Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai
Tuần V Phục Sinh
TRUYỀN GIÁO, ĐỐI
ĐẦU HAY LINH HOẠT?

Lời Chúa: Ga 14, 21-26
21 Ai có và giữ các điều
răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha
Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”22 Ông
Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, tại sao
Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian ?” 23 Đức
Giê-su đáp : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy.
Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24 Ai không yêu mến Thầy, thì
không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của
Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. 25 Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi
còn ở với anh em. 26 Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân
danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều
Thầy đã nói với anh em.
Suy niệm:
“Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần
Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm
cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”(Ga 14, 26). Đấng Bảo Trợ sẽ dạy các
tông đồ (thiết nghĩ là cả các môn đệ, những
người đi theo Chúa) mọi điều và sẽ làm cho các ông nhớ lại những điều Đức
Giêsu đã nói để làm gì? Một câu hỏi xem ra hời hợt, vì lẽ độc giả sẽ bảo: thì để
các ông đi rao giảng, đi làm chứng cho Chúa Giêsu chứ để làm gì nữa. Kỳ thực,
câu hỏi ấy đã làm tôi bị đánh động bởi câu chuyện của Ba-na-ba và Phao-lô trong
bài đọc công vụ tông đồ hôm nay (Cv 14,5-18).
Trình
thuật Công vụ kể lại, hai ông Ba-na-ba và Phao-lô rao giảng về Đức Giêsu Phục
Sinh cách hăng say tại I-cô-ni-ô, nên bị những người Do Thái và những thủ lãnh
dân ngoại ở đây tìm cách bắt hại. Hai ông phải lánh sang các miền khác, hay nói
cách khác là phải trốn sang Lýt-ra thuộc miền Ly-cao-ni-a. Ở đây, các ông lại
tiếp tục rao giảng danh Đức Giêsu không ngơi nghỉ. Một phép lạ đã xảy ra, và
dân Lýt-ra xem hai ông là bậc thần thánh hạ phàm, nên đem lễ vật đến để dâng lễ
tế hai ông. Tuy nhiên, các ông đã kịp ý thức thân phận phàm tục của mình và can
ngăn cuộc hành lễ đó, đồng thời minh chứng cho họ biết về Thiên Chúa toàn năng.
1. Sự linh hoạt trong truyền giáo
Một
câu chuyện thật đơn giản, nhưng ẩn sâu trong câu chuyện ấy là cả một tinh thần
truyền giáo cách khôn ngoan của Thần Khí. Tại I-cô-ni-ô, hai ông Ba-na-ba và
Phao-lô rao giảng cách hăng say cho người Do Thái và Hy-lạp. Có rất đông người
tin theo (x.14,1), nhưng cũng không thiếu những người chống đối (x.14,2), họ
tìm mọi cách để làm nhục và thậm chí là muốn ném đá cả hai ông (x.14,5). Làm
người loan báo Tin mừng là thế, sẽ có nhiều người lắng nghe và tin theo, nhưng
cũng không ít người sẽ chống đối, luôn tìm cách ám hại. Là môn đệ, tức là chấp
nhận sự thật phủ phàng ấy và sống với lòng can đảm trong Thánh Thần.
Sự
thường, khi gặp sự chống đối và mưu hại từ kẻ khác, ta thường có thái độ phản
kháng cách mạnh mẽ. Khí phách anh hùng nơi tâm can trỗi dậy, và thế là ta tìm mọi
cách để minh chứng cách hùng hồn hơn về điều ta đang nổ lực rao giảng. Bởi lẽ,
nếu không làm thế ta nghĩ mình sẽ thành kẻ nhát đảm không xứng với tinh thần
người môn đệ, khi đã nhất quyết sống chết vì chân lý. Khi ta dùng chiến thuật đối
đầu ấy, chắc hẵn ta chấp nhận thương vong, và thậm chí là sẽ chết. Đó quả là
cách chiến đấu ngoan cường, với nhiều nhiệt huyết. Tuy nhiên, trong sự đối đầu,
dù thắng hay bại ta điều thiệt hại và thậm chí là mất luôn cơ hội để có thể
hoàn thành đại cuộc.
