Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 17

Thứ Tư Tuần XVII thường niên

ĐÁNH ĐỔI

Lời Chúa: Mt 13, 44-46

69-0.jpg44"Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. 46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

Suy niệm

Chúng ta đang đọc Tin Mừng theo thánh Mat-thêu về Mầu Nhiệm Nước Trời và Chúa Giêsu đã dùng một loạt các dụ ngôn để mô tả giá trị cao cả của Nước Trời qua những hình ảnh sinh động, nhưng gần gũi với dân Do Thái thời bấy giờ như: hạt lúa, hạt cải, men, cỏ lùng... Hôm nay, Chúa Giêsu dùng hình ảnh "kho báu và viên ngọc quí", là những của cải "cao cấp" dành cho tầng lớp giàu có, sang trọng để nói về giá trị của Nước Trời. Bài Tin Mừng rất ngắn chỉ gồm 3 câu, nhưng đã nói lên trọn vẹn ý nghĩa của giá trị ấy.

Mở đầu, Chúa Giêsu đã đi vào một cách trực diện "Nước Trời như kho báu chôn giấu trong ruộng" (44a). Thời xưa, đất đai là một nơi an toàn để người ta chôn giấu của cải, chứ không để trong nhà. Vì sợ trộm cướp, người ta thường để vàng, bạc hoặc tiền đồng trong những két sắt hay hũ bằng đất, rồi đào đất chôn sâu và lấp lại. "Có người kia gặp được... liền chôn giấu lại" (44b). Đọc đến đây chúng ta cho rằng người này có hành vi không tốt về mặt luân lý, nhưng chúng ta theo dõi hành vi kế tiếp của anh ta "vui mừng đi bán tất cả những gì anh có, mà mua thửa ruộng đó" (44c). Như vậy, anh ta không phải là người tham lam thấy của là "bỏ ngay vào túi"; nhưng anh hiểu ra giá trị của kho tàng này và đi tới một quyết định "bán tất cả những gì anh có", để mua cho kỳ được thửa ruộng đó. Anh đã đánh đổi tất cả để chỉ được kho tàng, cái mà anh cho là quí nhất trong cuộc đời anh. Anh muốn mua thửa ruộng, chứ không chiếm hữu một cách nhưng không cái "kho tàng trời cho" ấy. Vì theo luật Do Thái thời bấy giờ, quyền sở hữu bảo vật thuộc về người làm chủ thửa đất đó. Mua cho bằng được thửa ruộng bằng bất cứ giá nào, anh sẵn sằng đánh đổi tất cả.những gì mà anh có từ trước đến giờ, những vật mà anh cho là quan trọng, là quý giá, thì nay khi so sánh với bảo vật "kho tàng" này, thì những cái kia đều là vô giá trị. Tuy kho tàng này là do vô tình anh bắt gặp, nhưng từ đây nó đã trở thành một vật "bất khả phân ly" đối với anh rồi.

Chúng ta nghe tiếp dụ ngôn thứ 2 "Nước Trời như một thương gia đi tìm ngọc đẹp" (c.45). Ở đây Chúa Giêsu nói rõ: ông ta "đi tìm" chứ không tình cờ bắt gặp. Ông ta có chủ đích, có lòng khao khát và lên đường tìm kiếm. khi tìm thấy ngọc, không những nó là một viên ngọc đẹp mà còn là một viên ngọc quý hiếm, mà ông chưa gặp bao giờ "tìm được viên ngọc quý, ông ra đi và bán những gì ông có, để mua viên ngọc ấy" (c.46). Bất chợt gặp được viên ngọc hơn lòng hằng mong ước, ông đi về và bán những gì ông có, có thể là cả những viên ngọc mà ông đã mua trước đó và đã xem chúng rất có giá trị. Lần này, như đích thị tìm được viên ngọc "thứ thiệt", ông vội vàng bán mọi viên ngọc khác, để có được viên ngọc quí này,

Cả hai dụ ngôn, chúng ta đều thấy Chúa Giêsu dùng điệp ngữ "bán tất cả những gì mình có, mà mua..." Như thế, Chúa Giêsu muốn nói đến giá trị cao cả của Nước Trời, không có gì sánh nổi... đến nỗi nếu ai đã gặp được, đã tìm thấy, đều sẵn sàng hy sinh, từ bỏ mọi sự để chiếm bằng được, để có bằng được.

Qua dụ ngôn viên ngọc quí, có người lại hiểu rằng: Chúa Giêsu chính là người thương gia đi tìm kiếm con người mà Ngài cho là "viên ngọc quí". Sự tìm kiếm qui tụ con người, đưa họ về cùng với Chúa Cha, hưởng hạnh phúc trong Tình Yêu Ba Ngôi, đã khiến Chúa Giêsu hi sinh mạng sống vì tất cả loài người chúng ta như trong thư thứ 2 gửi cho tín hữu Corinto, Thánh Phao lô có viết: "Đức Giêsu Ki-tô đã có lòng quảng đại... Người vốn giàu sang... đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em" hoặc trong thư gửi tín hữu Philipphe chương 2, 6-11 đã nói đến Mầu Nhiệm Tình Yêu này.

Lạy Chúa, chúng con có được sự khôn ngoan để nhận ra cái thật, cái giả cho cuộc đời của mình như anh thợ cày thửa ruộng và người thương gia kia không? Xin tha thứ cho những mê lầm của chúng con và xin soi sáng con mắt tâm hồn để chúng con nhận ra đâu là của cải chân thật, của cải đời đời. Amen.

                                                                                        Nữ Tỳ Thánh Thể.

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVII Thường Niên_Nt. Maria Trần T. Thu Trang, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVII Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVII Thường Niên Năm C_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVII Thường Niên Năm C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Thứ Bảy tuần XVII Thường niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên - Duyên Trần

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Hai XVII Thường Niên C: Lòng tốt sai lầm…Nt. Minh Thùy
     Suy Niệm Tin Mừng Chuá Nhật XVII Thường Niên C: BẠN CẦU NGUYỆN BAO NHIÊU PHÚT MỖI NGÀY? Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII. Lm. Phalo Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHÚA GIÊSU TẠI QUÊ NHÀ. Nt Maria Anh Thư, OP
     CẦU NGUYỆN BẰNG KINH THÁNH: Thứ Tư sau Chúa Nhật XVII Thường niên B. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     CẦU NGUYỆN BẰNG KINH THÁNH: Thứ Hai sau Chúa Nhật XVII Thường niên B. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: TÌM ĐÂU RA BÁNH CHO THA NHÂN?. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: BÀI HỌC TIẾT KIỆM. Lm Giuse Nguyễn Hữu An
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: THIÊN CHÚA ĐÁP ỨNG CHO SỰ ĐÓI KHÁT CỦA CON NGƯỜI. Giuse Đỗ Đức Trí