Suy
Niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXIV Thường Niên
TÂM TÌNH NGƯỜI GIEO GIỐNG
LỜI CHÚA: Lc 8, 4 – 15
(4) Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành
thị, người ta kéo đến cùng Ðức Giêsu. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng:
(5) "Người gieo giống đi ra gieo hạt giống
của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm
lên và chim trời ăn mất. (6) Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên,
lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. (7) Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai
cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. (8) Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và
khi mọc lên, nó sinh hoa kết qủa gấp trăm". Nói xong, Người hô lên rằng:
"Ai có tai nghe thì nghe".
(9) Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa
gì. (10) Người đáp: "Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm
Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không
nhìn, nghe mà không hiểu.
(11) "Ðây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là
lời Thiên Chúa. (12) Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe
nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. (13)
Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ
không có rễ. Họ tin nhất thời, và trong thời thử thách, họ bỏ cuộc. (14)
Hạt giống rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo
lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và
không đạt tới mức trưởng thành. (15) Hạt giống rơi vào đất tốt: đó
là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ
kiên trì mà sinh hoa kết quả.
SUY NIỆM
Một ông
vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn kinh Phật. Người phụ trách việc đọc
kinh này là nhà sư thông thái Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng
kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe Và ngày nào ông cũng đặt
câu hỏi: “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dien giải không?”. Nhưng lần nào nhà
vua cũng chỉ trả lời:
“Khanh
nên hỏi điều đó với khanh trước đã”. Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được
giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi
sự và bẩt đâu sống như người hành khất. Trước khi ra đi, ông nổi với vua: ‘Tâu
bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được: Giác ngộ và hiểu biết đích thực
chính là thực thi chăn lý”.
Chúa
Giêsu chính là Lời, mà Lời ấy chính là chân lý và chân lý ấy cũng chính Ngài là
người thực thi. Dụ ngôn gieo giống chúng ta vừa lắng nghe, cho chúng ta thấy
Tâm Tinh Cua Người Thực Thi Chân Lý hay ta có thể nói Tâm Tinh
Người Đi
Gieo Giống hôm nay.
Người đi
gieo đã gieo một cách hào phóng: ông vốc từng vốc lớn và rộng ray vung vãi. Ông
gieo không tính toán, không loại trừ. cả mảnh đất màu mỡ lẫn mảnh đất sỏi đá,
gai góc cung được hưởng ơn mưa móc. Cả đến lối mòn có bước chân người cung
không bị lãng quên. Người đi gieo không bỏ rơi một mảnh đất nào, một ngõ ngách
nào. Ông luôn muốn cho hạt giống được gieo vãi khắp mọi nơi.
Người đi
gieo dã gieo một cách kiên trì, ông gieo bất kể ngày đêm, bất kể mưa nắng hay
thất bại. Đợt gieo giống đầu tiên đã thất bại vì chùn chóc tha đi. Đợt hai thì
bị sỏi đá, nắng hạn, cây lúa mất mùa. Đợt ba thì bị gai góc bóp nghẹt, cây lúa
bị lụi tàn, ông vẫn không nản, cứ gieo đợt thứ tư. Ông đúng là người đi gieo hạt
không biết mỏi mệt.
Người đi
gieo đã gieo trong niềm hy vọng. Niềm hy của ông thật lớn lao. Chính với niềm
hy vọng ấy, ông đã dám đầu tư tất cả tiền bạc, sức khỏe, thời giờ của ông vào
việc gieo hạt. Chính niềm hy vọng ấy đã giúp ông đủ sức mạnh vượt qua những khó
khăn, đứng vững trước những thất bại. Vì hy vọng, ông gieo cả trên lối đi, trên
đá sỏi, trong cỏ gai. Ông tin rằng có gieo thì có gặt. Chính niềm hy vọng ấy đã
giúp ông kiên trì và sau cùng đi đến thành công.
Người đi
gieo đã gieo trong tình thương yêu. Tình yêu thương của ông dạt dào lắm, nên
ông đã không ngại hao tốn tiền của, tâm trí, sức lực. Tình thương ấy bao la lắm,
nên ông động lòng thương đến cả những mảnh đất chai cứng, đá sỏi, gai góc. Tình
yêu thương ấy mãnh liệt lắm, nên ông mong sẽ cảm hóa được cả gai góc, sỏi đá,
biến chúng thành đất màu mỡ phì nhiêu. Ông có quyền chọn đất tốt mà gieo. Nhưng
tình thương yêu mãnh liệt không cho phép ông làm thế. Vì ông không muốn loại trừ
những miền đất chai cứiig chứa đầy sỏi đá, có gai và mong “tình thường sẽ phủ lấp
muôn vàn tội lỗi”.
Các bạn
thân mến,
Nhà sư
giác ngộ nhờ chất vấn mình nên nhận ra: thực thi chân lý chứ không phải lý thuyết.
Từng người chúng ta hãy tự hỏi: Lời Chứa hôm nay tôi có quảng đại, hy vọng,
kiên trì và yêu thương anh chị em bằng chính đời sống thực hành hay tôi chỉ có
nói trên môi trên miệng?
Lm. Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB