Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần III Thường Niên Năm C
Lễ Thánh Phaolô, Tông Đồ trở lại
Trở Lại Để Hiệp Nhất
Lời Chúa: Mc 16, 15-18
Khi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười
một môn đệ và) nói: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho
mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị
luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy,
họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất
độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được
lành mạnh".
Suy Niệm:
“Trở lại” là đang đi trên một con đường, biết rằng đường đó
lạc, nên dứt khoát quay lại. Nếu chỉ biết mà không quay lại thì không phải là
trở lại. Thánh Phaolô đã quay lại một cách dứt khoát đúng 180 0, và
quay rất nhanh.
1. Ơn gọi bất thường
Sách Tông Đồ Công
Vụ vắn tắt kể lại ơn gọi bất thường của thánh Phaolô. Phaolô vốn là một người
Do Thái, được theo học với một vị thầy nổi tiếng là Gamalielê, là một người quá
khích, ngài không thể chấp nhận được một “đạo mới”, không đặt Lề Luật của
Thiên Chúa ở trọng tâm mà lại đặt con người Giêsu, Chịu Đóng Đinh và đã Sống Lại,
mà họ còn nối kết người ấy với việc tha tội. Là một người Do Thái cuồng tín,
ngài cho rằng sứ điệp này không những không thể chấp nhận được, mà còn gây
gương mù, nên ngài thấy có nhiệm vụ phải bắt bớ những người theo Đức Kitô ngay
cả ở ngoài Giêrusalem.
Chính biến cố trên
đường đi Đamas, ngài đã trở thành môn đệ Đức Giêsu như bài đọc một sách Tông Đồ
Công Vụ kể lại, ngài tự coi mình là “một tông đồ bởi ơn gọi” (Rm 1.1) hay “Tông
đồ do thánh ý Thiên Chúa” ( 2Cr 1.1)
2. Ơn gọi sai đi
Như lời mời gọi của
Thầy Chí Thánh: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”.
Thánh Phaolô đã có những cuộc hành trình ra khỏi Giêrusalem, đên với càc vùng
Tiểu Á, và đặt chân đến Châu Âu. Vì tình yêu thúc bách, trong việc tông đồ của
Thánh Phaolô cũng không thiếu gì những khó khăn mà ngài đã can đảm đương đầu vì
yêu mến Đức Kitô. Chính ngài đã nhắc lại phải chịu đựng “vất vả… tù đầy… đánh đập…
nhiều lần chạm trán với tử thần…. Ba lần bị đánh đòn bằng roi, một lần bị ném
đá, ba lần đắm tầu, trải qua một đêm và một ngày trên biển cả; phải thực hiện
nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp,
nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì Dân Ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa
mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; tôi còn phải vất
vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét
mướt trần truồng. Và không kể các điều khác, còn có những áp lực hằng ngày đè nặng
trên tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! (2 Cor 11;23-28).
3. Tông Đồ hiệp nhất
Một bài học căn bản khác mà Thánh Phaolô chỉ
cho chúng ta là chiều rộng phổ quát đánh dấu việc tông đồ của ngài. Vì cảm nhận
cách sâu sắc vấn đề khó khăn của Dân Ngoại trong việc nhận biết Thiên Chúa, là
Đấng ban ơn cứu độ trong Đức Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đanh và Sống lại cho mọi
người không trừ ai, nên ngài hiến toàn thân để làm cho Tin Mừng này được nhân
biết, để công bố ân sủng được tiền định để hòa giải con người với Thiên Chúa, với
chính mình và với tha nhân. Ngài ý thức rằng, thật là uổng phí ơn cứu độ của
Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, nếu ơn cứu độ chỉ dành cho người Do Thái, vì thế
ngay từ giây phút đầu tiên ngài đã xây dựng sự hiệp nhất, có giá trị phổ quát
và liên hệ với mọi người, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người.
Tam Thái