Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 8

Lời Chúa thứ tư sau Lễ Chúa Ba Ngôi (Mc10,32-45)

VINH QUANG CỦA ĐỨC KITÔ

wheat_2d868.jpg32 Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình: 33 “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. 34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” 35 Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây”. 36 Người hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?” 37 Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” 38 Đức Giêsu bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” 39 Các ông đáp: “Thưa được”. Đức Giêsu bảo: “Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu.40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã dọn sẵn cho ai thì kẻ ấy được”.

41Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. 42 Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. 43 Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.

Suy niệm:

Bài Tin Mừng hôm nay gồm hai ý lớn:

-Ý thứ nhất: Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài lần thứ 3

-Ý thứ hai: Chúa Giêsu nói về quyền lực của người lãnh đạo cho các Tông đồ.

Quang cảnh xảy ra khi Chúa Giêsu và các môn đệ đang tiến về thành thánh Jérusalem. Thánh Mc ghi rõ: Chúa Giêsu dẫn đầu. Như thế, Ngài ý thức về vai trò và sứ mạng của Ngài sẽ kết thúc tại Jérusalem và Ngài sẽ là nhân vật trung tâm. Sự kiên quyết thi hành ý Cha của Ngài qua con đường Thập Giá khiến các tông đồ và các môn đệ kinh hoàng, sợ hãi (x,c32). Có lẽ khi thấy các ông tỏ thái độ như vậy, Chúa Giêsu bèn kéo riêng nhóm 12 ra riêng và nói về những điều Ngải sẽ thực hiện tại Jérusalem, trong dịp lên đền thờ lần này. “....Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư... lên án xử tử và nộp Người cho dân ngoại... họ nhạo báng, khạc nhổ đánh đòn và giết chết Người”. Có lẽ đây là lời cảnh báo kinh sợ và khủng khiếp nhất. Chúa Giêsu đã liệt kê ra những cực hình mà các tử tội phải chịu dưới thời đế quốc Roma. Số phận của Ngài cũng y như vậy. Chúa Giêsu dường như đọc được tâm trạng sợ hãi của các môn đệ, nhưng Ngài vẫn phải nói sự thật như một sự chuẩn bị tâm lý. Sau đó, Ngài còn trấn an tinh thần các ông và tiên báo về một tương lai xán lạn “Ba ngày sau, Người sẽ sống lại”. (c.34b)

Mầu Nhiệm đau khổ và Thập Giá vẫn luôn là một yếu tố khó chấp nhận của con người. Ngày nay, lại càng muốn đi tìm hạnh phúc, sung sướng, hưởng lạc những vui thú trần gian xác thịt: “Thà một phút huy hoàng chợt tắt” vẫn là phương châm của con người thời đại. Nhưng đường lối và sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì vượt xa hẳn tư tưởng và tính toán của con người. Ngay sau đây, Thánh sử Mc đã đưa ra một ví dụ điển hình như muốn chứng minh điều ấy.

Giacôbê và Gioan thưa với Chúa Giêsu về một điều mà các ông hằng ấp ủ “ngồi bên hữu, bên tả... trong vinh quang của Chúa Giêsu” (x.c.35-37). Có lẽ hai vị tông đồ lâu năm này cho rằng yêu cầu của mình xứng đáng được Chúa chấp thuận: “Bao nhiêu năm theo Chúa con được gì?”. Đó cũng là một tư tưởng ham danh vị lợi của người Kitô hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta cần xét lại lý do nào, động lực nào thúc đẩy chúng ta theo Chúa và giữ đạo, chứ không xuất phát từ lòng yêu mến?.

Chúa Giêsu vừa kết thúc lời loan báo về cuộc vinh quang của Ngài trên cây Thập Giá, thế mà các ông lại chậm hiểu, khó nhạy bén về đường lối này. Đầu óc các ông đầy những ý tưởng vinh hoa phú quí, địa vị vinh quang của người đời. Ở đây, tác giả Mc nhấn mạnh là lần thứ ba Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài, vậy mà hai môn đệ yêu dấu đã trả bài cho Thầy bằng một lời xin về vinh quang, quyền lực. Chúa Giêsu trả lời trực tiếp vào vấn đề; Ngài nói một cách rõ ràng và thẳng thắn: “Các anh không biết mình đang xin gì. Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống hay chịu phép Rửa Thầy sắp chịu không? (c.38). Chén Thầy uống đây là chén đau khổ, là chịu đựng những thử thách, cám dỗ sắp xảy đến và phép Rửa Thầy chịu đây là dìm mình vào trong cái chết. Chết đi chính mình, hy sinh vì người khác. Hai ông đáp: Chúng tôi sẽ làm được. Câu trả lời như một cách móc móc vô tình, không lường được việc gì sẽ xảy ra, nhưng Chúa Giêsu khẳng định: Anh em cũng sẽ trải qua những điều đó nhưng việc cho ai ngồi bên hữu, bên tả Thầy là quyền của Chúa Cha. Ngài đã chuẩn bị cho những người mà Ngài tuyển chọn.

Mười môn đệ kia cũng cùng một tâm trạng như Giacôbê và Gioan, nên khi nghe thấy cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ ấy, các ông tỏ ra bực tức, Nhân dịp này. Chúa Giêsu liền dạy dỗ cho các môn đệ về quyền bính “phục vụ”. Quyền bính này không theo kiểu thế gian, nhưng có một mẫu sống động là chính Chúa Giêsu trong đêm thứ năm tuần thánh. Ngài cúi xuống hầu hạ, rửa chân cho các Tông đồ. Bài học này đã được các đại diện Chúa Kitô ở trần gian thực hiện trong tước hiệu “Tôi tớ của các tôi tớ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thứ năm tuần thánh vừa qua đã rửa chân cho cả phụ nữ và những người thuộc tôn giáo bạn. Một hành động mang đầy tình người, tinh thần đại kết vì “Bốn bể đều là anh em” của Đức Giáo Hoàng.

Như Chúa Giêsu và theo Chúa Giêsu, chúng ta, những người Kitô cũng được đòi hỏi sống sự phục vụ anh chị em mình như vậy. Chúng ta  chỉ phục vụ những người ta ưa thích, những người cùng phe nhóm, cùng tôn giáo, đồng hương cùng xứ.... nhưng là phục vụ cho hết thảy mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp hoặc tôn giáo. Phục vụ theo ý Chúa, theo đường lối Giáo Hội, trong tinh thần khiêm tốn vâng phục, chứ không làm theo ý riêng cho thỏa mãn đam mê, nhu cầu và sở thích của ta.

Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con tinh thần phục vụ trong khiêm tốn và vâng phục. Xin cho chúng con sự can đảm dấn bước loan báo Tin Mừng, đem niềm vui hạnh phúc đến cho mọi người. Amen.

Nữ Tỳ Thánh Thể.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VIII Thường Niên C_Lm. Đan Vinh - HHTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VIII Thường Niên C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_LM ĐAN VINH- HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Nt. Maria Chinh Anh
     Thứ 2 tuần VIII Quanh năm: Hai thái độ sống đức tin ...
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG. Minh Thùy
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ ELIZABETH. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN B. Minh Tứ
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI SAU LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Nữ Tỳ Thánh Thể
     MÙ MẮT THỂ XÁC NHƯNG SÁNG MẮT TÂM HỒN. Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc.