LỄ CHÚA GIÊ SU CHỊU PHÉP RỬA
Kính nhớ Chúa Giê su chịu
phép rửa
là cơ
hội
tốt
để chúng ta
nhớ lại
phép Rửa
của
mình. Chúng ta đã được
Thanh Tẩy,
và cũng
như
Ngài, chúng ta đã được
sinh ra bởi
tình yêu của
Thiên Chúa Cha. Chúng ta có thực sự mở
ra cho Thiên Chúa đang hiện
diện
trong chúng ta không? Chúng ta có cảm nhận
mình được
sinh ra để
sống
bởi
Thánh Thần
không? Cuộc
sống
hằng
ngày của
chúng ta có giúp chúng ta nghĩ đến phép Rửa
tội
của
mình không?
Sách Tiên
tri Isaia 40,1-5.9-1
Đoạn mở
đầu
sách Isaia thứ
hai cho thấy
Thiên Chúa hiển
linh đầy
vẻ
oai phong. Người
là đấng
cứu
độ
và giải
phóng dân ngưởi
khỏi
mọi
áp bức
ngọai
bang. Người
còn là vị
mục
tử
vĩ
đại
lấy
tình yêu qui tụ
đàn chiên khỏi
những
kẻ
chăn
thuê và người
lạ
mặt.
Trên bờ
sông Gio đa nô, Chúa Giê su cũng được giới
thiệu
như
thế.
Thánh Vịnh 104
Thánh vịnh ca tụng
Thiên Chúa
oai phong, đầy dũng lục.
Công trình của
Người
thực
vĩ
đại.
Thiên nhiên nói lên sự
khôn ngoan, vinh quang và quyền năng của
Người.
Vì thế
tác giả
xin Người
hãy sai Thánh Thần
đến
để
canh tân bộ
mặt
trái đất.
Thư gửi
Ti tô 2,11-14
Ân sủng của
Thiên Chúa đã
xuất hiện
cho chúng ta, nhờ
đó mà chúng ta được
cứu
độ.
Vì thế
chúng ta được
mời
gọi
phải
sống
thánh thiện
cho xứng
hợp
với
đức
tin chúng ta tuyên xưng.
Đó
là cách mà chúng ta đền
đáp tình thưong
của
Người.
Vì không phải
công lao của
chúng ta, nhưng
là lòng thương
xót của Thiên Chúa đã nhờ
Thánh Thần
tái sinh chúng ta trong đời
sống
mới.
Tin mừng Lc 3,15-16.21-22
NGỮ CẢNH
Bài đọc Tin mừng
ghép hai đoạn
Tin mừng:
3,15-16: giới
thiệu
lời
chứng
của
Gioan Tẩy
giả,
và đoạn
21-22 nói đến
phép Rửa
của
Chúa Giê su.
Đoạn thứ
nhất
nằm
trong phần
nói về
lời
rao giảng
của
Gioan Tẩy
giả
(3,1-10) được
các tác giả
Tin mừng
nhất
lãm dùng để
đưa
vào đời
sống
công khai của
Chúa Giê su. Phần
nầy
gồm
có: khung cảnh
lịch
sử
(3,1-2); lời
loan báo vị
Tiền
hô theo sách Isaia
(3,3-6); lược tóm lời rao giảng
cho mọi
người
(3,7-9) và cho mọi
thành phần
xã hội
(3,10-14); tương
quan thấp
hơn
so với
Đấng
Messia (3,15-18); cuối
cùng nói về
việc
ngài bị
cầm
tù (3,19-20)
Đọan thứ
hai mô tả
vắn
tắt
phép rửa
của
Chúa Giê su. Điểm
nhấn
nằm
ở
biến
cố
Thiên Chúa hiển
linh.
TÌM HIỂU
Dân: đám đông ở câu 7 và 10 trở
thành “dân” ở
đây. Chúa Giê su biến
họ
thành một
dân mới.
Đấng Messia: Gioan Tẩy
giả
khẳng
định
ngài không phải
là đấng
Messia, bởi
vì ngài chỉ
là người
Tiền
Hô (x. Cv 13,25; Ga 1,19-28).
