Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật II
Thường Niên C
Chấp nhận từ bỏ chính bản thân để cho Thiên Chúa chiếm hữu,
để được ngây ngất trong tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta có chấp nhận để cho Thiên
Chúa đến đảo lộn thế giới chúng ta qua tương giao
tình yêu với loài người không? Đó là câu hỏi mà Phụng Vụ đề ra cho chúng ta khi đọc lại bản văn nền tảng của tin mừng thánh
Gioan về tiệc cưới Ca na.
Sách Tiên
tri Isaia 62,1-5
Trải qua cuộc
lưu
đày, Isaia ý thức
về
tất
cả
những
gì còn phân cách Dân Thiên Chúa, về những
gì mà Thiên Chúa chờ
đợi
họ
theo Giao Ước.
Dưới
sự
hướng
dẫn
của
Thánh Thần,
ông loan báo Ngày mà chính Chúa sẽ đến
để
biến
Dân sám hối
của
Ngài trở
thành vị
HÔN THÊ. Ngày đó sẽ
có Bình an, Niềm
vui và Vinh Quang.
Thánh Vịnh 95
Trong khi dâng Hi lễ, tác giả
Thánh vịnh
ca ngợi
Vưong Quyền
của
Chúa. Ông loan báo sẽ
đến
trong vinh quang Đấng
Tạo
dựng,
Quan án Vũ
trụ.
Đối
với
người
Ki tô hữu,
thì việc
Người
đến
sẽ
thể
hiện
dưới
hình thức
một
quà tặng
Tình Yêu là điều
duy nhất
mang lại
Sự
Sống.
Thư 1 Côrintô 12,4-11
Một nhân loại
hiệp nhất
trong đó mỗi
người
đều
có chức
năng
thăng
tiến
ích chung: đó là Hội
Thánh được
sinh ra bởi
Chúa Thánh Thần.
Khi trình bày lí tưởng
cho các tín hữu
Cô rin tô, Thánh Phao lô nhắm đến tinh thần
bè phái vẫn
còn ngự
trị
trong họ,
đang khi họ
tuyên xưng
Đức Tin vào Đức
Ki tô. Như
thế,
người
Cô rin tô hãy còn xa sự
canh tân mà Chúa Giê su mong muốn
Tin Mừng Ga 2,1-11
NGỮ CẢNH
Phép lạ Ca na là trình thuật
duy nhất
không có tương
đương
trong các sách Tin Mừng
khác. Trình thuật
nầy
vừa
khó hiểu
vừa
phong phú ý
nghĩa.
Khó hiểu vì bản
thân trình thuật
gây không ít ngạc
nhiên, không phải
do sự
hiện
diện
của
Chúa Giê su trong một
đám cưới,
mà do loại
phép lạ
mà nó mô tả:
mới
nhìn thì dường
như
đây là phép lạ
nhắm
đến
ích lợi
thực
tế
hơn
là một
dấu
chỉ
mạc
khải
sứ
mạng
của
Chúa Giê su như
các phép lạ
chữa
bệnh.
Tuy nhiên đây lại là một
trình thuật
có nhiều
ý nghĩa:
- lần đầu
tiên Chúa Giê su “tỏ
ra vinh quang của
Ngài”;
- “các môn đệ Ngài đã tin vào
Ngài” và vấn
đề
thế
nào là “tin vào Chúa Giê su” đã được đặt
ra.
- Chủ đề
về
Thánh Thể
ẩn
hiện
như
trong các dụ
ngôn về
bửa
tiệc
cưới
trong Mt và Lc;
- Chủ đề
về
Giao Ước
mới
được
gợi
lên, khi Chúa Giê su thay thế cho chàng rể mang lại
tràn trề
rượu
ngon cho thực
khách;
- Vai trò của Đức
Maria đã được
chỉ
rõ;
- Sau cùng, trình thuật
cũng
gợi
lên ý nghĩa
của
hôn phối
qui chiếu
đến
mầu
nhiệm
về
Đức
Ki tô.
TÌM HIỂU
Ngày thứ ba: tin mừng
thánh Gioan bắt
đầu
bằng
trình thuật
tuần
lễ
đầu
tiên (x. 1,29; 35,43), có lẽ đối với
tác giả
tương
đương
với
bẩy
ngày trong việc
tạo
dựng
(Stk 1,1), Chúa Giê su khai mào sự tạo
dựng
mới.
Tuần
lễ
nầy
sẽ
đối
xứng
với
tuần
lễ
các cuộc
hiện
ra (20,1.26).
Kiểu nói “ba ngày sau”
cũng
có thể
có một
ý nghĩa
phục
sinh: ám chỉ
đến
ngày thứ
ba,
Có tiệc cưới: Gioan ghi nhận
một
đám cưới
có các môn đệ
được
mời
đến
dự.
