Trang Chủ > Phụng Vụ > Các Thánh

Ngày 3 Tháng 12

Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Linh mục (1506-1552)

thánh phanxicô xaviê.jpg


Phan-xi-cô sinh năm 1506 tại điện Xa-vi-ê ở Pam-pơ-luyn thuộc tỉnh Na-va Tây Ban Nha. Sau khi tốt nghiệp trường thánh Bác-ba, Phan-xi-cô được hân hạnh làm phụ giáo cho một giáo sứ dạy triết học tại đại học Pa-ri. Nhờ đó, ngài dã được nhiều người biết tiếng. Những thành công ấy đã biến Phan-xi-cô thành con người miệt mài chạy theo danh vọng. Nhưng rồi nhờ tác động của một người bạn, mà cuộc đời Phan-xi-cô đã đối hướng; người bạn đó chính là I-nha-xi-ô, một sinh viên trọ cùng phòng với Phan-xi-cô.

Thánh I-nha-xi-ô sau khi trở lại có đến Pa-ri đe học thêm, đồng thời để chiêu mộ một ít bạn đông liêu ưu tú làm thành viên và nền móng cho Dòng Tên ngài đang hoạch định lúc bấy giờ. Ngài biết Phan-xi- từ năm 1525 và đã đem lòng mộ mến. Nhưng làm thế  nào để chinh phục chàng thanh niên có nhiều trin vọng làm nên những đại sự, khi chàng đang say sưa chạy theo danh vọng trần thế? Ban đầu, thánh I-nha-xi-ô đã gây được thiện cảm, rồi sự tín nhiệm của Phan-xi-cô; từ đó, ngài tìm dip nhắc nhở Phan-xi-cô một Lời Tin Mừng của thánh Mát-thêu, mà chính bản thân ngài d0ã cảm nghiệm: “Nếu người ta được cả thế giới, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì...” (Mt 16, 26). Ngài nhẹ nhàng rót vào tai Phan-xi-cô một lần... hai lần... ba lần... cho tới một ngày lời đó thấm vào tâm hồn Phan-xi-cô và con người Phan-xi-cô đã thay đổi hoàn toàn. Ngày 15 tháng 8 năm 1531, l Đức Mẹ hồn xác lên trời, người ta thấy bảy chàng thanh niên trong đó có I-nha-xi-ô và phan-xi-cô là nồng cốt, họ cùng nhau làm lễ khấn hứa tại Nhà Nguyện ở tầng hầm Nhà Thờ Trái Tim trên dinh đồi Mông Mác Pa-ri. Hôm đó là ngày khai sinh của Dòng Tên.

Hai năm sau, Phan-xi-cô cùng các bạn lên đường sang Rô-ma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Trước khi tới thủ đô Giáo Hội, các ngài tạm dừng chân ở Vơ-ni rồi cùng nhau phân chia đi các bệnh viện phục vụ các bệnh nhân để thực hành đức khiêm tốn và bác ái. Để tập hy sinh và gan dạ những đức tính cần thiết cho ngày mai trên đường Truyền giáo, có lần Phan-xi-cô đã dám cúi xuống dùng miệng hút mủ ở vết thương của một bệnh nhân. Khi tới Rô-ma Đức Giáo Hoàng Phao-lô III hân hoan tiếp đón và chúc lành cho những dự định của đoàn con. Khi trở về Phan-xi-cồ được thụ phong linh mục và từ lúc đó vị linh mục lấy việc chay tịnh, suy niệm và thực hành bác ái để nung đúc tâm hồn và cũng để sửa soạn sứ mệnh tông đồ vĩ đại mà Chúa sắp trao phó cho ngài.

Mùa xuân năm 1539, vua Bồ Đào Nha là Gio-an III, xin mấy vị thừa sai tới giảng đạo cho dân Ấn độ. Thánh I-nha-xi-ô bấy giờ là Bề trên tiên khởi của dòng, cử Cha Rô-dri-ghê, cha Bô-ba-đin-la và thầy Phao-lô đi. Cha Phan-xi-cô náo nức được cùng đi nhưng vì khiêm tôn ngài không dám ngỏ ý xin Bề trên. Đến sau, vì điều kiện sức khoẻ, cha Bô-ba-đin-la phải ở lại, thế Phan-xi-cô được thế chân và làm trưởng đoàn. Phan-xi-cô phấn khởi lên dường.