Quyền thế
hơn
tôi: quyền
năng
là một
ưu
phẩm
của
Thiên Chúa. “Đức
Chúa mạnh
mẽ
oai hùng. Đức
Chúa oai hùng khi xuất
trận”
(Tv 24,8). Chúa Giê su sẽ
mạnh
mẽ
hơn
ma quỉ
(11,32).
Toàn dân: phóng đại nhằm
ám chỉ
Hội
Thánh, dân mới
của
Thiên Chúa, được
qui tụ với Chúa Giê su trong cùng một
phép Rửa.
Cầu nguyện: lần
đầu
tiên Luca nói đến
việc
Chúa Giê su cầu
nguyện,
và sẽ
được
lặp
lại
nhiều
lần
trong tin mừng
(x.6,12). Qua lời
cầu
nguyện,
Chúa Giê su cùng lúc liên kết với một
dân tội
lỗi
đang sám hối
và với
Cha đã sai Ngài đến
hoàn ý muốn
của
Người.
Thánh Thần ngự
xuống: Bây giờ
Chúa Giê su nhận
được
Thánh Thần,
Ngài đã được
cưu
mang bởi
Thánh Thần
(1,35), rồi
Ngài sẽ
nhận
được
Thánh Thần
từ
Chúa Cha khi được
nâng lên bên hữu
Cha (Cv 2,33). Vào những
giây phút
quan trọng trong cuộc đời,
Ngài lại
nhận
được
Thánh Thần
cho sứ
vụ.
Luca coi biến cố
Chúa Thánh Thần
ngự
xuống
trên Chúa Giê su như
“xức
dâu” cho Ngài, tấn
phong Ngài làm “Đấng
được
xức
dầu”.
Dưới hình dáng: kiểu
nói cho thấy
sự
khó khăn
khi muốn
so sánh Thần
Khí với
một
hiện
tượng
khả
giác. Luca cũng
mô tả
một
cách dè dặt
như
thế
các lữoi
“như
lửa”
đậu
xuống
trên các tông đồ
ngày Hiện
Xuống
(Cv 2,3).
Một thời
đại
mới
khai mào: Thánh Thần
ngự
trên Đấng
Messia (4,18) và chim câu chỉ là dấu chỉ
khả
giác (xem lời
tuyên bố
khác rõ ràng của
Gioan Tẩy
giả
trong Ga 1,32-34).
Chim bồ câu: hình ảnh
chim câu hướng
độc
giả
đến
sứ
mạng
của
tình yêu, yếu
đuối,
hi tế
nơi
Chúa Giê su.
Tiếng: nhiều
bản
ghi lại
ở
đây tiếng
lấy
từ
tin mừng
Mác cô và Mát thêu.
Con là con yêu dấu của
Cha: đấng
phán ra lời
nầy
là đấng
mà Chúa Giê su đang ngỏ
lời
cầu
nguyện,
mà Ngài gọi
là Cha. Cha đáp lại
lời
cầu
nguyện
của
Ngài bằng
một
lời
tấn
phong Ngài làm vua mượn
từ
Tv 2,7: “Con là Con của
Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con”. Việc tấn
phong nầy
hoàn toàn xứng
hợp
với
Chúa Giê su: Luca đã nói rằng Ngài sẽ làm vua (1,33), và sẽ
“được
gọi
là Con đấng
Tối
Cao” (1,32). Ở
đây, kiểu
nói nầy
có một
ý nghĩa
còn sâu xa hơn
nữa,
vì tương
quan giữa
Chúa Giê su và Thiên Chúa là tương quan độc nhất.
Tương
quan nầy
được
diễn
tả
trong câu “Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”. Luca áp dụng
câu nầy
vào sự
sống
lại
của
Chúa Giê su trong một
câu nói của
Phao lô (Cv 13,33), và coi biến cố Chúa Giê su chịu
phép rửa
là mầm
giống
và loan báo cho sự
sống
lại.
SỨ ĐIỆP
Tin mừng chủ nhật hôm nay
loan báo cho chúng ta một tin vui trọng đại. Chúng ta thấy Gioan Tẩy giả mời
gọi đám đông chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối. Ông khuyên
nhủ họ thanh tẩy tội lỗi mình để xứng đáng lãnh nhận Đấng sẽ thanh tẩy họ
“trong Thánh Thần và trong lửa”. Ngang qua tất cả những người ấy, Thánh Luca
mời gọi chúng ta nhìn ra đám đông tội nhân bao la đã sống qua các thế kỉ khao
khát được thanh tẩy. Dù nhiều khi vô thức, nhưng lúc nào họ cũng ước mong được
sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Và đây Chúa Giê su đến xin
lãnh nhận phép rửa do Gioan Tẩy Giả thực hiện, dù Ngài không có tội để được tha
thứ. Ngài đến với Gioan Tẩy giả, chính là để gia nhập vào đòan người tội lỗi
đang cầu khẩn Thiên Chúa tha thứ cho họ. Ngài hòa nhập với họ, để tỏ ra liên
đới với họ. Khi lãnh nhận phép rửa ấy, Đấng không hề có tội dìm mình vào trong
dòng nước vẫn đục vì tội lỗi con người để tẩy sạch bằng cách chạm đến nó. Rồi
từ dòng sông đi lên, Ngài gánh lấy tất cả tội lỗi con người. Ngài muốn lôi kéo
chúng ta đi theo Ngài để biến chúng ta thành một dân tộc con Thiên Chúa.
Sau khi chịu phép rửa,
Chúa Giê su cầu nguyện, toàn tâm toàn ý hướng về Thiên Chúa. Bằng cách ấy, Ngài
chỉ cho chúng ta con đường sám hối đích thực. Ngài lôi kéo chúng ta vào trong
cuộc đàm thoại thân ái đầy tình phụ tử với Cha. Sám hối, tức là rời xa khỏi bản
thân mình và quay hướng về Thiên Chúa. Sám hối như thế không chỉ được thực hiện
một lần thôi, nhưng cần phải bắt đầu lại mỗi ngày cho đến cuối đời chúng ta.
Tuy nhiên, trong cuộc hành trình hướng đến Thiên Chúa, chúng ta không đi một
mình, nhưng luôn có Đức Ki tô ở với chúng ta để hướng dẫn và dạy chúng ta liên
kết với lời cầu nguyện của Ngài.
Bài tin mừng hôm nay tiếp
tục nói đến một biến cố lạ lùng xảy ra trong khi Chúa Giê su cầu nguyện: “trời
mở ra”. Điều đó có ý nghĩa gì? Những ai đã quen thuộc Thánh kinh đều biết đến
lời cầu nguyện thời danh của tiên tri Isaia được ghi lại trong Cựu Ước: “A! phải
chi Thiên Chúa xé trời và ngự xuống!”(Is 63,19). Thế là hôm nay, lời van xin ấy
được toại nguyện: trời xé ra; tiếng của Thiên Chúa phán xuống; những tương quan
mới giữa trời và đất được thực hiện. Với Chúa Giê su, đám đông tội nhân đã trở
thành dân Thiên Chúa; Thánh Thần khởi xướng lời kinh của Ngài, thì bây giờ
hướng dẫn lời kinh của chúng ta. Từ nay, trong Chúa Giê su, Thiên Chúa có thể
nhìn nhận chúng ta là con của Người.
Vấn đề là hiện giờ chúng
ta có cảm tưởng là cửa trời đã đóng. Sự im lặng của Thiên Chúa đè nặng trên
những khốn khổ trần gian, bệnh tật, thiên tai, và bạo lực ập xuống trên những
người vô tội. Rồi những lời cầu xin trong nước mắt dường như không được trả
lời. Chính vì thế mà chúng ta phải trở về với tin mừng hôm nay: nếu Chúa Giê su
đã muốn dìm mình vào trong thế giới đau khổ là để đi vào trong tình yêu thúc
đẩy Ngài hướng về Thiên Chúa và anh em mình. Ngài cũng chờ đợi chúng ta làm như
thế. Ngài muốn sử dụng đôi mắt của chúng ta, đôi tay của chúng ta và trái tim
của chúng ta để cùng với Ngài làm việc xây dựng một thế giới công bằng hơn và
huynh đệ hơn, một thế giới con cái của Thiên Chúa.
