã hoàn
toàn đặt tin tưởng nơi anh.
9.
HỎI: Bài học ấy dành cho ai?
THƯA: Giáo
huấn ấy dành
cho các môn đệ. Trong suốt thời gian chờ Chúa trờ lại như lời Ngài đã
hứa, các môn đệ phải biết khôn
ngoan gìn giữ kho tàng Lời Chúa: phải có những sáng kiế làm cho
Lời Chúa sinh hoa trái như lời Ngài dạy: “chính
Thầy đã chọn anh em,
và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái” (Ga 15, 16). Họ không được sợ, vì “Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình
yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi” (1Ga 4, 18).
10.
HỎI: Câu: “Phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng
sẽ bị lấy đi”. Phải hiểu như thế nào?
THƯA: Mới nghe thì dường như bất công, nhưng thực ra đó
không phải là lời lên án
mà là một lời cảnh báo: Khi người ta chọn đúng hướng, thì mỗi phút, mỗi bước chân đưa ta đến gần mục tiêu hơn; còn ai quay lưng lại thì mỗi phút, mỗi bước chân
làm chúng ta xa lìa mục tiêu hơn. Trong sách
Châm Ngôn cũng nói điều tương tự: “Hãy giáo huấn người khôn, họ sẽ khôn hơn nữa. Hãy dạy bảo người công chính, họ sẽ hiểu biết thêm.” (9, 9).
11.
HỎI: Đặt trong bối cảnh lịch sử cuộc đời Chúa
Giê su, dụ ngôn có nghĩa gì?
THƯA: Chúa
Giê su nói dụ ngôn nầy trước cuộc Khổ nạn. Vì thế, Ngài
chính là ông chủ đixa. Trước khi đi, Ngài giao phó kho tàng Lời Thiên Chúa cho các môn đệ với ước mong là họ có những sáng kiến và can
đảm chấp nhận nguy hiểm để cho Lời Chúa
mang lại hoa trái. Chúa Giê su mời gọi họ phải tin tưởng vào Ngài, đừng sợ sống Lời Chúa và để cho Lời Chúa biến đổi cuộc sống.
12.
HỎI: Dụ ngôn
‘các nén vàng’ gửi đến chúng ta sứ điệp gì?
THƯA: Dụ ngôn các nén vàng mời gọi chúng
ta bao lâu còn sống trên
thế gian phải trung
thành và chuyên cần làm việc để những ơn lành cũng như mọi tài
năng mà Ngài đã ban cho chúng ta được sinh
hoa trái.
13.
HỎI: Trong bài tin mừng có thêm lời khuyên
‘tỉnh thức’ không?
THƯA: Có.
Tuy nhiên lời khuyên ấy được trình
bày dưới góc cạnh khác.
Đó là phải tỉnh thức, chuyên cần làm
cho những « nén vàng »
đã lãnh nhận sinh hoa trái
và phát triển. Đó là
trách nhiệm mà người ki tô hữu phải hoàn thành cho thật tốt.
14.
HỎI: Phải làm lợi cho ‘số vốn tin mừng’ như thế nào?
THƯA: Nén
vàng quí giá nhất Chúa
ban chính là tin mừng. Khi
nhận được rồi, người ta
không có quyền để nó nằm yên, chẳng sinh lợi. Nhưng phải để cho Tin
mừng biến đổi mình và trong mọi hoạt động, phải cảm hứng từ đó, để cuộc sống được thấm nhuần tinh thần tin mừng. Chỉ như thế họ mới tỏ ra
“trung thành” với Đấng đã trao phó nó cho chúng ta.
15.
HỎI: Ông chủ trong dụ ngôn dường như biết rõ các đầy tớ của mình?
THƯA: Đúng
vậy. Ông biết khả năng của từng người đầy tớ nên đã
giao của cải tùy
theo khả năng đó. Ông chủ trong dụ ngôn
chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài biết rõ cách sống, khả năng của từng người, nên
phân phát ơn
ban tùy theo múc độ đáp trả của họ. Ai có thể làm lợi nhiều, sẽ được giao
nhiều, còn ai làm lợi ít, sẽ được giao
ít.
16.
HỎI: Tại sao hai
người đầy tớ trung thành được chủ khen ngợi?