Nhưng
đám cưới
đó cũng
chỉ
là hoàn cảnh
cho cuộc
tỏ
mình lần
thứ
nhất
của
Chúa Giê su. Lễ
cưới
là dịp
cho các lời
sấm
tiên tri được
hoàn thành (Gr 2,2; Hs 2,16-22)(x. Ep 5,32).
Cana: là ngôi làng gần
Nagiarét và là sinh quán của Nathanael (21,2). Chúa Giê su cũng
sẽ
thực
hiện
dấu
chỉ
thứ
hai của
Ngài ở
đây (4,46-54).
Thân mẫu Chúa Giê su: vào những
dịp
như
thế
nầy,
người
ta thường
mời
nhiều
bạn
bè và bà con. Thánh Gioan chỉ có hai lần nói đến
“Mẹ
Chúa Giê su” là ở
đây và ở
19,25-27). Nên để
ý là không bao giờ
ông gọi
tên riêng của
Người.
Chúa Giê su: mẹ Chúa Giê su được
nêu lên trước
tiên vì là nhân
vật quan trọng
nhất
trong nhóm, và nhờ
Người
mà các người
khác được
mời
dự.
Nhưng
vào cuối
trình thuật
(2,12), thì thứ
tự
thay đổi,
Chúa Giê su trở
thành nhân vật
trung tâm.
Khi thấy thiếu
rượu: thông thường
đám cưới
kéo dài đến
7 ngày: thiếu
rượu
có lẽ
vì thực
khách uống
quá nhiều
(2,10). Rượu
“làm vui lòng người”
(Tv 104,15), “làm vui lòng Thiên Chúa và lòng người” (Tl 9,13). Thiếu
rượu
là dấu
cho thấy
nhà đám nghèo. Theo ý nghĩa
biểu
tượng
thì việc
thiếu
rượu
tượng
trưng
cho sự
bất
toàn của
Giao Ước
cũ.
“Họ hết
rượu
rồi!”: đức
Maria chỉ
đơn
giản
lưu
ý nhà đám thiếu
rượu.
Lời
nầy
không gợi
ý một
lời
xin hay hy vọng
có một
phép lạ
xảy
ra (5,7; 6,6-9).
Xét về mặt
biểu
tượng
thì Đức
Maria hành động
như
người
phụ
nữ
thay mặt
cho Israel cũ
nói lên sự
khiếm khuyết
và mong muốn
một
cuộc
lễ
không còn thiếu
thốn
như
thế
nữa.
“Chuyện đó can gì đến
bà và tôi?”:
đây là kiểu nói Thánh Kinh diễn
tả
sự
khác biệt
quan niệm
giữa
hai người
đối
thoại.
Cũng
là một
cách từ
chối
hay ít ra mời
gọi
thay đổi
ý nghĩ.
Bà: như ở 19,26, Con mà gọi
Mẹ
mình như
thế
dường
như
cứng
cõi, khó nghe. Tuy nhiên, ý nghĩa có tính biểu tượng.
Maria là “Bà”, là Eva mới
qua Đức
Ki tô làm cho chúng ta được
cứu
độ
thay vì bị
loại
khỏi
vườn
Eđen.
Giờ của
tôi chưa
đến: Chúa Giê su dường
như
từ
chối điều
Ngài sắp
thực
hiện
qua việc
biến
nước
thành rượu.
Đối
với
chúng ta điều
đó có vẻ
không thể
hiểu
được
nếu
không để
ý rằng
tác giả
tin mừng
hiểu
từ
“giờ”
với
một
ý khác. Theo ông, “giờ
của
Chúa Giê su” là lúc ngài được tôn vinh qua cái chết
và phục
sinh, khi đám
cưới của
Con và của
Hội
Thánhđược
thực
hiện.
Cana là sự
thực
hiện
trước
lễ
Vượt
qua của
Đức
Ki tô.
“Ngài bảo gì, các anh cứ
việc
làm theo”: dù
câu trả lời của
Con xem ra lạ
lùng và khó hiểu
thì lòng tín thác của
đức
Maria vẫn
vững
vàng và còn truyền
lại
cho các đầy
tớ
nữa.
(x Stk 41,55; Xh 19,8; 24,7).
Chum đá: chum đá đựng nước
dùng cho các nghi thức
thanh tẩy.
Phép lạ
mà Chúa Giê su thực
hiện
báo trước
một
nguồn
suối
tinh sạch
hiệu
nghiệm
một
cách khác.