Việc Chúa Giê su dìm mình
chịu phép rửa có nghĩa là Ngài dìm mình trong bản tính nhân lọai của chúng ta
với gánh nặng tội lỗi, đau khổ và sự chết. Ngài mang lấy bản tính nhân lọai còn
hằn bao vết thương do tội lỗi gây nên. Chính Thiên Chúa hạ cố đến tận thân phận
tro bụi của con người.
Rồi sẽ đến một ngày, Chúa
Giê su quì gối trước các môn đệ để lau chân họ sạch bụi trần Như thế, Đức Ki tô
vẫn không đổi thay, Ngài vẫn tiếp tục dìm mình trong nhân tính của chúng ta để
đặt nơi đó tình yêu của Cha. Và qua chúng ta Ngài muốn tiếp tục đi tới tất cả
mọi người.
Trong Bí tích Thanh tẩy ki
tô giáo, chính chúng ta được dìm mình trong tình yêu của Thiên Chúa. Trong phép
rửa, trời vẫn luôn rộng mở cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta tiếp nhận Chúa Giê su
trong cuộc đời mình. Ngài không tiêu diệt sự ác, đau khổ hay sự chết, nhưng
tước lấy quyền nói tiếng nói cuối cùng. Thế gian nầy, đầy dẫy những vết thương
gây ra bởi bao sự nghèo khó, bạo lực, chiến tranh và tai ương, nhưng được Thiên
Chúa yêu thương vô cùng. Chính vì tình yêu ấy mà Người đã sai Con một mình đến
đế lôi kéo chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ước gì ThánhThần
khơi
dậy
trong chúng ta ơn
sủng
Thanh Tẩy,
và làm cho niềm
vui đức
tin luôn luôn chiến
thắng
những
nghịch
cảnh,
nghi nan và thất
vọng
trong cuộc
đời
chúng ta.
ĐÀO SÂU
CON TRONG
CON
Is 40,1-5, 9-11 Vinh quang của
Chúa sẽ
tỏ
lộ
Tv 104,1b-2, 3-4, 24-25, 27+28, 29-30 Lạy
Chúa vinh quang, nước
và Thần
khí làm chứng
cho Chúa
Tt 2,11-14; 3,4-7Thiên Chúa tái sinh chúng ta
trong nước phép Rửa
Lc 3,15-16, 21-22 Chúa Thánh Thần
và Thiên Chúa Cha hiện
diện
trong phép rửa
Chúa Giê su
Is 42, 1-7. Thiên Chúa sẽ
ra tay cứu
dân nhờ
Người
Tôi Tớ
của
Ngài, được
ban thần
khí để
giải
cứu
người
ngay và trừng
phạt
kẻ
dữ.
Cv 10, 34-38 Đức Giêsu Kitô được
Thiên Chúa xức
dầu
bằng
Thánh Thần
và quyền
năng
để
ngang qua đâu, Ngài cũng
thi ân giáng phúc và chữa
lành mọi
kẻ
bị
quỷ
ma áp bức
thống
trị.
1. HỎI: Ba bài đọc
liên kết với nhau theo chủ
đề nào?
THƯA:
CON TRONG
CON. Cửa trời rộng
mở
để
Thiên Chúa Cha ra khỏi
sự
im lặng
và mạc
khải
Chúa Giê su là Con (Bđ1). Ngài chính là Người tôi tớ
được
ban thần
khí để
giải
cứu
những
người
ngay chính mà tiên tri I-sai-a đã báo trước (Bđ1). Với
Ngài, khởi
đầu
sự
sáng tạo
mới
biến
chúng ta thành con của
Thiên Chúa (Bđ 2).
2. HỎI: Sách ‘An ủi’
của
tiên tri I-sai-a là sách gì?
THƯA: Sách ‘An ủi’
gồm
các chương
40-55 thuộc
sách tiên tri I-sai-a, bắt
đầu
bằng
câu: ‘Thiên
Chúa phán: Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta’. Đó
là Tin mừng Thiên Chúa gửi
đến
cho Dân Người,
an ủi
và giúp họ
lấy
lại
niềm
hi vọng
trong cảnh
lầm
than lưu
đày bằng
cách nhắc
họ
rằng
họ
vẫn
là Dân riêng của
Ngài.
3. HỎI: Nội
dung bài đọc 1 (Is 40,1-5, 9-11)như
thế nào?
