Hiểu biết, yêu mến
và đi theo Đức Giê-su Ki-tô
(Các bài đọc theo Sách Lễ, Phụng Vụ Dòng Tên)
Đnl
30, 11-14; Pl 3, 8-14; Lc 12, 49-50
LƠI
CHÚA: Lc 12,49 – 50
49
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong
phải chi lửa ấy đã bùng lên!
50
Thầy còn một phép rửa phải chịu, và Thầy
khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
SUY
NIỆM.
1. Yêu mến
Đức Giê-su
Hôm nay, hiệp
thông với các tu sĩ Dòng Tên trên toàn thế giới và tại Việt-Nam (khoảng 17
ngàn), chúng ta cử hành lễ nhớ thánh I-nha-xiô, còn được gọi là thánh I-nhã (1491-1556), vị
sáng lập Dòng Tên. “Dòng Tên”, nghĩa là “Dòng Giê-su” (tiếng La-tinh: Societas Jesu, tiếng Anh: Society of
Jesus, tiếng Pháp: Compagnie de Jesus;
chữ SJ thường được ghi phía sau tên của các tu sĩ Dòng Tên đến từ tiếng
La-tinh, Societatis Jesu, nghĩa là
“thuộc Dòng Chúa Giê-su”). Người Việt chúng ta vì tôn trọng Thánh Danh Giê-su,
nên gọi là Dòng Tên. “Thánh I-nhã sáng lập Dòng Tên”, điều này có thể làm cho
chúng ta thắc mắc: tại sao không phải là Dòng I-nhã, như các Dòng Biển Đức,
Dòng Đa-minh hay Dòng Phan-xi-cô?
Không cần
biết nhiều về cuộc đời của thánh nhân, chúng ta cũng có thể đoán ra lí do một
cách dễ dàng: đó là vì lòng yêu mến Chúa Giêsu. Thực vậy, vì lòng yêu mến chính
ngôi vị của Đức Giê-su, mà thánh I-nhã đã không lấy một nhân đức (chẳng hạn bác
ái, hèn mọn), không lấy một sứ vụ (chẳng hạn giảng thuyết hay thừa sai), và
ngài cũng không lấy một tước hiệu cao quí của Đức Ki-tô (chẳng hạn “Ki-tô Vua”,
hay “Chúa Cứu Thế”), và ngài cũng không lấy tên mình, hay không cho người ta
lấy tên mình, đặt cho Hội Dòng mà chính Chúa mời gọi ngài và các bạn sáng lập.
Thật ra,
cũng có nhiều người nêu ra vấn nạn: khi nghe “Dòng Giê-su”, người ta sẽ hiểu
lầm rằng Đức Giê-su đã lập ra cái Dòng này! Nhưng thánh I-nhã vẫn kiên quyết
lấy Thánh Danh Giê-su để đặt tên cho Hội Dòng do ngài và các bạn sáng lập, với xác
tín rằng chính Chúa Giê-su đã qui tụ ngài và các bạn trong một Hội Dòng, và với
lòng ước ao để cho một mình Đức Giê-su, chứ không phải bất cứ ai hay điều gì
khác, nối kết anh em nên một trong yêu thương và hiệp nhất, và để cho một mình
Người sai đi, ngang qua đức vâng phục, để phục vụ cho sứ mạng của Người trong
Giáo Hội và trong thế giới bao la.
Để diễn tả
lòng yêu mến Đức Giê-su, thánh I-nhã đã đi hành hương Đất Thánh bằng cách đi bộ
và đi bằng tàu, trong sự phó thác và khó nghèo tột bậc để nên giống Chúa Giêsu.
Ngài đã ước ao ở lại Đất Thánh luôn để lúc nào cũng được kính viếng những nơi
thánh (Tự Thuật, số 45). Nhưng vì lí
do chiến tranh, nên ngài không được phép ở lại. Trên đường về, ngài đã phải đi
qua các chiến tuyến của những nhóm lính đang đánh nhau; vì thế, ngài đã bị một
bên bắt, vì người ta tình nghi ngài là người do thám của phe địch: ngài bị khám
xét, bị lột trần, bị dẫn đi, bị tra khảo…. Nhưng trong lòng ngài tràn đầy niềm
vui thiêng liêng, vì xác tín rằng mình được ơn trở nên giống Đức Giê-su trong
cuộc thương khó (Tự Thuật, số 51-52).