Đổ đầy: khối
lượng
nước
là rất
lớn:
chừng 600 lít. Sự
phong phú nầy
trong Kinh Thánh được
coi là đặc
tính của
thời
Thiên sai (Stk 27,28; Am 9,14; Is 25,6). Nói chung, ơn
Thiên Chúa ban thì luôn luôn phong phú: bánh hoá nhiều
(6,12-13), phần
thưởng
bội
hậu
dành cho kẻ
quảng
đại
(Lc 6,38). Chính Chúa
Giê su sau nầy sẽ nói: Ta đến
để
cho chúng được
sống
và được
sống
dồi
dào” (10,10).
Bây giờ: Gioan không đề
cập
một
chi tiết
nào về
phép lạ.
Giống
như
phép lạ
hoá bánh ra nhiều,
trước
sau chỉ
gồm
có một
vài lệnh
truyền.
Từ đâu ra: câu hỏi
xem ra ngớ
ngẩn. Tuy
nhiên đó là câu hỏi xuyên suốt Tin Mừng
thứ
tư
về
nguồn
gốc
con người
Chúa Giê su: “Ngài từ
đâu mà đến?”.
Tân lang: chủ tiệc
quay sang nói với
tân lang về
thứ
rượu
mới
mang ra. Nhưng
Chúa Giê su, khi cống
hiến
thứ
rượu
mới,
đã thay thế
tân lang, vì chính
Người là Tân Lang của Giao Ước
mới
(3,29) cống
hiến
rượu
mới
cho tiệc
cưới
cánh chung.
Rượu ngon: đây ám chỉ
đến
sự
mới
mẻ
không gì có thể
sánh được
nơi
ơn
ban của
Thiên trong thời
cuối
cùng nầy.
Tân Ước
giống
như
thứ
rượu
tuyệt
hảo
được
dọn
ra bởi
một
vị
vừa
là sự
Khôn ngoan (Cn 9,2) vừa
là Tân Lang đích thực
(Ga 3,29).
Dấu lạ: “dấu
chỉ”.
Ca na khởi
đầu
một
phân đoạn
mới
trong Tin Mừng
Gioan: sự
tỏ
hiện
của
Chúa Giê su ngang qua các dấu chỉ và được
kết
thúc bằng
lời
xác quyết
nầy:
“Dù Ngài đã thực
hiện
nhiều
dấu
chỉ
trước
mắt
họ,
nhưng
họ
vẫn
không tin vào ngài”(12,37).
Bày tỏ vinh quang của
Người: phép lạ
Ca na do đó là sự
kiện
Thiên Chúa tỏ
hiện.
Chính vì thế
mà Phụng
vụ
đọc
bài nầy
trong bầu
khí lễ
Hiển
Linh.
SỨ ĐIỆP
Chúa Giê su vừa kêu gọi
các môn đệ.
Và họ
đã bỏ
thầy
cũ
là Gioan Tẩy
giả
để
đi theo Thầy
mới
là Chúa Giê su. Ngay lúc khởi đầu sứ
vụ,
Ngài cảm
thấy
không gì tốt
hơn
là dẫn
họ
đến
dự
một
tiệc
cưới.
Chắc
chắn
họ
đã phải
ngạc
nhiên, vì là đồ
đệ
của
Gioan Tẩy
giả,
họ
không bao giờ
nghĩ
đến tiệc
cưới,
và chỉ
bằng
lòng với
thứ lương
thực
rừng
sâu theo gương
Gioan là châu chấu
và mật
ông rừng.
Nhưng
nếu
Chúa Giê su khởi
đầu
sứ
vụ
của
mình bằng
cách đó, thì chắc
hẳn
Ngài muốn
chuyển
đến
một
sứ
điệp
quan trọng.
Thật vậy,
không nên đọc
bài tin mừng
nầy
như
một
thiên phóng sự
do một
nhà báo thuật
lại.
Nước
hóa thành rượu
là một
chuyện
hi hữu
đáng kể
lại
cho mọi
người
biết.
Nhưng
nếu
dừng
lại
ở
đó, chúng ta có nguy cơ
đánh mất
sứ
điệp
cốt
yếu
của
bài tin mừng.
Thánh Gioan
không nói với chúng ta đó là “phép lạ”,
mà là “dấu
chỉ”,
hai điều
không giống
nhau. Vì thế
phải
cố
gắng
đọc
cẩn
thận
để
tìm cho ra sứ
điệp
mà ngài muốn
chuyển
đạt.
Thật vậy,
qua đám cưới
của
đôi tân hôn ở
Ca na, có một
đám cưới
khác: đó là Giao ước
giữa Đức
Ki tô và Hội
Thánh của
Ngài. Tòan bộ
Thánh Kinh cho chúng ta thấy một vì Thiên Chúa nói với
con người
bằng
những
lời
yêu thương
và kết
ước.