Sau mấy tháng lênh đênh trên biển, ngày 7-6-1542 thánh Phan-xi-cô đặt chân lên thành ph Goa và h hái bắt tay vào sứ mạng. Ngoài việc học tiếng và tìm hiểu phong tục bản xứ để việc giảng đạo được dễ dàn cha còn tìm hết mọi cách làm chứng cho họ biết Chúa Ki-tô đáng yêu mến chừng nào! Ngài rao giảng bằng lời Tin Mừng và bằng đời sống bác ái của một tông đồ Ngày ngày ngài len lỗi đi thăm các bệnh nhân phong cùi, các tội phạm trong trại giam và lớp người cùng khổ sông chen chúc trong các xóm nghèo để họ được an ủi phần nào. Đức Giám mục thành Goa và vua Bồ Đào Nha tỏ ra rất hài lòng và ca ngợi đường lối truyền giáo của cha Dòng Tên ấy. Các ngài sẵn sàng giúp đỡ cho công việc truyền giáo của cha. Sau ít lâu, cha đã dem về cho Chúa được nhiều linh hồn. Cha rửa tội cho rất nhiều người trong số đó có cả những nhà quý tộc và cả những tiểu vương.

Thành công đó phải nói được là kết quả của một đời sông tông đồ rập theo gương của Thầy Chí Thánh xưa. Thực vậy, trước hết đó là một đời sống thanh bân, không dính bén của cải; vật dụng và gia sản của nga1 chỉ có một cây Thánh giá mà ngài luôn cầm trong tay một bao vải nhỏ đựng cuốn Kinh Thánh, quyển sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ và một bộ đồ. Thứ đến là đời nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa bằng nguyện và tĩnh mạc. Ban ngày, ngài đi rao giảng làm việc bác ái, đêm đến ngài lại đóng cửa phòng hoặc tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Sau cùng là niềm khao khát và nhiệt thành cho vinh quang lớn lao của Thiên Chúa và sự cứu rỗi các linh hồn. Niềm khao khát đó luôn nóng bỏng như một khôi lửa, hằng nung nấu tâm can ngài nên tự lòng ngài lúc nào cũng như trào lên một tình mến dạt dào. Và quả thực, ngày kia khi đứng trên tàu nhìn về Á Châu, ngài đã bộc lộ hết tâm  tình bằng lời của thánh Phao-lô: “Ôi! Tình yêu Chúa Ki-tô thúc bách tôi (2Cor 5, 14)... Khn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng?” (lCor 9, 16)

Vì khát vọng cho danh Chúa cả sáng và cứu rỗi được nhiều linh hồn, nên thánh Phan-xi-cô đã không hài lòng với chương trình chỉ giảng đạo ở một nơi. Ngài muốn được đi đến mọi nơi có thể, không phải để thỏa tính “phiêu lưu” nhưng là để đem Chúa đến cho nhiều người. Vì thế trong những năm hoạt động tông đồ tại Ân Độ, cha Phan-xi-cô vẫn mơ ước có ngày được đặt chân tới nước Nhật để giới thiệu Chúa cho dân xứ Mặt Trời. Không bao lâu sau, dịp may đã đến với cha. Năm 1549, nhân dịp một thủy thủ Công giáo người Nhật Ấn Độ hồi hương, cha Phan-xi-cô đã xin được phép Bề trên cho đi cùng với người ấy để giảng đạo trên đất Nhật. Theo toột sử gia đáng tin cậy thì thánh Phan-xi-cô đã tới giảng đạo ở Nam Dương trước khi sang Nhật.

Ngày 15/8/1549 thuyền ngài cập bến Ca-gô-si-ma thuộc đảo Ki-U Si-U. ở đây sau những ngày nhẫn nại chịu đựng lối cư xử lạnh nhạt của quan chức và dân chúng địa phương, cha đã rửa tội và gây được nhiều arih hưởng tốt. Lấy Ca-gô-si-ma làm điểm xuất phát, Cha tìm cách tiến vào các dảo và các miền chung quanh như Mi-a-kô tức Tô-ki-ô bây giờ, rồi qua Đâu đâu ngài cũng gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại vì vấn đề ngôn ngữ và phong tục. Tuy nhiên sau cùng ngài cũng đem về cho Giáo Hội những hoa trái tốt lành là nhiều người được rửa tội, lập nhiều địa điểm day giáo lý, huấn luyện được một số giáo lý viên địa phương.