THƯA:
Trong bài đọc
một
tiên tri vui mừng
loan báo cho dân Chúa bị
lưu
đày biết
thời
kì nô lệ
sắp
chấm
dứt
và mời
gọi
họ
hãy chuẩn
bị
một
con đường
trong sa mạc
để
chào đón Thiên Chúa đến
viếng
thăm.
Ngài sẽ
đến
như
người
chiến
thắng
và chăm
sóc đàn chiên của
Ngài như
Vị
Mục
Tử
nhân lành.
4. HỎI: Lỗi
lầm
của
dân Ít-ra-ên là gì?
THƯA: Đó
là những
thiếu
sót đối
với
Giao Ước,
thờ
bụt
thần,
không giữ
ngày Sa bát và các điều
Luật
buộc,
và nhất
là những
tội phạm
đức công bình, đặc
biệt
nghiêm trọng
là khinh bỉ
những
người
nghèo.
5. HỎI: Dọn
đường
cho Chúa trong sa mạc để
làm gì?
THƯA: Dọn
đường
là công việc
phục
dịch
hằng
năm
mà những
người
nô lệ
phải
làm để
mừng
kính các thần
Dân Ngoại.
Nhưng
lần
nầy,
tiên tri truyền
dạy
họ
hãy dọn
đường
trong sa mạc
để
Thiên Chúa đưa
họ
thoát khỏi
đất
Ba-by-lon trở
về
quê hương.
6. HỎI: Hai hình ảnh: vị
Vua chiến thắng
và Mục tử có ý nghĩa
gì?
THƯA: Việc
kết
hợp
hai hình ảnh
ấy
có thể
gây ngạc
nhiên, nhưng
lý tưởng
của
Vua Ít-ra-ên bao gồm
hai khía cạnh
ấy:
Vua là Mục
tử
lo lắng
chăm
sóc cho Dân, mà cũng
là vua chiến
thắng
quân thù. Nhà Vua như
Mục
tử dùng cây gậy
xua đuổi
thú dữ
hăm
dọa
đàn chiên.
7. HỎI: Lời
sấm
I-sai-a ấy có ý nghĩa
gì đối với Gioan Tẩy
giả?
THƯA:
Khoảng
600 năm
sau, khi nhìn thấy
Chúa Giê su đến
bờ
sông Gio-đan
chịu phép rửa,
Gioan đã nghe vang vọng
lại
lời
sấm
ấy
và tin rằng:
Ngài chính là
đấng sẽ
đến
để
qui tụ
đoàn dân cho Thiên Chúa Cha. Ngài sẽ biến
đổi
những
con đường
gồ
ghề
của
con người
thành những
con đường
tràn ngập
ánh sáng. Ngài sẽ
hồi
phục
phẩm
giá cao quí cho dân Chúa. Ngài là đấng tỏ
rạng vinh quang Thiên Chúa. Như
thế,
thời
tiên tri đã chấm
dứt
vì từ
nay chính Thiên Chúa ngự
giữa
chúng ta.
8. HỎI: Bài đọc
2 (Cv 10, 34-38) có nội dung như
thế nào?
THƯA: Thánh Phê rô nói về
sứ
vụ
Chúa Giê su: Ngài được
xức
dầu
Thánh Thần
để
cứu
nhân loại
ra khỏi
ách thống
trị
của
ma quỉ.
9. HỎI: Ngữ
cảnh
bài Tin mừng như thế
nào?
THƯA:
Bài Tin mừng thuộc
đoạn
đầu
của
phần
thứ
hai Tin mừng Lu ca, Sau Tin mừng thời
niên thiếu
(c.1-2), Luca kể
lại
sứ
vụ
Gioan Tẩy
giả
(3,1-20), phép Rửa
của
Chúa Giê su với
Thánh Thần
ngự
xuống
(21-22) và cám dỗ
(4,1-13). Bài Tin
mừng
ghép hai đoạn nói về lời
chứng
của
Gioan Tẩy
giả
(3,15-16), phép rửa
của
Chúa Giê su và cuộc
thần hiển
(21-22). Có các ý sau đây: 1) Lời chứng của
ông Gioan Tẩy
Giả
về
Đức
Giêsu (3,15-16);2) Đức
Giêsu chịu
phép rửa
và cuộc
thần
hiển
(3,21-22).