Thánh
I-nhã yêu mến Đức Giê-su và muốn thông truyền lòng yêu mến cháy bỏng của Ngài đối
với Đức Giê-su cho chúng ta qua việc đề nghị chúng ta cầu nguyện với Tin Mừng
hằng ngày và nhất là qua việc tĩnh tâm theo phương pháp Linh Thao; và “Linh
Thao” có nghĩa là thao luyện thiêng liêng. Trong bài Tin Mừng của ngày lễ thánh
I-nhã, Đức Giê-su nói:
Thầy đã đem lửa đến trần gian,
và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy bùng lên. (Lc 12, 49)
Đức Giê-su
đã khởi dậy lòng mến dành cho Ngài nơi thánh Phê-rô và các môn đệ đầu tiên (x.
Ga 21, 15), nơi thánh Phao-lô (x. Pl 3, 8-14), thánh Phanxicô, thánh Đa-minh và
nơi thánh I-nhã mà chúng ta kính nhớ trong Thánh Lễ hôm nay; và Đức Giê-su vẫn tiếp
tục làm bùng lên ngọn lửa yêu mến nơi con tim của mỗi người chúng ta, ngang qua
gương sống và con đường thiêng liêng (linh đạo) của thánh I-nhã.
2. Hiểu biết
Đức Giê-su
Đến với Đức
Giê-su, tin vào Ngài và yêu mến Ngài, đó là ơn sủng Thiên Chúa ban, như chính Đức
Giê-su nói: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không
lôi kéo người ấy” (Ga 6, 43). Chính vì thế, với lời kinh Dâng Hiến trong sách
Linh Thao, thánh I-nhã mời gọi chúng ta xin ơn yêu mến: “Xin Chúa ban cho con
tình yêu và ân sủng Chúa, đối với con thể là đủ” (Linh Thao, số 234).
Tuy nhiên,
Chúa không thể làm cho chúng ta yêu mến Ngài, mà lại không làm cho chúng ta
hiểu biết Ngài; bởi vì, vô tri thì bất mộ. Và càng yêu mến Chúa, chúng ta lại
càng ước ao hiểu biết Ngài. Thế mà, theo kinh nghiệm của thánh Phao-lô, và chắc
chắn cũng là kinh nghiệm của thánh I-nhã, hiểu biết Đức Ki-tô là điều quí giá
hơn hết mọi sự:
Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt
thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì
Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và
được kết hợp với Người.(Pl 3, 8-9)
Ngay sau
khi được ơn hoán cải, thánh I-nhã đã dành ra thời gian gần 1 năm để sống trong
bầu khí cầu nguyện và chay tịnh. Ngài cầu nguyện bảy giờ một ngày và chủ yếu là
chiêm ngắm cuộc đời của Đức Ki-tô. Vì thế, sau thời gian này, ngài hiểu biết Đức
Ki-tô sâu sa và trở nên một với Ngài đến độ, Ngài kể lại: “Rất
thường xuyên và trong thời gian lâu, ông nhìn thấy bằng con mắt nội tâm, nhân
tính của Đức Kitô; và hình ảnh xuất hiện cho ông như thể một thân thể màu
trắng, không lớn lắm, cũng không nhỏ lắm, nhưng ông không phân biệt rõ được
chân tay. OÂng ta đã
thường thấy điều đó ở Manresa; nếu nói là hai mươi hoặc bốn mươi lần, ông không
dám nghĩ là mình nói dối. Một lần khác, ông ta nhìn thấy điều này khi ông ở
Giêrusalem và một lần khác nữa trên đường đi gần Padova… Những điều mà ông đã
nhìn thấy đây củng cố ông khi đó và luôn cho ông một xác tín mãnh liệt về đức
tin đến nỗi ông thường tự nhủ: giả như không có Kinh Thánh dạy chúng ta về
những tín điều này, thì ông cũng sẵn sàng chết vì những tín điều ấy chỉ vì điều
mình đã trông thấy” (Tự Thuật, số
29).