Và cũng
trong bối
cảnh
ấy
mà chúng ta cần
phải
đọc
bài tin mừng
hôm nay, đó là lời
loan báo Giao ước
mới
giữa
Thiên Chúa và
lòai người.
Qua việc thiếu
rượu,
tin mừng
mời
gọi
chúng ta ý thức
về
tất
cả
những
thiếu
thốn
của
chúng ta, thiếu
tình yêu, thiếu
lí do để
sống
và hi vọng.
Tại
Ca na, Chúa Giê su đến
gặp
gỡ
một
nhân lọai
mà Ngài muốn
kết
giao. Nhưng
Ngài thấy
họ
thiếu
tình yêu. Ngài đến
gặp
gỡ
họ
trong lúc họ
thiếu
vắng
tình yêu. Ngài động
lòng vì những
sự
thiếu
sót căn
bản
ấy.
Đức
Maria phát hiện
ngay điều
đó nên nói với
Ngài: “Họ
thiếu
rượu
rồi!”.
Họ
không còn tình yêu nữa,
họ
không còn niềm
vui, niềm
hi vọng
nữa.
Đức
Maria báo cho Chúa Giê su biết về điều
đó, rồi
nói với
những
người
giúp tiệc:
“Những
gì Ngài bảo,
hãy làm theo!”.
Chính lúc đó Chúa Giê su thực
hiện
dấu
chỉ
nước
hóa thành rượu.
Đây
là nước
dùng để
thanh tẩy
theo nghi thức
của
người
do thái. Do đó,
nước không sạch.
Đó
chính là nước
của
đời
sống
chúng ta bị
hoen ố
vì tội
lỗi.
Con người
tìm cách giải
thoát khỏi
những
cảm
nghĩ
không trong sạch
bằng
những
hành vi thanh tẩy.
Tất
cả
những
nghi thức
đó được
cắt
nghĩa
dài dòng trong luật
Mô sê. Nhưng
với
Chúa Giê su,
tất cả
đã thay đổi.
Ngài sắp
thay đổi
tôn giáo dạy
về
điều
trong sạch
và ô uế,
chỉ
định
những
nghi thức
thanh tẩy
và hi tế
bằng
một
tôn giáo tình yêu. Đó
chính là bước
quyết
định
từ
giao ước
cũ
sang giao ước
mới.
Khi nói đến giao ước
giữa
Thiên Chúa và
nhân lọai, thì đồng thời
cũng
đề
cập
đến
việc
phải
chọn
lựa
Thiên Chúa. Thiên Chúa không ngừng đi bước trước
đến
với
chúng ta. Người
thúc đẩy
chúng ta, Người
không ngừng
mời
gọi
chúng ta đến
gặp
gỡ
và mở
cửa
tâm hồn
và cuộc
sống
chúng ta cho Người. Người
mời
gọi
chúng ta tin tưởng
vào Người
như
những
bậc
vợchồng. Điều
đó có nghĩa
là chúng ta hãy để
cho tình yêu của
Người
xâm chiếm
đời
sống
chúng ta để
trở
nên trung tâm thu hút chúng ta. Những ơn
ban của
Thiên Chúa lúc nào cũng
phong phú và tuyệt
vời. Cùng với
Người,
chúng ta bước
tới
một
đời
sống
quyền
năng
và mạnh
mẽ.
Đó
là sức
mạnh
của
tình yêu mà không gì có thể lay chuyển được.
Rượu ngon tiệc
cưới
Ca na được
làm ra không phải
để
thưởng
thức
một
mình, mà là để
chia sẻ.
Đó
chính là cốt
yếu
của
luật mới
mà Chúa Giê su để
lại
cho chúng ta: “Hãy rót ra và chia cho mọi người”.
Rượu
ngon mà chúng ta phải
phục
vụ
mọi
người
chính là đức
tin, niềm
hi vọng
và tình yêu của
chúng ta. Nhưng
chúng ta phải
hết
sức
quan tâm đến
chất
lượng.
Chúng ta đừng
lấy
giấm
chua hay những
lời
nói chua cay, độc
địa
mà phục
vụ.
Không phải
bằng
cách than vãn trước
những
nghịch
cảnh
mà chúng ta giải
quyết
được
mọi
vấn
đề.
Thế
giới
của
chúng ta rất
cần
những
người
thực
sự
sống
đức
tin của
mình và cảm
nghiệm
niềm
hạnh
phúc vì là môn
đệ Đức
Ki tô.
Bữa tiệc
công khai đầu
tiên của
Chúa Giê su đưa
chúng ta đến
bữa
tiệc
cuối
cùng, bữa
tiệc
mà trong đó Ngài đã thiết
lập
Phép Thánh Thể.