Trong
hoàn cảnh ấy Ba-na-ba và Phao-lô đã làm gì? Khi nghe biết về âm mưu của họ “hai ông lánh sang các thành miền
Ly-cao-ni-a là Lýt-ra, Đéc-bê và các vùng phụ cận; và tại đó các ông tiếp tục
loan báo Tin Mừng”(x.6-7). Đây là cách của các tông đồ sao? Một cách hành xử
tưởng chừng như là sự nhát đảm, nhưng xét kỹ thì kỳ thực rất tinh tế. Điều này
chẳng phải Đức Giêsu đã dạy các môn đệ sao, khi những người Do Thái tìm cách ám
hại Ngài, Ngài luôn lách qua giữa họ mà đi. Hay tại dinh thương tế Cai-pha,
dinh tổng trấn Phi-la-tô, biết bao người chứng gian... nhưng đáp lại, Đức Giêsu
chỉ có thái độ im lặng. Im lặng không phải là sự sợ hãi, nhu nhược nhưng là một
thái độ chứng tá cách phi thường vì biết mình nói ra cũng không giải quyết được
gì cả, có khi lại càng tệ hại hơn. Phao-lô và ba-na-ba đã hành xử cách khéo léo
như thế, vì mục đích các ngài là rao giảng và rao giảng, vinh danh Thiên Chúa
chứ không phải tìm cách thể hiện mình, làm vinh danh bản thân. Các ngài đã
“lánh sang”, tức là thay đổi chiến thuật cách linh hoạt chứ không phải là “trốn
chạy”, vì lẽ, các ngài lánh sang để tiếp tục rao giảng chứ không phải ẩn nấp
tìm sự an toàn cho bản thân.
2. Sự nhạy bén về đức tin
Một
người một đệ, chỉ với lòng nhiệt thành và can đảm thì chưa đủ, họ cần có một
kinh nghiệm gặp gỡ và sự nhạy bén về đức tin nơi người khác.
“Ông nhìn thẳng vào anh và
thấy anh có lòng tin để được cứu chữa, thì lớn tiếng nói : “Anh trỗi dậy đi,
hai chân đứng thẳng !” Anh đứng phắt dậy và đi lại được (Cv 14, 9-10).
Ông
Phao-lô đã “nhìn thẳng” và “thấy” anh bại liệt có một đức tin mạnh mẽ. Điều này
thật thú vị, Phao-lô đã có cách cảm nhận về lòng tin nơi người khác thật chuẩn
xác, ông có thể nhận ra sự tin tưởng tuyệt đối của người nghe mình nói. Nếu
Phao-lô không có kinh nghiệm về sự gặp gỡ Đức Giêsu, và không ý thức mình rao
giảng về Đấng Phục Sinh là bởi ân sủng Thần Khí, thì chắc hẵn ông sẽ khó mà nhạy
bén như thế. Một người tông đồ, một nhà truyền giáo luôn cần điều Phao-lô đang
thể hiện. Một ánh mắt rực sáng đầy xác quyết vào những lời mình đang nói khi
nhìn vào những người nghe giảng giảng, chỉ khi ta dám nhìn vào đôi mắt sâu thẳm
của người nghe, thì ta mới có thể đo lường được lòng xác quyết nơi họ cách
chính xác nhất. Nếu Phao-lô không nhìn vào đám đông, không nhìn vào từng gương
mặt một của từng người, thì ông không thể nhìn thấy anh què đang đặt hết lòng
tin vào lời ông giảng. Tuy vậy, trong thực tế khi đi rao giảng ta thường làm
ngược lại, ta thích nghe những lời đáp từ của người khác phù hợp với tính tự
tôn của mình và cảm thấy thỏa mãn bởi những lời ấy.