Công việc truyền giáo đang phát triển thì nhữn biến cố” chính trị và rối ren xảỵ ra, nên cha Phan-Xi-cô buộc lòng phải đáp tàu trở về Ân Độ. Trên hải trình dai ngàn dặm, con tàu chở ngài dừng lại ít ngày ở đảo Xan-xi-an, cửa ngõ vào Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ thời ấy, Trung Hoa là một lục địa mênh mông. Từ đảo Xan-xi-an nhìn vào lục địa mênh mông ấy, tâm hồn người tông đồ lại dạt dào nỗi niềm thao thức. Ngài ước ao có sức khoẻ để tiến vào lục địa, đem Tin Mừng cho người Trung Hoa. Nhưng thánh ý Chúa lại muốn cho ngài được an nghỉ. Dù vậy giáo hội Công giáo Hoa Lục vẫn tôn ngài “Khai giáo Nguyên Luân” (người khai sáng giáo hội Trung Hoa). Tháng 11 năm ấy, cha Phan-xi-cô ngã bệnh. Ngày đêm nằm trên giường, cha chỉ lặp đi lặp lại lời “Lạy Chúa Giê-su, con vua Đa-vít, xin thương đên con” (Mt 15, 22). Tám hôm sau, cha bất tỉnh và không noi được nữa. Cho đến ngày thứ tư cha mới tỉnh lại được đoi chút. Từ lúc đó cha luôn miệng than thở lời: “Lạy xin thêm nữa, xin thêm nữa! Lạy Trinh nữ Mẹ Thiên Chúa xin nhớ đến con”. Buổi sáng ngày 3/12/1552 cha ái trút hơi thở, hưởng thọ 46 tuổi. Xác cha được đưa về mai táng tại thành Goa Ấn Độ.

Cuộc đời truyền giáo của thánh Phan-xi-cô tuy ngắn ngủi, nhưng công lao sự nghiệp của ngài thật lớn lao.

Trong 12 năm truyền giáo cha đã đi bộ tới 100 ngàn cây số và đã rửa tội với con skỷ lục khoảng ba ngàn người. Dù được thành công, nhưng cha thánh Phan-xi-cô vẫn sống rất khiêm tn và vâng lời Bề Trên hết mình. Mỗi khi viết thư cho Bề trên bấy giờ thánh I-nha-xi-ô, ngài đều quỳ gối mà viết.

Với sự nhiệp và nhân đức ấy, thánh Phan-xi-cô thực xứng đáng được Giáo Hội liệt vào sổ những bậc đại thánh và là tấm gương sáng lạn cho các nhà truyền giáo.

Cha được phong Chân Phước năm 1619 và được tôn phong lên bậc Hiển Thánh năm 1622. Đến năm 1748, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIV lại đặt thánh nhân làm Bổn Mạng nước Ấn Độ. về sau Đức Giáo Hoàng Pi-Ô XI lại tuyên phong ngài làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo thuộc Á Đông, Giáo dân Việt Nam từ lâu vẫn tỏ lòng kính mến thánh Phan-xi-cô cách riêng. Nhiều họ đạo, nhận ngài làm Bổn Mạng và hằng ngày khi kết thúc giờ kinh, thường đọc lời cầu xin với thánh Pha n-xi-cô: Lạy ông thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, xin cầun cho chúng con.

Lời nguvên:

Lạy Chúa, Chúa đã sai thánh Phan-xi-cô đi rao sìảng để kêu mời các dân tộc Á Châu đón nhận Tin Mừng. Xin cho các tín hữu được nhiệt thành truyền giáo như thánh nhân và cho Giáo Hội được hân hoan đón nhận nhiều con cái. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Gioan Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh An-rê Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
     Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Lao Động - Nt. M. Anh Thư, OP
     Lễ nhớ hai thánh Ti-tô và Ti-mô-thê, giám mục - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phaolo Tông Đồ Trở Lại
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Các Thánh - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mân Côi - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh Nhật Đức Maria - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     Ngày 2 Tháng Mười: CÁC THIÊN THẦN HỘ THỦ
     Ngày 1 Tháng Mười: "THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH"
     Ngày 30 Tháng Chín: Thánh Giê-rô-ni-mô Linh Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh.
     Ngày 29 Tháng Chín: "CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MI-CA-EN, GÁP-RI-EN, RA-PHA-EN"
     Ngày 14 Tháng Chín: Lễ Kính Suy Tôn Thánh Giá
     Ngày 29 Tháng Tám: Thánh Gio-an Tẩy Giả bị trảm quyết (Thế kỷ I)
     3.12 Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Linh mục
     2.10 Các Thiên Thần Hộ Thủ
     1.10 THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ
     21.8 Thánh Piô X, Giáo Hoàng