Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 22

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXII Thường Niên B

BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG

ao.jpg

Lc 4, 16-30

Khi ấy, Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,

vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,

để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.

Người đã sai tôi đi công bố

cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,

cho người mù biết họ được sáng mắt,

trả lại tự do cho người bị áp bức,

công bố một năm hồng ân của Chúa.”

Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”

Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.”

Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Suy Niệm:

Thời phong kiến, các sĩ tử khi đi thi thì là học trò, khi trở về có thể đã là quan to; trường hợp thi đậu thủ khoa còn được phong làm trạng nguyên. Tân trạng nguyên trở thành niềm tự hào của cả xóm làng, họ hàng, gia tộc.

Cuộc trở về làng gọi là cuộc “vinh quy bái tổ”, được mọi người tung hô, ca tụng…

Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, khi làm Chủ tịch nước, ông duyệt các dự án mở mang tỉnh Bình Dương, nhất là đầu tư ngân sách cho hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy mà những người đồng hương với ông được hưởng phúc lợi.

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một hình ảnh trái ngược: Sau khi rao giảng và làm phép lạ nhiều nơi, Chúa Giêsu trở về quê nhà Nazareth....

Rời bỏ Nazareth một thời gian dài, Chúa Giêsu đã làm những phép lạ cả thể ở Caphanaum (Mc 1, 21-45); nhưng khi trở về thăm quê hương, thay vì là một cuộc “vinh quy bái tổ” thì Ngài gặp phải sự coi thường, chống đối. Trước những lời giáo huấn của Chúa, họ cũng ngạc nhiên vì Ngài có những lời lẽ khôn ngoan (Lc 4, 22). Nhưng mặt khác, họ cũng thấy Ngài chỉ là con của bác thợ mộc: “Người này không phải là con ông Giuse sao”? Họ không nhận ra Ngài là Đấng cứu thế, là Con Thiên làm người.

Họ thách thức Chúa hãy làm phép lạ như đã làm ở Caphannaum nhưng Ngài không làm. Ngài không làm không phải vì Ngài không làm được nhưng vì họ có thái độ xem thường và kém tin. Để nói lý do không làm phép lạ, Chúa Giêsu đã kể 2 chuyện xảy ra trong thời cựu ước; đó là trường hợp của bà góa thành Sêrepta và tướng quân Syria, cả hai đều là dân ngoại nhưng đã tin và tôn trọng người của Chúa; nhờ vậy họ nhận được phép lạ…

“Bụt nhà không thiêng”: định luật tâm lý đó đã chi phối người Do thái và họ đã đối xử với Đức Giêsu một cách hững hờ, thậm chí là tẩy chay và kết án! Như thánh Gioan đã viết: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài nhưng người nhà đã không đón nhận” (Ga 1, 11). Vì thế, họ đánh mất cơ hội được Chúa thực hiện phép lạ; và nhất là, cơ hội được đón nhận mạc khải nước trời.

- Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Câu chuyện của người Do Thái vẫn có thể là câu chuyện xảy ra với mỗi chúng con hôm nay. Vì thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi vì quá quen thuộc, vì óc thành kiến, chúng con cũng hay xem thường, đánh giá thấp người khác, nhất là những người xuất thân từ giai cấp thấp kém trong xã hội.

Xin cho chúng con, qua lời Chúa ngày hôm nay, biết nhận ra phẩm giá và chân giá trị của những người xung quanh. Vì thật ra, mỗi một con người đều là hình ảnh của chính Chúa vậy. Amen.

Lm. Đaminh Tiến


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên Năm C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên Năm C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên - Lm. Tam Thái
     Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần XXII - Mùa Thường Niên - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXII - Mùa Thường Niên - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXII Thường niên B - Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên B - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên - Lm.J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên - Lm. Duy Khang

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXII Thường Niên B: SUY THOÁI TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN_ Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXII Thường Niên B: THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI CÓ LÒNG ĐẠO ĐỨC THỰC SỰ?_ Lm. ĐanVinh
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXII Thường Niên B_ Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên: YÊU MẾN THỰC THI LỀ LUẬT. Lm. GioanB Lại Anh Tuấn
     5' Suy Niệm Lời Chúa -- Tuần XXII TN A
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên - Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên - “Hãy chèo ra chỗ nước sâu và sẽ bắt được cá” - Lm. Antôn Nguyễn Chân Hồng
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXII Thường Niên: CẦU NGUYỆN. Lm. Phêrô Nguyễn Quốc Khánh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên: LỜI CỦA NGƯỜI CÓ UY QUYỀN. Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     5' Suy Niệm Lời Chúa - Tuần XXII TN A