Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần IV Thường Niên
HÃY TRÂN TRỌNG NHAU
1/ Bài đọc I ( Dt 12:4-7, 11-15) :
4 Quả thật,
trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu.
Thiên Chúa lấy tình cha mà giáo dục
5 Anh em đã
quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con: Con ơi, đừng
coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách.
6 Vì Chúa
thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi
cho vọt.
7 Anh em hãy
kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người
con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
11 Ngay lúc bị
sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó,
những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
12 Bởi vậy,
hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ.
13 Hãy sửa
đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa
lành.
14 Anh em phải
cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự
thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa.
15 Anh em phải
coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở
nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.
2/ Phúc Âm (Mc 6:1-6)
:
1 Đức Giêsu
ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.
2 Đến ngày
sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc
nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như
vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?
3 Ông ta
không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Joses,
Judah và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta
sao?" Và họ vấp ngã vì Người.
4 Đức Giêsu bảo
họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay
giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi."
5 Người đã
không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân
và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.
Suy Niệm:
Trân trọng nhau là cách mà Thiên Chúa bày tỏ
lòng thương xót của Ngài với nhân loại. Dù biết rằng nhân loại tội lỗi, nhưng
Ngài không đến để nhục mạ, khinh chê, trái lại,, bằng phương pháp trân trọng và
nhân ái, qua chính đời sống của Đức Giêsu, và qua Đức Giêsu, nhân loại thấy được
sự trân trọng của Chúa Cha với nhân loại.
1/ Trân Trọng nơi Chúa
Giêsu.
Trang Tin mừng
Thánh Marcô tường thuật Chúa Giêsu trở về với quê hương với tư cách là một thầy
Rabi Do Thái, như vị giáo sư, thầy dạy. Ngày Sabát, theo tập tục Ngài đến Hội
trường Do Thái để giảng dạy. Marcô không kể Chúa Giêsu giảng những gì, như qua
phản ứng ban đầu của khán thính giả, họ phải thốt lên: “Bởi đâu ông ta được như
thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy? Ông ta làm được nhiều phép lạ như thế,
nghĩa là gì?”
Chắc chắn với những nhận
xét trên, Cho thấy Chúa Giêsu rất trân trọng họ, cũng như ở Caphanaum, hay bên
bờ giếng Giacóp, và như trong nhà Tiệc Ly. . . bởi bản tính của Ngài là như vậy
. Ngài xuất hiện không như sự hà khắc mà
chính Gioan Tẩy Giả đôi khi đã lầm tưởng.
Trái lại, thái độ của các
kinh sư, luật sĩ và những người đồng hương,
họ không trân trọng Ngài, họ khinh thường Ngài. Họ đã không vượt qua được
những thành kiến về nghề nghiệp và gia đình, để nhận sự trân trọng và lòng
thương xót của Thiên Chúa.
Hậu quả của sự thiếu trân
trọng này là họ không nhận được tình thương và lòng thương xót của Chúa. Và đây
chính là bài học giáo lý nhân bản chúng ta có thể áp dụng trong cuộc sống. Trân
trọng với những người đơn sơ khó nghèo, với những người không có bề thế, và thậm
chí cả những người đang bị loại ra khỏi xã hội. Với Kitô giáo, sự trân trọng
không phải là ban phát, nhưng là bản tính của người kitô hữu, đó là cửa ngõ của
công cuộc rao giảng Tin mừng nước trời. Đức thánh cha Phanxicô ngày đã chúc
lành và ôm hôn cho bệnh bệnh ung thư, cũng như ngài rửa chân và hôn chân những
người tù, đã lan truyền những cảm xúc mạnh mẽ như chúng ta thấy trong thời gian
qua như thế nào.
2/ Thiên Chúa
bản tính là trân trọng
Giải tỏa sự nghi ngờ ở nơi Thiên Chúa hà khắc
và trừng phạt, rong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái ví
mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người như mối liên hệ giữa cha và con. Như
người cha phải sửa phạt con cái, Thiên Chúa cũng phải sửa phạt con người. “Chúa
thương ai thì mới sửa dạy người ấy, và
có nhận ai làm con, thì mới cho roi cho vọt”. Mục đích của việc sửa phạt không
phải vì ghét bỏ, nhưng để giúp đức tin của con người ngày càng vững mạnh hơn, để
họ có thể đương đầu với những cám dỗ và thử thách của cuộc đời.
Sự trân trọng nơi Thiên
Chúa đã được nhân bản lên thành “Dấu chỉ
của lòng thương xót”. Trong Tông sắc
DMLTX số 6 viết: “Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu
tượng, nhưng là một thực tại cụ thể qua đó, Ngài mạc khải tình yêu của Ngài như
của một người cha hay một người mẹ, rung động đến tận những sâu thẳm của tình
yêu dành cho con cái mình. Không cường điệu chút nào khi nói rằng đây là một
tình yêy “nội tại”. Nó tuôn ra từ những sâu thẳm cách tự nhiên, đầy dịu dàng và
từ bi, tha thứ và thương xót”.
Tam
Thái