10. HỎI: Các sách Tin mừng nhất
lãm kể lại phép rửa
của
Chúa Giê su như thế
nào?
THƯA: Các sách Tin mừng nhất lãm (Mát thêu, Mác cô và
Luca) đều kể lại
biến
cố
Chúa Giê su chịu
phép rửa,
nhưng
mỗi
người
theo cách riêng của
mình. Lu ca bắt
đầu
câu chuyện
bằng
cách ghi nhận
rằng
lúc bấy
giờ
cả
dân chúng cũng
chịu
phép rửa.
Đặc
biệt
hơn
hết,
chỉ
có ông cho biết
khi Chúa Giê
su cầu nguyện thì trời
mở
ra. Qua chi tiết
ấy,
ông muốn
nói rằng
Chúa Giê su là người
giống
như
mọi
người,
nhưng
đồng
thời
luôn kết
hiệp
với
Cha của
Ngài.
11. HỎI: Phép rửa
do Gioan Tẩy cử
hành là phép rửa gì?
THƯA:
Đó
là phép rửa
cánh chung. Qua đó,
ông công bố cho mọi người
biết
thời
cuối
cùng bắt
đầu
cùng với
việc
Đấng
Mê-si-a xuất
hiện,
và mời
gọi
mọi
người
sám hối
để
hoán cải
và chuẩn
bị
lãnh nhận
ơn
tha thứ
tội
lỗi.
12. HỎI: ‘Trời
mở
ra’ có nghĩa gì?
THƯA: ‘Trời mở ra’ cho thấy điều mà người ta
trông chờ sẽ xuất hiện vào ngày cánh chung thì nay đã được thực hiện: ‘A!
Phải
chi Ngài xé trời
mà ngự
xuống,
để
núi đồi
run khiếp
trước
Thánh Nhan’
(Is 63,19). Trời mở ra quả
thật
là một
biến
cố
quyết
định:
Chúa Giê su là nơi
Thiên Chúa xuất
hiện
trên trái đất
nầy,
nhờ
đó sự
thông hiệp
giữa
trời
và đất
được
tái lập.
13. HỎI: ‘Chúa Thánh Thần
ngự xuống’ có nghĩa
gì?
THƯA: Việc
cả
bốn
Tin mừng đều
nói đến
việc
Thánh Thần
xuất
hiện
dưới
hình chim câu cho thấy
chi tiết
ấy
rất
quan trọng.
Trong Cựu
Ước,
ngay từ
đầu
lúc sáng tạo:
‘Thần
khí Thiên Chúa bay là là trên mặt nước’ (Stk 1,2). Và giờ
đây trong biến
cố
Chúa Giê su chịu
phép rửa,
Thánh Thần
lại
xuất
hiện
ngự
xuống
trên Ngài. Do đó, chúng ta đang đứng trước
một
thời
đại
mới,
một
tạo
dựng
mới,
một
giao ước mới.
14. HỎI: Chúa Thánh Thần
hiện diện vào những
lúc nào trong cuộc đời
Chúa Giê su?
THƯA:
Trước
tiên, Chúa Giê su được
thành thai
trong lòng Thân mẫu bởi phép Chúa Thánh Thần
(1, 35). Kế
đến
trong khi chịu
phép Rửa.
Và sau cùng, Ngài sẽ
lãnh nhận
Thánh Thần
từ
Chúa Cha khi được
đặt
ngồi
bên hữu
Người
(Cv 2, 33). Trong những
thời
khắc
quan trọng,
Chúa Giê su chiếm
hữu
Chúa Thánh Thần một
cách mới
mẻ.
15. HỎI: Chúa Thánh Thần
ngự xuống trên Chúa Giê su có ý nghĩa
gì?
THƯA:
Dựa
vào lời
sấm
I-sai-a 61,1 cộng
đoàn tín hữu
sơ
khai tin rằngChúa
Thánh Thần
ngự
xuống
trên Chúa Giê su khi Ngài chịu phép rửa là việc
xức
dầu
hiến
thánh Ngài, phong
nhậm Ngài làm Đấng
Thiên Sai (x. Lc 4,18; Cv 10,37-38).
