Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 16

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XVI

THƯỜNG NIÊN NĂM B

LỜI CHÚA:  ( Mt 12, 38-42)

          giesu.jpg Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisiêu nói với Đức Giêsu rằng : “ Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ.” Người đáp : “ Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy. Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng ; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa. Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômôn; mà đây thì còn hơn vua Salômôn nữa.

SUY NIỆM:

          Chúng ta đang ở trong những trang Tin Mừng thuộc phần IV của Thánh sử Matthêu với chủ đề Mầu nhiệm Nước Trời. Chúa Giêsu đã rao giảng Mầu Nhiệm ấy bằng chính lời nói và hành động của Ngài. Với các phép lạ xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh tật…, Ngài minh chứng Nước Trời đã hiện diện, nhưng người Do Thái một mực cứng lòng. Họ phủ nhận quyền lực Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa, cho đó là do tướng quỉ giúp sức. Cứ sau một phép lạ chữa lành là người Do Thái đều bàn kế lập mưu giết Chúa Giêsu. Hôm nay, sự ghen tức và độc ác đã lên đến cao điểm, đến độ họ đòi Chúa Giêsu “ trình diễn” một dấu lạ để minh chứng : Ngài đến từ Thiên Chúa. Chúng ta sẽ thấy phản ứng của Chúa Giêsu ra sao trước đòi hỏi quái ác này.

           Các kinh sư và người pharisiêu yêu cầu Chúa Giêsu “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ” (c. 38). Khi họ thốt lên những lời này, không phải để củng có niềm tin yếu kém của họ nhưng chỉ là một sự thách thức. Vô Tình, họ đã giẫm phải bước của cha ông họ xưa kia, khi thách thức Thiên Chúa trong sa mạc, trên đường về Đất hứa. Đó cũng là âm nưu của ma quỉ đã thách thức Chúa Giêsu trong sa mạc trước khi Ngài ra đi loan báo Tin Mừng. Và Chúa Giêsu đáp : “ Thế hệ gian ác và ngoại tình này”. Ngài đã nhìn rõ chân tướng của họ đầy gian ác khi lập mưu tính kế hại người anh em đồng loại chỉ vì ghen tỵ. Họ đầy sự “ ngoại tình” vì không tin tưởng vào quyền năng và ơn cứu độ của Thiên Chúa đã đến trần gian qua Con Người Giêsu. Đối lại thái độ đòi hỏi dấu lạ nhãn tiền của họ, Chúa Giêsu buộc họ phải có lòng tin. Nhưng họ vẫn cứng lòng. Vì thế, Chúa Giêsu nói : họ chỉ có thể thấy “ dấu lạ Giôna” mà thôi. Và Ngài tiên báo : như Giôna trong bụng cá ba ngày, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy ( x.c. 40). Ở đây, Ngài so sánh mình với ngôn sứ Giôna. Một ngôn sứ chỉ rao giảng Lời Chúa mà dân thành Ninivê hối cải, không cần phép lạ hay dấu chỉ nào, vì họ tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Thật thế, Chúa Giêsu là vị ngôn sứ vĩ đại mà Thiên Chúa đã sai đến cho dân Người, dân Israel. Ninivê ăn năn trở lại vì họ nhận ra Giôna là ngôn sứ của Chúa Giêsu. Còn người Do Thái vì không muốn ăn năn hối cải nên họ phủ nhận vai trò ngôn sứ của Chúa Giêsu. Họ giả điếc làm ngơ để không phải thống hối ăn năn, vì Dân chúng còn nhận ra nơi Chúa Giêsu “ không có ai ăn nói khôn ngoan như ông này” và  “ Người giảng dạy như Đấng có Thẩm quyền” ( Mt 7,29), thì có gì mà các kinh sư và người Pharisiêu là những kẻ thông luật, lại không biết có một vị ngôn sứ cao cả ở giữa họ. thậm chí Người Pharisiêu là những kẻ thông luật, lại không biết có một vị ngôn sứ cao cả ở giữa họ, thậm chí Ngài đã tỏ ra mình là Đấng Mêsia đến từ Thiên Chúa qua đời sống của Ngài hay sao?

           Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm, ý Chúa Giêsu tiên báo về sự Phục Sinh của Ngài sau cái chết trên Thập giá. Phục Sinh  là cao đỉnh và là dấu lạ vĩ đại nhất khẳng định thiên tính của Chúa Giêsu: Người chính là Thiên Chúa và đến từ Thiên Chúa. Ngài là Chúa của kẻ sống và kẻ chết. Ngài chiến thắng và thống trị tội lỗi, ma quỉ và sự chết. Dấu lạ về sự Phục Sinh của Ngài do chính Ngài tiên báo và hành động. Ngài vừa là người rao giảng và cũng là người làm chứng về sự kiện này. Vậy mà người Do Thái vẫn cứng lòng.

          Trong câu 41. Chúa Giêsu cảnh thức họ về hậu quả của sự cứng lòng : Dân thành Ninivê  sẽ kết án người Do thái đã không tin vào vị ngôn sứ cao cả hơn Giôna nhiều. Họ kết án người Do Thái vì xưa kia chỉ cần một lời giảng của Giôna mà họ đã thay đổi toàn bộ đời sống, bỏ đường tội lỗi mà quay về nẻo chính đường ngay. Còn ngày nay, người Do Thái chứng kiến biết bao dấu lạ Chúa Giêsu làm, cùng ăn cùng sống với Chúa Giêsu nghe những lời giảng dạy đầy tình thương và uy  quyền của Ngài mà vẫn  lòng chai dạ đá, thì không bị kết án sao được?

          Chúa Giêsu còn so sánh mình với một nhân vật nổi tiếng khôn ngoan trong dòng lịch sử cứu độ. Vua Salômôn. Sự khôn ngoan này được Thiên Chúa ban cho, nhưng ông chỉ là một con người, thế mà Nữ Hoàng Phương Nam đã cất công đến tận nơi học hỏi sự khôn ngoan từ một con người ấy, mặc dù bà ở rất xa...và Chúa Giêsu khẳng định : Ngài còn hơn cả Salômôn nữa ( c.42).

          Qua 2 câu cuối, chúng ta thấy Chúa Giêsu không úp mở hay che giấu danh tánh của Ngài. Ngài xác định : Ngài là vị ngôn sứ, là Đấng Mêsia đến từ Thiên Chúa và hơn thế nữa Ngài là Thiên Chúa có quyền trên sự chết. Thật ra, khi đọc xong bài Tin Mừng này, chúng ta mới thấm thía câu nói của Thánh Sử Gioan “ Ngài đến nhà mình mà người nhà không tiếp rước” ( x. Ga, 1,11). Thiên Chúa yếu đuối là thế đấy. Ngài đón nhận và chờ đợi sự tự do đáp trả của con người, mặc dù Ngài có quyên để làm mọi sự.

           Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Chúa mà đã hạ mình làm một người phàm như chúng con. Một sự hạ mình quá đỗi. Hơn nữa, ngày nay vì yêu chúng con, Ngài đã trở nên của ăn nuôi dưỡng chúng con trong Bi Tích Thánh Thể. Ngài không còn là một con người bằng xương bằng thịt nữa, nhưng trở nên tấm bánh nhỏ bé, tầm thường, mỏng manh.... Xin cho chúng con biết nhận ra Tình Yêu vĩ đại của Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể, một Tình Yêu chờ đợi sự đáp trả.

           Lạy Chúa Thánh thần, xin uốn lòng cứng cỏi của chúng con. A.men.

   Nữ Tỳ Thánh Thể.                                  


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVI Thường Niên_Lm Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVI Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVI Thường Niên Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVI Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên _Lm Giuse Mai Văn Điệp
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVI Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVI Thường Niên Năm C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVI Thường Niên Năm C_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVI Thường Niên - Lm. Tam Thái

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B: QUAN TÂM. Liêm Lương
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B: DẤN THÂN PHỤC VỤ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊSU. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B: NGHỈ NGƠI BÊN CHÚA. Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Phao Lô Nguyễn văn Đông
     SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A- LỄ THÁNH MARIA MADALENA. Maria Chinh Anh OP.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A-THIÊN CHÚA KIÊN TRÌ VÀ ĐẦY KHOAN DUNG. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     DỤ NGÔN CỎ LÙNG HẠT CẢI, MEN BỘT.Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A- TỰ DO CỦA CON NGƯỜI. Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A- NHẪN NẠI ĐỢI CHỜ.Lm. Giuse Nguyễn Hữu An