Suy
Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên
SỐNG ĐỂ TÂM ĐẾN LÒNG THƯƠNG XÓT
LỜI
CHÚA : Lc 14, 12-14
Khi
ấy, Chúa Giêsu nói với thủ lãnh các người biệt phái đã mời Người rằng:
"Khi ông dọn tiệc trưa hay tiệc tối, ông chớ mời các bạn hữu, anh em, bà
con và những người láng giềng giàu có, kẻo chính họ sẽ mời lại ông mà trả ơn
cho ông. Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật,
què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông: vì
chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn".
SUY NIỆM
Một
cha sở sông lâu ở giáo xứ, thanh lễ nào cũng giảng riết rồi cộng đoàn quen những
câu chuyện, những lời nói, vì thế mỗi khi giảng là cộng đoàn nhắm mắt ngủ, vì
thế một hôm ngài muốn làm khác đi một chút. Hôm đó sau khi đọc xong Tin mừng,
ngài mới hắng giọng và nói: “Thú thật với quý ông bà anh chị em- mọi người bắt
đầu chú ý – ngài chậm rãi nói tiếp: Tôi muốn nói cho quý ÔBACE một điều quan trọng.
– Mọi người mở to mắt. Ngài tiếp tục từ từ nói: Tôi trót yêu một người phụ nữ.
– Mọi người nhao vè phía trước căng tai mà nghe. Ngài hắng giọng nói tiếp: Mà
không dứt ra được. Mọi người hồi hộp chờ đợi- ngài nói tiếp: Thưa quý ôBACE,
người phụ nữ đó chính là . . .Đức Maria. Lúc này mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Kính thưa cộng đoàn, câu truyện trên để minh
họa cho bài Tin mừng hôm nay, đôi khi Chúa Giêsu cũng dùng những kiểu nói hơi sốc
để khởi đầu sứ điệp Ngài sắp rao giảng.
1/
Sống và để tâm đến người nghèo
Tin
mừng kể: “Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời
Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn
bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và
như thế ông được đáp lễ rồi”.
Lẽ thường đến nhà người mời mình dùng tiệc, ta thường nói những lời tế
nhị, những lời khéo léo, ấy vậy mà Chúa Giêsu dùng từ hơi sốc. Chắc chắn Chúa
không chỉ muốn kích thích tính hiếu kỳ của thính giả... Ngài hướng đến một bài học quan trọng để
khuyên dạy ta. Đó là giá trị vài vai trò của người nghèo, người kém may mắn. Quả
thế, Giáo hội của Ngài sẽ chẳng ai đón nhận nếu trong đó những người này không
được trân trọng, được đề cao, và ngày hôm nay cũng vậy, Giáo hội còn tồn tại chỉ
khi nơi đó những người nghèo, người kém may mắn vẫn còn chỗ đứng trong giáo hội.
Người tín hữu là người sống và để tâm đến người nghèo, người kém may mắn mới là
người tín hữu của Tin mừng.
2/
Sông để tâm đến lòng thương xót.
Thánh
Phaolô cũng dùng kiểu nói “dài dòng” để làm nổi bật lòng thương xót của Thiên
Chúa, khi ngài nêu ra sự tương tác giữa Do Thái và lương dân. Người Do Thái được
thương xót bởi vì sự cứng lòng của người lương dân, và ngược lại người lương
dân được thương xót bởi vì sự cứng lòng của người Do Thái, và ngài kết luận: “Quả
thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót
mọi người”.
Dụ ngôn
người Cha nhân hậu lý giải cho tư tưởng của thánh Phaolô. Thiên Chúa là phải để
cho con người đi hoang để khi trở về thương xót nó. Tông Sắc Dung Mạo Lòng
Thương Xót số 9 viết: “Thiên Chúa như một
Người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội
lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.”
Sống để tâm đến lòng thương xót là sống Tin
mừng, là sống Tân Phúc Âm Hóa, ước gì người tín hữu luôn cắt nghĩa những lỗi lầm
của anh chị em dưới lăng kính lòng thương xót.
Tam Thái