Chúng ta được
chung phần
vào bữa
ăn
Giao ước
mới
nầy;
Chúa Giê su dâng hiến
Thân Mình và Máu Ngài để
chúng ta và tất
cả
mọi
người
trọn
niềm
vui. Đức
Ki tô ban tặng
rượu
của
Giao Ước
mới
cho thế
giới
chúng ta. Và phần
thưởng
cho các đầy
tớ
là niềm
vui không gì có thể
sánh ví được.
Đó
là niềm
vui cho Hội
Thánh, cho trần
gian, cho tất
cả
mọi
người
phục
vụ
Tin mừng.
ĐÀO SÂU
DẤU CHỈ
CA-NA
Is 62,1-5Đám cưới
giữa
Thiên Chúa và dân Người
Tv 96,1-2, 3-4, 7-8, 9-10ac Hãy loan truyền
những
việc
lạ
lùng của
Thiên Chúa giữa
muôn dân
1 Cr 12,4-11 Nhiều đặc
sủng
khác biệt
trong Hội
Thánh hiệp
nhất
Ga 2,1-12 Đám cưới
Ca-na
1. HỎI: Ba bài đọc
liên kết với nhau theo chủ
đề nào?
THƯA:
DẤU
CHỈ
CA-NA.Thiên
Chúa hứa kết Hôn ước
với
Dân Người
(Bđ 1), và lời
hứa
được
thực
hiện qua dấu
chỉ
tiệc
cưới
Ca-na. Thấy
Chúa Giê su làm
phép lạ biến nước
thành rượu,
Gioan đã nhận
ra vinh quang
của Thiên Chúa đã đến ở giữa
loài người
(BTM). Tất
cả
mọi
đặc
sủng
đều
là do Chúa Thánh Thần
ban, khác biệt
nơi
mỗi
người nhưng
tất
đều
nhằm
phục
vụ
lợi
ích chung của
Giáo Hội (Bđ 2).
2. HỎI: Hoàn cảnh
lịch
sử
của
bài đọc một?
THƯA:
Bài đọc
một
trích từ
chương
62 sách I-sai-a, được
sáng tác trong hoàn cảnh
lịch
sử
lúc dân Ít-ra-ên trở
về
từ
chốn
Lưu
đày. Bắt
đầu
trở
về
từ
năm
538 thế
mà mãi đến
năm
521 mới
bắt
đầu
tái thiết
đền
thờ:
đó là khoảng
thời
gian chìm đắm
trong buồn
nản
và thất
vọng
đến
nỗi
có nhiều
người
tưởng
rằng
Thiên Chúa đã quên dân Người.
3. HỎI: Sứ
điệp Tiên tri I-sai-a như thế
nào?
THƯA: Trước
tình cảnh
tuyệt
vọng
đó, I-sai-a đã khẳng
định:
Thiên Chúa không bao giờ
bỏ
rơi
dân Ngài, trái lại
Ngài hằng
yêu thương
họ
như
Cha thương
con: ‘Vì ngươi
sẽ
được
Đức
Chúa đem lòng sủng
ái, và Chúa lập
hôn ước
cùng xứ
sở
ngươi.
Như
tài trai sánh duyên cùng thục nữ, Đấng
tác tạo
ngươi
sẽ
cưới
ngươi
về.
Như
cô dâu là niềm
vui cho chú rể’.
4. HỎI: Tại
sao có thể gọi
bài đọc 1 là lời tình yêu của
Thiên Chúa nói với loài người?
THƯA:
Vì đây thực
sự
là một
lời
tình tha thiết
của
người
chồng
(= Thiên Chúa) nói với
người
vợ
(= Ít-ra-ên) của
mình! Qua những
từ
rất
mạnh,
I-sai-a nhắc
lại
mối
tình nồng
thắm
yêu thương
giữa
Thiên Chúa và dân của
Ngài.
5.HỎI: Tại sao lời
tình yêu Thiên Chúa là đáng tin?
THƯA:
Lời
của
Ngài đáng tin vì hai lí do. Thứ nhất vì Ngài là Đấng
tín thành, không bao giờ
bỏ
rơi
người
tình là Ít-ra-ên mà Ngài đã đính ước.
6. HỎI: Và lí do thứ
hai?
THƯA:
Lí do thứ
hai là vì Ngài là đấng
quyền
năng
đến
nỗi
Ngài có thể
thay đổi
hẵn
vận
mạng
của
người
mình yêu. Từ
vùng đất
hoang tàn sau lưu
đày, Ngài sẽ
biến
thành vườn
cây xanh ngát; từ
thân phận
một
thiếu
phụ
tàn tạ,
Ngài sẽ
đổi
mới
thành một
hiền
thê khả
ái. Sức
mạnh
Tình yêu của
Ngài sẽ
thực
hiện
được
tất
cả.