Tuy
nhiên, nếu chỉ nhìn vào thính giả để thấy lòng tin của họ thôi chưa đủ, nhưng cần
đi đến một hành động tiếp theo, tức là, đến lượt mình, mình tái xác lập chân lý
lời rao giảng bằng hành động đức tin của mình. Phao-lô và hầu hết các tông đồ đều
làm nhứ thế, cách dứt khoát mà không nghi ngờ. Điều này chính Chúa Giêsu đã dạy
“nếu các con tin thì mọi chuyện đều có thể...
nếu nói ngòn núi kia hãy nhào xuống biển mà trong lòng không nghi ngờ gì, thì sẽ
xảy ra như thế”. Đó là hành động của lòng tin nơi người môn đệ theo Chúa,
Phao-lô và các tông đồ đã làm và luôn mời gọi lòng lòng xác tín ấy từ phía
chúng ta, những con người dõi bước theo Đức Kitô, làm chứng cho sự thật trong
xã hội hôm nay.
3. Tìm vinh danh Thiên Chúa hơn là bản thân
Một điều nữa, thiết nghĩ
cũng cần phải kinh nghiệm, qua câu chuyện hôm nay, đó là trong mọi sự hãy tìm
vinh danh Thiên Chúa chứ không phải bản thân.
“Hỡi các bạn, các bạn làm gì thế này ? Chúng tôi đây cũng chỉ
là người phàm, cùng thân phận với các bạn. Chúng tôi loan Tin Mừng cho các bạn,
là hãy bỏ những cái hão huyền này đi, mà trở lại cùng Thiên Chúa hằng sống, Đấng
đã tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó” (Cv 14, 15).
Dân chúng thấy phép lạ
cách tỏ tường, trong đầu họ nghĩ ngay đến niềm tin vốn có nơi văn hóa của họ. Họ
không chỉ ngưỡng mộ và thán phục các ông, nhưng đi đến một nhận thức xa hơn
“các ông này là thần thánh đội lốt người phàm”. Họ nghĩ là làm, họ muốn tỏ lòng
thần phục vì tin rằng các ông là hiện thân của thần thánh, cần phải tế lễ để tạ
ơn.
Trong hoàn cảnh đó, nếu
Phao-lô và Ba-na-ba không kịp nhận ra thân phận của người “đầy tớ” chỉ lo chu
toàn nhiệm vụ của mình, thì rất có thể các ông sẽ được vinh dự biết bao. Người
rao giảng Lời là thế, chỉ là kẻ “đầy tớ” chỉ làm bổn phận mình, là phục vụ Lời
và phục vụ tha nhân. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống ta luôn dễ bị cám dỗ vì danh
vọng. Ta dễ cười thật sảng khoái, với tư thế ưỡn ngực, mắt ngó lên trời và bước
đi nhẹ tênh như trên không trung khi gặp sự tán dương ca ngợi. Người rao giảng
Lời thì hoàn toàn phải có thái độ ngược lại, luôn ý thức mình chỉ là khí cụ của
Thần Khí để nói về Đức Kitô Phục Sinh, càng làm lớn phải càng ý thức là người
phục vụ, làm đầu càng ý thức mình là đầy tớ mọi người.
4.
Lời nguyện
Lạy Chúa, trên bước đường lữ thứ mỗi chúng con luôn được mời gọi
làm chứng cho Lời, mang niềm vui Phục Sinh cho người khác. Với thân phận mình,
đôi lúc chúng con dẽ tự mãn khi thành công, dễ trốn chạy khi gặp khó khăn hay bị
bách hại... Xin ban cho mỗi chúng con Thánh Thần Chúa, để nhờ Ngài chúng con ra
đi trong hân hoan và tin tưởng, sống và dám sống cho những những chúng con rao
giảng, tất cả vì Vinh Danh Chúa Ba Ngôi. Amen.
Xuân Hạ, OMI