SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN
NĂM B
CHỐN LUYỆN
HÌNH
LỜI CHÚA : Luca 23, 33. 38-43
(33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào
thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (38) Phía trền đầu Người, có bản án viết:
"Ðây là vua người Dothái". (39) Một trong hai tên gian phi bị treo
trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự
cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" (40) Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang
chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích
đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu:
"Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo
thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".
SUY NIỆM
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta về lòng thương xót
của Chúa đối với người tử tội biết sám hối ăn năn. Như thế dường như làm cho
chúng ta quên đi một sự chuẩn bị quan trọng trước khi được ở trong nước Chúa.
Đó là tình trạng thanh luyện mà chúng ta thường gọi là “ở luyện tội”. Ca dao Việt Nam có câu:
“Ngọc kia
chẳng dũa chẳng mài,
Cũng thành
vô dung, cũng hoài ngọc đi!
Con người ta
có khác chi?”
Viên ngọc kia trở nên quý giá là nhờ mài dũa. Cũng
vậy, Kitô hữu phải cố gắng thanh tẩy mình khỏi tội lỗi. Làm sao chúng ta có thể
làm được chuyện ấy? Chắc chắn là phải nhờ ân sủng của Thiên Chúa nơi Đức Ki-tô,
Ngài là đầu nhiệm thể, Ngài đã liên lết tất cả chúng ta là những chi thể của
Ngài trở nên một nhiệm thể duy nhất. Ngài chính là sự sống của anh chị em Kitô
hữu. Đây là mối dây liên kết vững bền, một sự biến đổi thật kỳ diệu Thiên Chúa
đã thực hiện qua mối hiệp thông trong ba Giáo Hội: Giáo Hội chiến thắng là các
thánh trên trời, Giáo Hội chiến đấu là chúng ta ở trần gian, Giáo Hội thanh
luyện là các linh hồn nơi luyện ngục. Trong tinh thần hiệp thông này, sự thánh
thiện của một người sinh ích cho toàn thể Giáo Hội, còn hơn nhiều lần so với
những thiệt hại mà tội lỗi gây nên cho những người khác. Do đó, những người tội
lỗi được hưởng nhờ lời cầu nguyện và sự hy sinh của những người thánh thiện.
Luyện ngục là gì? Những việc lành mà chúng ta đã
làm, bên cạnh đó còn có biết bao sai sót và lỗi lầm. Vậy điều gì đem lại hy
vọng cho chúng ta? Luyện tội là tình trạng chúng ta được thanh luyện để đạt
phần rỗi đời đời. Ở đó một số người đang được thanh luyện và tràn đầy niềm hy
vọng nơi Chúa. Vì thời gian thanh luyện lâu dài, niềm hy vọng khát khao đến
ngày được lên cùng Chúa càng được củng cố. Trong tình trạng đó, người ta sống
mà không thể làm được gì để tự cứu lấy linh hồn mình. Vì thế Thiên Chúa muốn
dùng những hy sinh nhỏ bé của chúng ta để cứu vớt họ. Trong cuộc sống đời
thường, chúng ta thấy, bất cứ vật gì trần gian này, muốn nên tinh sạch cũng cần
phải tẩy rửa, có những thứ còn cần phải thanh tẩy bằng lửa. Trong thực tế,
chúng ta hãy nhìn lên thân phận Đức Giê-su trên thập giá, Ngài không có tội gì,
nhưng để cứu độ chúng ta, Ngài phải chịu khổ nhục, vác thập giá và cuối cùng
hiến mạng sống trên thập giá để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tự nghĩ xem, chúng
ta có thể đi con đường nào khác ngoài con đường mà Đức Ki-tô đã đi để cứu độ
chúng ta? Đôi khi chúng ta nghĩ, theo bản tính tự nhiên của con người: làm gì mà
có luyện tội, đó chỉ là chuyện bịa đặt thôi! Nhưng ai là người dám cả gan đứng
thẳng trước nhan Thiên Chúa? Chúng ta tất cả chưa ai ở trong tình trạng đứng
trước toàn phán xét của Chúa đễ chịu xét xử theo lẽ công bình. Chúng ta hãy thử
nhìn hình ảnh của “chiếc bình vỡ”, chỉ còn ném đi thôi, nhưng Thiên Chúa muốn
làm cho nó lành lại. Luyện ngục mang ý nghĩa này, Thiên Chúa có thể nhặt những
mãnh vỡ để làm cho lành lại. Đó là cách thế Thiên Chúa thanh luyện chúng ta để
chúng ta có thể đến với Ngài, có thể đứng vững trước nhan Ngài. Luyện ngục nơi
thanh tẩy chúng ta khỏi những vết nhơ của tội lỗi, gột rửa những bất xứng trước
tôn nhan Chúa, để chúng ta có thể hưởng kiến tôn nhan Ngài. Như thế, trong mối
hiệp thông của ba Giáo Hội , chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh hồn này.
Chúa phán với chị Faustina: “Con hãy dâng lên Cha
các linh hồn nơi luyện ngục. Hãy nhận chìm họ trong đại dương thương xót của
Cha, làm dịu ngọn lửa hồng đang thiêu đốt họ. Tất cả những linh hồn này được
Cha hết dạ yêu thương, họ đang đền trả những sự công chính của Cha. Chỉ có
chúng con mới đem lại sự giải thoát cho họ. hãy nhận lãnh mọi ân xá từ kho tàng
Giáo Hội và dâng cho các linh hồn đó. Ôi nếu con hiểu được những cực hình mà họ
phải chịu, chắc con sẽ không ngừng làm việc lành phúc đức để dâng lên Cha thay
cho họ và giúp họ đền trả sự công chính của Cha”.
Cùng với tác giả Thánh Kinh, chúng ta cùng kêu lên
Chúa thay cho các linh hồn nơi luyện ngục:
Ôi lạy Chúa! Nếu như Ngài
chấp tội,
Nào có ai đứng vững được
chăng ?[1]
Lạy Thiên Chúa!
Xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
Mở lượng hải hà xoá tội
con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi
lầm, tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy. [2]
Sách tham khảo
BENEDICTUS, Day
by day with pope Bennedict XVI, November 2nd.
Sách Giáo Lý
Hội Thánh Công Giáo 1480 – 1481.
XUÂN UYỂN, Vườn
thánh thiện II, 219-222.
Tuần 9 ngày của lòng thương xót Chúa.
[1] Tv 130, 3
[2] Tv 50, 3-4