7. HỎI: ‘Tên gọi’
có ý nghĩa gì theo Kinh Thánh?
THƯA:
Trong Kinh
Thánh, ‘tên gọi’ rất quan trọng.
Nó nói lên mầu
nhiệm
của
một
người,
bản
chất
sâu xa, ơn
gọi
và sứ
mạng
của
người
ấy.
Vì thế,
Kinh thánh thường
cho biết
ý nghĩa
‘tên gọi’
của
những
nhân vật
quan trọng.
8. HỎI: Thí dụ
như?
THƯA:
Thí dụ
như
thiên thần
truyền
tin cho Đức
Maria biết
ý nghĩa
tên gọi
của
Chúa Giê su là: ‘Thiên Chúa cứu độ’; nghĩa
là đứa
trẻ
mang tên ấy
sẽ
cứu
thoát nhân loại
nhân danh Thiên Chúa. Và thỉnh thoảng Thiên Chúa đổi tên một
người
khi giao cho một
sứ
mạng
mới:
Abram thành A-bra-ham, Sarai thành Sara, Gia cóp thành Ít-ra-ên và Simon thành Kê pha (= Phê rô).
9. HỎI: Thiên Chúa đã gọi
Ít-ra-ên bằng tên gọi
mới
nào?
THƯA:
Thiên Chúa đã
gọi
Ít-ra-ên bằng những tên mới
để
khẳng
định
tình yêu muôn thuở
của
Ngài đối
với
họ:
‘Chẳng
ai còn réo tên ngươi:
‘Đồ
bị
ruồng
bỏ!’
Xứ
sở
ngươi
hết
bị
tiếng
là ‘Phận
bạc
duyên đơn’. Vì từ
nay, xứ
sở
ngươi
nức
tiếng
là ‘Duyên thắm
chỉ
hồng’.
10. HỎI: ‘Đồ
bị
ruồng bỏ!’ và ‘Phận
bạc
duyên đơn’ nói về
ai?
THƯA:
Nói về
dân Ít-ra-ên. Được
Thiên Chúa yêu thương
bằng
một
mối
tình đích thực,
Ít-ra-ên chẳng
những
đã không đáp lại
mà còn phản
bội. Họ
đã phạm
tội
ngoại
tình khi bỏ
Ngài mà chạy
theo các thần
Ba-an ngoại
giáo. Vì thế
Thiên Chúa đã
từ bỏ
và giáng phạt
họ
để
dạy
họ
con đường
sám hối
và quay trở
lại
với
Ngài.
11. HỎI: Và khi họ
quay trở lại
thì Thiên Chúa đã làm gì?
THƯA:
Ngài đã tha
thứ, yêu thương
và tái lập
hôn ước
với
họ:
‘Ngươi
sẽ
được
Đức
Chúa đem lòng sủng
ái và lập
hôn ước
cùng xứ
sở
ngươi’ (62,4). Lời
hứa
nầy
sẽ
được
Đức
Ki tô thực
hiện
qua dấu
chỉ
tiệc
cưới
Ca-na.
12. HỎI: Bài đọc
2 (1 Cr 12, 4-11) có nội dung như
thế nào?
THƯA: Trước những chia rẻ, đố kỵ và
tranh chấp trong giáo đoàn Cô-rin-tô, Thánh Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng tất
cả mọi đặc sủng đều là do Chúa Thánh Thần ban,khác biệt nơi mỗingười nhưng
tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích chung của Giáo Hội.
13. HỎI: Ngữ
cảnh
bài Tin mừng (2,1-12) như thế
nào?
THƯA:
Bài Tin mừng (2,1-12) kết
thúc tuần
lễ
khai mạc
sứ
vụ
của
Chúa Giê su (1,19-2,12) và mở đầu phần
các dấu
chỉ
(ch.2-12). Có
các ý chính như sau: 1. Bối cảnh
của
tiệc
cưới
thiếu
rượu
(2,1-3a); 2. Trước
dấu
lạ,
cầu
xin can thiệp
(2,3b-5); 3. Dấu
lạ
xảy
ra, can thiệp
và xác nhận
(2,6-10); 4.
Lời của
thánh sử
và kết
luận
(2,11-12).
14. HỎI: Tuần
lễ
đầu
tiên trong sứ vụ
của
Chúa Giê su gồm những
gì?
THƯA:
Ngày đầu
tiên, một
nhóm người
Do thái được
cử
đến
hỏi
Gioan Tẩy
về
sứ
vụ
bên bờ
sông Gio-đan.
Ông liền cho biết mình có sứ
vụ
loan báo Chúa
Giê su đến. Ngày thứ hai, Gioan vui mừng
thấy
Chúa Giê su đến
với
mình, và nhận
ra Ngài là Con Thiên Chúa, đấng sẽ rửa
trong Thánh Thần.