16. HỎI: Lời
phát xuất từ
trời: ‘Này là Con Ta yêu dấu, hôm nay Ta sinh ra con’ có ý
nghĩa gì?
THƯA:
Đó
là lời
trích dẫn
Thánh vịnh
2,7 được
hát trong ngày Phong Vương.
Lời
ấy
cho thấy
tấm
lòng yêu thương
của
Thiên Chúa gọi
Vua Ít-ra-ên là con và tin tưởng đặt làm người
thay mặt
Ngài cai trị
dân. Khi áp dụng
cho Chúa Giê su, thánh Luca đã coi phép rửa chính là lễ
phong Ngài làm Vua và đấng
Thiên sai.
17. HỎI: Phép rửa
của
Chúa Giê su có ý nghĩa gì?
THƯA:
Có những
ý nghĩa
sau đây:
1. Chúa Giêsu lãnh nhận
phép rửa
để
tỏ
tình liên đới
với
người
tội
lỗi,
và như
thế
mở
đầu
cho biến
cố
đánh dấu
sự
hoàn thành Phép Rửa
đẫm
máu hy sinh mà Ngài phải
chịu
để
hoàn tất
sứ
mệnh
của
mình (Mc 10,38).
2. Chúa Giêsu được xức
dầu
trở
thành Đấng
Thiên sai, con yêu dấu
của
Chúa Cha (Mc 1,10-11), Chúa Thánh Thần ngự
xuống
trên Ngài giống
như
hình dạng
một
chim câu từ
trời,
và ở
lại
với
Ngài (Ga 1,32).
3. Điều
này biểu
hiện
sức
mạnh
sáng tạo
và cứu
độ
của
Thiên Chúa: được
đầy tràn Chúa Thánh Thần và được xức
dầu
làm Đấng
Cứu
Thế,
Chúa Giê su có thể
hoàn thành sứ
vụ
cứu
độ
của
Ngài: giải
thoát con người
khỏi
ách nô lệ
tội
lỗi
và khôi phục
lại
chủ
quyền
của
Thiên Chúa.
18. HỎI: Thánh Luca đã cho thấy
lời
cầu
nguyện của Chúa Giê su như
thế nào?
THƯA:
Theo Thánh
Luca, cuộc đời Chúa Giê su là một
cuộc
hiệp
thông liên lỉ
với
Thiên Chúa Cha qua lời
cầu
nguyện:
sau khi chữa
người
phung cùi, Ngài tránh đám đông, trốn lên núi cầu
nguyện
( Lc 5,16). Ngài cũng
đã cầu
nguyện
suốt
đêm trước
khi tuyển
chọn
mười
hai tông đồ
(6,12); sau khi hóa bánh ra nhiều (9,18); trong cuộc
hiển
dung (9.28.29); trước
khi dạy
các môn đồ
kinh Lạy
Cha (11,1); trước
cuộc
khổ
nạn
(22,32.41.44).
19. HỎI: Thực
thi sứ điệp Lời
Chúa như thế
nào?
THƯA:
Để
thực
thi sứ
điệp
Lời
Chúa hôm nay, chúng ta có hai việc để
làm: một
là tin nhận
Chúa Giê-su là Cứu
Chúa và đón nhận
Ngài vào tâm hồn
và cuộc
sống.
Hai là cố
gắng
tránh xa tội
lỗi,
từ
bỏ
các đam mê trần
tục
và sống
yêu thương
bác ái và lành thánh.
TYGLCG: 105Ðể khởi
đầu
quãng đời
công khai và để
tham dự
trước
vào Phép rửa
là cái chết
của
mình, Chúa Giêsu, dù không có tội lỗi nào, và là ‘Chiên Thiên Chúa, Ðấng
xoá tội
trần
gian’ (Ga
1,29), cũng chấp nhận
liệt
mình vào hàng các
tội nhân. Chúa Cha tuyên bố Người
là ‘Con yêu dấu’ của
mình (Mt 3,17) và Thánh Thần ngự xuống
trên Người.
Phép rửa
của
Chúa Giêsu là hình ảnh
báo trước
Bí tích Rửa
tội
của
chúng ta. (Mâu
nhiệm phép rửa của
Chúa Giêsu 535-537).