Và để giúp
chúng ta mở tâm trí ra đón nhận ơn hiểu biết Đức Ki-tô, thánh I-nhã mời gọi
chúng ta, trong Linh Thao, sau khi đã đón nhận tình yêu và lòng thương xót của
Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh, chúng ta được mời gọi
dành trọn thời gian tĩnh tâm để chiêm ngắm cuộc đời của Đức Ki-tô, để hiểu biết
và yêu mến Ngài hơn.
3. Đi theo Đức
Giê-su
Khi hiểu
biết Đức Ki-tô và yêu mến Đức Ki-tô, chúng ta được mời gọi đi theo Ngài; như
chính Đức Ki-tô phục sinh mời gọi thánh Phê-rô. Thật vậy, sau khi tuyên xưng ba
lần lòng mến Chúa, thánh Phê-rô được Đức Ki-tô mời gọi: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,
19). Và tất cả chúng ta, với tư cách là người Ki-tô hữu, chúng ta tự bản chất,
là người đích thân đi theo Đức Ki-tô, trong ơn gọi gia đình hay dâng hiến, mà
Chúa ban cho mỗi người chúng ta.
Với sự hiểu
biết Đức Ki-tô sâu xa và lòng yêu mến Ngài nồng nàn, thánh I-nhã đã muốn suốt
đời theo thật sát Đức Ki-tô và chỉ tìm thực hiện điều đẹp lòng Ngài, phù hợp
với Tin Mừng và ngôi vị của Ngài. Ngài xác tín rằng điều Chúa muốn không chỉ
giới hạn ở những những luật lệ (x. 23),
nhưng còn là những lời mời gọi, được nhận ra ngang qua những chuyển động nội
tâm, khi chúng ta phải thực hiện những lựa chọn lớn bé của cuộc sống, của từng
ngày sống. Như ông Môsê nói trong sách Đệ Nhị Luật nói: “Thật vậy, lời đó ở rất
gần anh em, ngay trong miệng, ngay trong lòng anh em, để anh em đem ra thực
hành” (Đnl 30, 14). Chính vì thế, ngài đã đi học, học đi học lại, nhiều năm dù
đã lớn tuổi, lập nhóm bạn trong Chúa, và sau cùng, lập ra Dòng Tên, để cùng
nhau đi theo Đức Ki-tô và phục vụ cho sứ mạng của Ngài, dựa trên nền tảng hiểu
biết và yêu mến đích thân Đức Ki-tô.
Trong Linh
thao, thánh I-nhã mời gọi chúng ta đi theo Đức Ki-tô ngang qua việc nhận định
(hay làm mới lại) ơn gọi, tu trì hay hôn nhân và nhận định ý Chúa trong những
lựa chọn và những vấn đề của đời sống.
* * *
Hành trình
đi theo Đức Ki-tô đến cùng, khởi đi từ kinh nghiệm thiêng liêng hiểu biết và
yêu mến Đức Ki-tô của thánh I-nhã[1],
thật đáng cho chúng ta ước ao, nhưng lại có điểm khởi đầu là một “tai họa”: từ một
hiệp sĩ can đảm, hào hoa phong nhã, ngài đã bị thương trong một trận đánh và
suốt đời “đi cà nhắc”. Đó chính là cách hành động của Thiên Chúa trong lịch sử
cứu độ:
Đường của Chúa băng qua biển rộng,
lối của Người rẽ nước mênh mông,
mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.(Tv 77, 20)
Và đó cũng
là cách hành động của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Vượt Qua, là mầu nhiệm làm cho
hoàn tất lịch sử cứu độ, mà trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su gọi là “phép
rửa” Ngài phải chịu. Xin cho chúng ta cũng nhận ra cách Chúa mở lối cho chúng
ta đi như thế hôm nay.
Lm Giuse
Nguyễn Văn Lộc