Ngày thứ
ba, hai môn đệ
của
Gioan Tẩy
giả
đi theo Chúa Giê su, và được
Ngài mời
ở
lại
với
Ngài chiều
hôm đó. Ngày thứ
tư,
Chúa Giê su đi Ga-li-lê cùng với một vài môn đệ.
Ba ngày sau, phép lạ
Ca-na. Dường
như
bảy
ngày đầu
tiên nầy
gợi
nhớ
sáu ngày sáng tạo
và ngày thứ
bẩy,
việc
tạo
dựng
trời
đất
đã hoàn tất.
15. HỎI: Như
thế, Gioan muốn gán cho tiệc
cưới
Ca-na ý nghĩa gì?
THƯA:
Gioan muốn
gán cho phép lạ
Ca-na ý nghĩa
một
sáng tạo
mới,
vì cũng
như
lúc khởi
nguyên, Ngôi Lời
hướng
về
Thiên Chúa để
tạo
dựng
thế
gian, thì ở
đây, dấu
chỉ
Ca-na có ý nghĩa
một
sáng tạo
mới
báo hiệu
một
thời
đại
mới
bắt
đầu.
16. HỎI: Tiệc
cưới
Ca-na vào ngày thứ bẩy
gợi
nhớ điều gì?
THƯA:
Trong việc
tạo
dựng
vũ
trụ,
đến
ngày thứ
sáu Thiên Chúa tạo
con người
có nam có nữ
theo hình ảnh
Người.
Đó
là đôi vợ
chồng
đầu
tiên. Và vào ngày thứ
bẩy
Chúa Giê su đi dự
tiệc
cưới.
Như
thế
chương
trình tạo
dựng
của
Thiên Chúa đưa
đến
việc
kí kết
Giao ước,
một
đám cưới
giữa
Thiên Chúa và con người.
17. HỎI: Các Giáo phụ
đã nói gì về dầu
chỉ Ca-na?
THƯA:
Các Giáo phụ
đã coi dấu
chỉ
Ca-na thực
hiện
lời
hứa
của
Thiên Chúa là cuộc
hôn nhân giữa
Người
với
nhân loại.
18. HỎI: Lời
Chúa Giê su: ‘Thưa Bà, chuyện
đó can gì đến bà và tôi’ có nghĩa
gì?
THƯA:
Trong Kinh
Thánh thì đó là cách trả lời từ
chối
thẳng
thừng
cho thấy
hai bên đối
thoại
không có tương
quan nào về
tình cảm,
quyền
lợi
hay huyết
thống
(Mc 1, 54; 5,7). Vì thế,
qua câu trả
lời
trên, Chúa Ki tô cho biết
Ngài và Đức
Maria thuộc
hai thế
giới
khác biệt:
Ngài thuộc
thiên giới,
còn Đức
Maira thuộc
trần
gian. Nhưng
đây không phải
là lời
trách mắng
Đức
Maria mà chỉ
là lời
xác quyết
sự
siêu việt
của
Ngài và việc
Ngài hoàn
toàn lệ thuộc Cha Ngài. Vì thế
trước
mắt,
Ngài từ
chối
làm điều
Đức
Maria xin.
19. HỎI: Cách gọi
Mẹ
Maria của Chúa Giê su ‘Thưa
Bà’ có gì đặc biệt
không?
THƯA:
Người
Do thái thường
gọi
mẹ
mình là ‘imma’
(Mẹ), nên cách gọi
của
Chúa Giê su xem ra lạ
lùng đối
với
thân mẫu.
Ngài cũng
thường
dùng cách đó để
gọi
các người
phụ
nữ
khác được
kể
lại
trong sách Tin
mừng
(Ga 4, 21; 20, 13; Mt 15, 28; Lc 13, 12).
20. HỎI: ‘Giờ’
có nghĩa gì trong Tin mừng thánh Gioan?
THƯA:
‘Giờ’
trong Tin mừng Gioan rất
quan trọng:
đó là giờ
mà chương
trình của
Thiên Chúa được
hoàn thành cách dứt
khoát trong cuộc
tử
nạn
và Phục
sinh của
Chúa Giê su. Đó
là giây phút Chúa Cha và Chúa Con cùng được tôn vinh. Suốt
cuộc
sống,
Chúa Giê su không bao giờ
quên nhắm
đến
sứ
mạng
là thực
hiện
cuộc
hôn nhân giữa
Thiên Chúa với
loài người.
21. HỎI: Vậy
câu nói: ‘Giờ của
tôi chưa đến’ có nghĩa
gì?
