Suy Niệm Lời Chúa Tuần XV Thường Niên
AI LÀ NGƯỜI BÉ MỌN?
Lời Chúa: Mt 11, 25-27
25Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói:
"Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không
cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những
người bé mọn. 26Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. 27"Cha
tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha;
cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc
khải cho.
Suy niệm: “Lạy Cha là
Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn
ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”
Trong câu kinh thánh trên, lời đầu tiên mà
Đức Giêsu thốt ra từ môi miệng đó là “Lạy Cha”, lời ấy vừa hàm ý cho người nghe
hiểu rằng, Đấng mà Đức Giêsu sắp nói đến đây rất gần với Ngài, Đấng ấy là thân
phụ của Ngài. Tuy vậy, Đấng ấy cũng có liên hệ rất mật thiết với người nghe, bởi
Đấng ấy chính là “Chủ Tể trời đất”, tức là Đấng mà cả những người Do Thái và
dân ngoại ai cũng biết, ai cũng hiểu khi nhắc đến. Đó quả là một lời giới thiệu
tuyệt hay, vừa minh chứng mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha, cũng như
Chúa Cha và toàn thể dân chúng đang nghe. Như thế, điều Đức Giêsu sắp nói tiếp với
họ là điều có giá trị chung cho tất cả, chứ không riêng một ai.
Nhưng chúng ta hãy đọc tiếp lời Đức Giêsu
“Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này”. Như vậy,
“điều này” mà Chúa Cha “giấu” là điều gì vậy? Xin thưa rằng, trong bối cảnh của
đoạn Tin mừng “điều này” có nghĩa là Mầu nhiệm Nước trời. Tức là Chúa Giêsu
đang nói đến Vương quốc của Thiên Chúa, điều mà dân Do thái đang mong chờ, họ
mong chờ Đấng Mê-si-a đến, để tái lập vương quốc của Thiên Chúa, một vương quốc
hùng mạnh và rạng danh muôn thế hệ.
Đó là điều mọi người đang quan tâm chung, vậy
mà có vẻ như Chúa Cha “chơi xấu”, thiếu công bằng, cho người này biết mà lại
không cho người kia hay. Nhưng có bao giờ ta tự hỏi, tại sao Đức Giêsu lại nói
như vậy không? Phải chăng là Chúa Cha giấu thật, hay chính người đón nhận không
nhận ra. Và nếu chúng ta nghĩ ý thứ hai, tức là chân nhận rằng Thiên Chúa không
chơi xấu ai, chỉ là do ta không nhận ra thôi. Đức Giêsu đã từng nói, Thiên Chúa
cho mưa xuống trên cả kẻ công chính, cũng như kẻ bất lương. Như vậy, rõ ràng Mầu
nhiệm Nước trời ấy đã được công cáo, nhưng có người thì biết để đón nhận, có
người thì không.
Và rồi ta lại chú tâm để ý “Chúa mặc khải
cho người bé mọn”. Ồ như thế, ai là người bé mọn? Có phải ta đây không?
1.
Bậc khôn ngoan
– người bé mọn
Trong Tin mừng nhắc đến “Bậc khôn ngoan” và
“người bé mọn”. Bậc khôn ngoan ấy, chính là những kẻ ngạo mạn về chính sự hiểu
biết của họ, họ như chiếc ly đã chứa đầy nước, và Thiên Chúa không thể rót thêm
cho họ giọt nào nữa; nhưng ngược lại, họ tự cao tự đại và chỉ muốn dạy bảo kẻ
khác, như thể ly nước tôi đầy rồi đây, tôi chia cho anh bớt. Và như thế, đối tượng
mà Đức Giêsu muốn nói đến, chính là những nhà thông luật, biệt phái. Ngược lại,
những người “bé mọn” họ luôn khiêm hạ mà thú nhận rằng, họ cần lắng nghe để học
biết nhiều hơn, họ như ly nước còn vơi và Thiên Chúa rót thêm cho họ những “giọt
Lời” của Ngài. Như vậy người bé mọn là ai? Có phải là ta không?
2.
Người lớn – trẻ
nhỏ
Nhưng ta cũng có thể hiểu “người bé mọn” ở
một cách nhìn khác, thực tế hơn, gần gủi hơn. Người lớn và trẻ nhỏ. Người lớn
thì họ luôn nghĩ rằng, tôi đã lớn, tôi đã trãi qua sự đời, tôi có nhiều kinh
nghiệm, nhiều hiểu biết...Do vậy, trong mọi sự họ luôn bị chữ “sĩ”, bị “cái
tôi” làm mờ đi mọi thông điệp từ người khác. Ngược lại, “trẻ nhỏ” luôn muốn
khám phá, muốn tìm hiểu, muốn biết và rất dễ nghe và tin lời của người khác mà
không cần kiểm chứng. Như thế, khi mầu nhiệm Nước trời tuân đỗ trên ta, những
giáo huấn của Chúa Giêsu, của Hội Thánh, ta thử hỏi lòng mình đang đón nhận với
tinh thần nào, “người lớn” hay “trẻ nhỏ”? Vậy tôi đã là người bé mọn chưa?
3.
Người am tường
Giáo lý – người khao khát sự công chính, ơn cứu độ.
Và một điều nữa, chúng ta cũng nên nhìn đến
khi trả lời câu hỏi, Tôi đã nên người “bé mọn” chưa khi đón nhận Mầu nhiệm Nước
trời?
Chúng ta vẫn thường tự hào rằng, tôi đạo gốc,
tôi người kitô hữu tốt và am tường giáo lý, hiểu rành rẻ mọi giáo huấn của Giáo
hội. Thế rồi ta an tâm với đức tin của mình, ta an tâm với những hiểu biết của
mình và ngày này qua ngày khác, mọi giáo huấn của Hội thánh không còn gì mới mẻ
với tôi; dần dà tôi thấy những giáo lý ấy cũng bình thường và thậm chí là tầm
thường vì tôi đã biết, đã hiểu. Ngược lại, những người có thao thức về tôn
giáo, có thao thức về sự thánh thiện, sự công chính thì trong lòng họ luôn có
những khát khao cháy bỏng, muốn biết, muốn hiểu và muốn đào sâu hơn giá trị của
chân lý, của ơn cứu độ. Và thế là họ rất dễ dàng cảm nhận những chân giá trị từ
Hội thánh, từ những thừa tác viên của Chúa và họ ngày càng hăng say hơn trong đời
sống đạo. So sánh như thế, để mỗi người chúng ta tự hỏi, trong đời sống đức tin
hằng ngày, ta đón nhận giáo huấn của Chúa và mang ra thực hành với tâm thế nào,
“người am tường giáo lý” hay “người khát khao sự công chính”?
Qua những chia sẽ ấy, bạn và tôi hãy nhìn lại
đời sống mình để xem thử, tôi là ai? Tôi có phải là “người bé mọn” trong Tin mừng
mà Chúa Giêsu đang rao giảng?
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng và ngợi khen
Chúa, vì Chúa là Chủ tể trời đất, là Cha của mỗi người chúng con. Xin ban cho sự
yếu đuối của con Thánh Thần, để nhờ Ngài, con được biến đổi nên người bé mọn.
Và đến lượt mình, con chia sẽ Mầu nhiệm Nước trời ấy cho người khác, sau khi
con đã đón nhận. Amen.
Xuân Hạ, OMI