SUY
NIỆM LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN III PHỤC SINH NĂM C

LỜI CHÚA: Ga 6,22-29
22 Hôm sau, đám người còn ở lại bên kia bờ biển, nghiệm
ra là không có đò nào khác, trừ một chiếc, và Ðức Yêsu lại không lên đò để cùng
đi với môn đồ của Ngài, song chỉ có môn đồ ra đi mà thôi. 23 Có những
đò khác từ Tibêria lại gần nơi dân chúng đã được ăn bánh [khi Chúa tạ ơn]. 24 Vậy
khi đám người ấy thấy không có Ðức Yêsu ở đó và cả môn đồ Ngài cũng không, thì
họ lên các đò kia mà đi Capharnaum tìm Ðức Yêsu. 25 Gặp Ngài bên kia
biển, họ nói với Ngài: "Rabbi, Ngài đã đến đây bao giờ?" 26 Ðức
Yêsu đáp lại:
"Quả thật, quả thật, ta bảo các ngươi:
các ngươi tìm Ta
không phải vì các ngươi đã thấy dấu lạ,
nhưng vì các ngươi đã ăn bánh no.
27 Hãy lao công đừng vì lương thực hư nát,
nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời,
mà Con Người sẽ ban cho các ngươi,
vì chính Ngài là Ðấng mà Cha và là Thiên Chúa đã niêm
ấn".
28 Họ mới nói cùng Ngài: "Chúng tôi phải lao công
vào việc nào của Thiên Chúa?" 29 Ðức Yêsu đáp lại: "Việc
của Thiên Chúa, tức là các ngươi tin vào Ðấng Người đã sai đến".
SUY NIỆM
Cơm
bánh là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người.
Nhưng
nếu cuộc sống con người chỉ đi tìm cơm bánh thì nó chẳng hơn gì con vật bao
nhiêu; bởi vì theo bản năng sinh tồn, tất cả mọi loài vật đều đi tìm lương thực
cho mình.
Tuy
nhiên, nhu cầu cơm bánh lắm khi trở thành cuộc đấu tranh sống còn mà người ta gọi
là cuộc đấu tranh sinh tồn.
Nhưng
con người là loài thượng đẳng hơn hẳn con vật;
Bởi
con người biết tìm kiếm cơm bánh bằng sự lao động chân chính;
Người
quân tử có thể cam chịu đói chứ không chịu nhục;
Đồng
thời người ta không chỉ ăn để lấp đầy bao tử mà người ta còn thưởng thức nghệ
thuật ăn uống.
Và
hơn nữa con người còn được mời gọi chia cơm sẻ áo, thể hiện lòng nhân ái đối với
anh em đồng loại.
Tuy
nhiên, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, hưởng thụ làm cho lòng người trở
nên ích kỷ, trái tim con người trở nên xơ cứng;
Con
người lao vào việc kiếm tìm tình tiền tài cốt sao để hưởng thụ thật nhiều;
Cuộc
sống trở thành một cuộc chạy đua để thỏa mãn những nhu cầu vật chất không bao
giờ thấy đủ….
Trình
thuật Tin mừng hôm nay nằm trong diễn từ Đức Giê-su là Bánh hằng sống của Tin mừng
thánh Gio-an.
Con
người kiếm tìm cơm bánh để sống, tìm kiếm vật chất để hưởng thụ, nhưng cuộc sống
này chỉ là tạm bợ nay còn mai mất;
Vậy
mà người ta đã phải nhọc công cho nó biết bao nhiêu.
Còn
Đức Giê-su là bánh đem lại sự sống trường tồn, thử hỏi con người đã đầu tư cho
việc tìm kiếm Người như thế nào?
Như nhóm người Do-thái
trong trình thuật Tin mừng hôm nay, có những người theo Đức Giê-su chỉ vì để có
‘bánh’ ăn; vì thế mà có câu ‘đi đạo lấy gạo con ăn’.
Cũng có những người đến
với Thiên Chúa chỉ là để trưng diện quần áo đẹp hoặc để anh em đồng đạo khỏi dị
nghị, hay chỉ là để trấn an lương tâm.