THƯA:
Có nghĩa
là giờ
phút nầy
chưa
phải
là lúc tôi hoàn tất
sứ
mạng
cứu
thế
để
tôn vinh Thiên Cha và được
tôn vinh. Tuy nhiên, chính
lúc nầy đây tôi muốn cho thấy
một
dấu
chỉ
về
biến
cố
quyết
định
ấy.
22. HỎI: ‘Ngài có bảo
gì, hãy làm theo’ cho thấy tâm tình của
Đức
Maria như thế
nào?
THƯA:
Tâm tình của
Đức
Mria là đặt
trọn
niềm
tin tưởng nơi
Chúa Giê su. Cũng
như
những
người
tiếp
xúc với
Chúa Giê su, Đức
Maria không hiểu
Chúa Giê su muốn
nói gì. Nhưng
dù không hiểu,
Đức
Maria vẫn
một
mực
hoàn toàn tin tưởng
vào Con.
23. HỎI: ‘Người
ta thường thiết rượu
ngon trước’, điều
ấy
có đúng không?
THƯA:
Thói quen
dùng rượu ngon trước trong các bữa
tiệc
không được
sách nào nói đến
cả.
Vì thế
lời
nhận
xét trái với
thói quen ấy
chỉ
nhằm
làm nổi
bật
sự
vượt
trội
của
rượu
mới
qua thái độ
ngạc
nhiên của
người
quản
tiệc.
24. HỎI: ‘Đó
là dấu chỉ đầu
tiên’ có nghĩa gì?
THƯA:
Biến
nước
thành rượu
không chỉ
là dấu
chỉ
đầu
tiên mà còn là kiểu
mẫu
cho mọi
dấu
chỉ
kế
tiếp
nhằm
tỏ
lộ vinh quang
của Chúa Ki tô.
25. HỎI: Ý nghĩa
của
dấu
chỉ Ca-na là gì?
THƯA:
Qua dấu
chỉ
Ca-na, thánh Gioan muốn
giới
thiệu
sứ
mạng
chính yếu
của
Chúa Giê su là thiết
lập
giao ước
mới
và vĩnh
viễn
với
dân Ít-ra-ên đích thực
của
Ngài. Cuộc
hôn nhân ấy
đã bắt
đầu
ngay từ
giờ,
qua sự
có mặt
của
Hôn phu (Chúa Giê su) và Tân nương Giáo Hội (Đức
Maria và các môn đệ
là đại
diện).
26. HỎI: Thực
thi sứ điệp Lời
Chúa
THƯA:
Để
thực
thi sứ
điệp
Lời
Chúa hôm nay, mỗi
người
chúng ta nên: 1. Cảm
tạ
Chúa Giê-su Ki-tô vì Chúa đã khai mở một
Triều
Đại
Mới,
và thiết
lập
một
Vương
Quốc
Mới
của
Thiên Chúa trong trần
gian và đã đưa
chúng ta vào trong Triều
Đại
và Vương
Quốc
Mới
ấy.
2. Tin tưởng và phó thác cuộc
sống
của
chúng ta cho Chúa Giê-su Ki-tô, nhất là trong những
lúc khó khăn,
thử
thách. Trước
những
nhu cầu
chính đáng, chúng ta chỉ
chạy
đến
với
Chúa Giê-su mà thôi.
3. Cảm tạ
Chúa Giê-su vì Người
đã chúc lành, thánh hóa, nâng giao ước hôn nhân và mọi
thực
tại
của
đời
sống
gia đình chúng ta. Và luôn trân trọng lời
cam kết
trong thánh lễ
hôn phối
và xây dựng
gia đình mình thành một
‘Hội
Thánh nhỏ’,
một
‘Hội
Thánh tại
gia’ sáng ngời
đức
tin và đức
ái.
GLCG2618Tin mừng cho chúng ta thấy
Ðức
Ma-ri-a đầy
tin tưởng
khi cầu
nguyện
và chuyển
cầu
cho những
người
khác: tại
Ca-na (x. Ga 2,1-12),
Mẹ đã xin Ðức
Giê-su lo đến
nhu cầu
của
bữa
tiệc
cưới,
đây là dấu
chỉ
về
một
Bữa
Ăn
khác, bữa
tiệc
cưới
của
Chiên Con hiến
Mình và Máu theo lời
xin của Hiền
Thê là Hội
Thánh. Trong giờ
Giao Ước
Mới,
dưới
chân thập
giá (x. Ga 19, 25-27), Ðức
Ma-ri-a đã được
nhận
lời
như
Người
Phụ
Nữ,
bà E-và mới,
người
mẹ
đích thực
của
chúng sinh.(x.
Hôn nhân trong kế hoạch của
Thiên Chúa1601-1611.
Hôn nhân trong Chúa1612-1617. Cử hành Bí tích Hôn
nhân 1621-1632).