THƯA: Hai
người đầy tớ trung tín đã đơn giản làm điều chủ mong chờ họ. Họ đã làm một cách
vui vẻ hăng say. Như thế, họ chứng tỏ mình khắng khít với chủ. “Nếu các ngươi giữ lệnh truyền của Ta, các ngươi sẽ lưu lại trong lòng yêu mến của Ta” (Ga
15, 10). Các tôi tớ đó chẳng làm gì phi thường: họ chỉ chu toàn bổn phận mình, đã tìm cách khai thác, trong cuộc sống, sức mạnh của Tin mừng hằng thúc đẩy họ mến yêu –
và điều đó làm ông chủ hài
lòng: ông kính trọng và đối xử với họ như bạn hữu, và mời họ vào hưởng hạnh phúc của ông: “Tôi tớ lương hảo cùng trung trực, hãy
vào trong hoan lạc của chủ ngươi”.
17.
HỎI: Tội của người đầy tớ thứ ba hệ tại ở đâu?
THƯA: Người đầy tớ bất trung ấy đã không hiểu rằng, khi trao cho y một phần gia sản mình, ông chủ đã tỏ ra hoàn toàn tin tưởng ở y. Y đã
chẳng khám phá ra tình yêu và lòng tin tưởng của chủ. Vì thế y đã sống trong nỗi lo sợ.
18.
HỎI: Đó có phải là hình
ảnh của những tín hữu bất trung không?
THƯA: Phải. Đó là hình ảnh của người Ki tô hữu nào hôm nay xem Tin mừng là một bản liệt kê các
điều răn và huấn lệnh thay vì là một tin vui
cứu độ và là lời mời gọi yêu thương mọi người anh em. Họ xem
Thiên Chúa như
một ông chủ khó
tính, đòi hỏi quá nhiều điều mà họ không thể chu toàn
được. Sống đức tin trở thành một cuộc sống đầy vất mà không thấy hứng thú gì.
19.
HỎI: Trong dụ ngôn có
ba người tôi tớ, nhưng thực sự chỉ có hai mẫu người phục vụ, đó là những mẫu người nào?
THƯA: Mẫu người phục vụ tốt và
trung tín, cần mẫn làm việc cho chủ, và mẫu người phục vụ xấu từ chối làm việc và phán quyết bất công cho ông chủ. Từ đó, có
hai cách phục vụ Thiên Chúa: hoặc trung thành làm việc để làm cho
những gì Ngài ban được sinh hoa trái, phục vụ Giáo Hội và tha nhân. Hoặc từ khước chống lại quyền của Ngài, không làm gì cả khiến cho những ơn ban của Ngài trở nên vô ích.
20.
HỎI: Do đó, ông chủ lên án người đầy tớ?
THƯA: Không,
chính người ấy tự lên án mình, vì anh ta đã hành động trái lệnh của chủ. Vấn đề ở đây không phải là làm
lợi ít hay nhiều, mà là
vâng lệnh làm theo lời chủ dạy. Đối với Thiên
Chúa cũng thế, người tôi tớ cần phải vâng lời và làm theo những gì Ngài dạy bảo. Chính thái độ bất tuân đã lên án những người tôi tớ xấu xa.
21.
HỎI: Đâu là hoàn cảnh phát sinh dụ ngôn ấy?
THƯA: Dụ ngôn trên đây có lẽ phát xuất từ hoàn cảnh một cộng đoàn
đang mê ngủ, an nhàn, bằng lòng với những gì mình đang thụ hưởng mà
không tìm cách phát triển trong
cuộc sống đức tin. Ngày hôm nay hơn bao giờ hết, dụ ngôn ấy có tính
thời sự. Thực vậy, một Ki tô giáo im lìm, nhạt nhẽo, ươn lười không phải là tôn
giáo mà Chúa Giê su mong muốn.
22.
HỎI: Một ki tô
giáo như vậy có ích lợi không?
THƯA: Không,
không có ích lợi gì cả. Người ki tô hữu phải nhiệt thành, không sợ loan báo Đức Ki tô
và tin mừng. Nếu thực sự người ki tô hữu tin rằng họ đã nhận được đầy đủ mặc khải về Thiên Chúa, nếu thực sự họ tin rằng Con
Thiên Chúa đã tận hiến cuộc sống trong bí tích Thánh Thể, thì làm sao có thể im lặng và giữ kho tàng phong phú thiêng liêng và nhân bản ấy riêng
cho mình được.