Chuyện kể rằng: Tại một
khu rừng nọ, Chúa Tể Sơn lâm có thói quen tế lễ Mặt trời cứ mỗi đầu tháng một
lần do phượng hoàng làm chủ sự. Cuộc lễ này rất náo nhiệt vì có mặt tất cả mọi
thần dân trong xứ sở rừng hoang này, từ chim bay trên trời cho đến tôm càng khe
đá, từ báo đốm, khỉ đen, cho đến chuột nhũi, ếch ộp… đều hội đủ; và điều này
khiến Chúa Tể sơn lâm rất hài lòng; vì vậy, lúc nào cũng thế, cứ sau khi cúng
tế là Ngài thiết đãi thần dân một bữa tiệc thật hậu hĩ. Tuy nhiên, vào một ngày
đầu tháng nọ, như thường lệ, Chúa Tể sơn lâm đến địa điểm tế lễ và Ngài rất
ngạc nhiên vì chỉ thấy bóng một vài thần dân như rùa già, ong thợ, kiến đen đến
dự. Để trả lời cho thắc mắc này, phượng hoàng giải thích: Tâu Chúa Tể, bởi vì
thần đã tung tin là do sức khỏe không ổn, buổi tế lễ hôm nay Chúa Tể sơn lâm
không tới dự được. Bây giờ Chúa Tể sơn lâm mới vỡ lẽ, thần dân chẳng thành tâm
tế lễ Thần Mặt trời mà họ đến chỉ là vì Ngài, và vì được ăn uống.
Chúng ta đi nhà thờ, đến
với Chúa là vì cái gì?
Đức Giê-su mời gọi: 27 “Hãy
lao công đừng vì lương thực hư nát,
nhưng vì lương thực sẽ lưu
lại mãi đến sự sống đời đời,
mà Con Người sẽ ban cho
các ngươi,
vì
chính Ngài là Ðấng mà Cha và là Thiên Chúa đã niêm ấn".
Và
việc lao công vì lương thực mang lại sự sống đời đời chính là: “Tin vào Đấng
Thiên Chúa sai đến” – là chính Đức Giê-su Ki-tô – Ngài là Bánh sự sống.
Như
thế đời sống tin vào Đức Giê-su Ki-tô rất quan trọng để được sống đời đời.
Tin
vào Đức Giê-su Ki-tô nghĩa là gì nếu không phải là dám dấn thân, dám sống những
điều Người dạy; là sống một cuộc đời ngay thẳng chính trực, là tích cực xây dựng
một cuộc sống công bình bác ái, chan hòa yêu thương, phục vụ và sẻ chia; là dám
sống mối bát phúc.
Tin
vào Đức Ki-tô là can đảm khước từ những mưu đồ bất chính, những việc trái với
lương tâm, trái với Tin mừng Chúa dạy và chấp nhận từ bỏ mình, vác thập giá hằng
ngày để theo Chúa…
Đức
Giê-su là Bánh Hằng sống. Không những Lời của Người là lương thực nuôi dưỡng
tâm linh mà Người còn ban chính Thân Thể Cực Thánh của Người làm bánh dưỡng
nuôi linh hồn. Khi tham dự Thánh lễ và lãnh nhận Thánh Thể Chúa trong niềm tin,
chúng ta cũng được mời gọi sống tình hiệp thông huynh đệ, trở nên tấm bánh bẻ
ra cho mọi người; chúng ta có nhiệm vụ làm cho cuộc sống trở nên phong phú và
xây dựng hạnh phúc cho con người.
Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con Thần Trí khôn ngoan để biết phân định và lựa chọn
đúng đắn trong cuộc sống;
Để
chúng con biết lao công vì ‘lương thực không hư nát’ bằng việc yêu mến và dọn lòng
siêng năng lãnh nhận Thánh Thể Chúa, nhờ đó chúng con có đủ năng lực và sức mạnh
mà thực thi những Lời Chúa dạy – lao công vì cuộc sống trường tồn.
Chúa
ơi, trên hành tinh này còn biết bao nhiêu con người không có đủ lương thực để lấp
đầy bao tử, trong khi người ta lại phung phí và đổ đi hằng tấn lương thực để ổn
định việc kiếm tiền của một số người; và sự chênh lệch cuộc sống giữa người với
người thật quá lớn.
Xin
cho lòng người được rộng mở để xoa dịu những nỗi đau của con người, nhất là những
người nghèo nàn, bất hạnh. Và giúp chúng con là những Ki-tô hữu trở nên tác
nhân xây dựng công lý và hòa bình, trở nên những nhân chứng của lòng thương xót
Chúa để nước Chúa sớm được hiển trị. Amen
Nt. Maria
Chinh Anh