Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 7

Lời Chúa thứ bảy sau Chúa Nhật VII thường niên năm A

PHẨM GIÁ TRẺ EM

4b1677ae_4d9a2289_jesus-children.jpgLỜI CHÚA: Mc 10,13-16

13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. 14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng. 15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." 16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.

SUY NIỆM:

Trong xã hội ngày nay, người ta ít quan tâm đến trẻ em. Thậm chí có những người hành hạ, bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục và còn giết chết trẻ em ngay trong phôi thai. Nhưng chúng ta cũng thấy có những phong trào tổ chức bảo vệ trẻ em, chống nạn phá thai hoặc có nhiều cô nhi viện nuôi dưỡng, chăm sóc các trẻ mồ côi. Tuy những phong trào ấy còn là những con số khiêm tốn, nhưng cũng nói lên một phần nào xã hội đang quan tâm đến trẻ em. Hôm nay trong bài Tin Mừng, Thánh sử Mac cô sẽ cho chúng ta thấy một phong cách tôn trọng và bảo vệ trẻ em của Chúa Giêsu.

"Người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu, để Người đặt tay trên chúng, (13a). Vào thời ấy, người Do Thái thường khinh miệt trẻ em. Họ cho rằng: lũ trẻ lóc nhóc này chẳng biết gì đến lề luật lại hay đòi ăn trong hoàn cảnh đất nước đói nghèo. Vì thế, trẻ em bị liệt vào hạng người bị bại trừ như những bà góa, những người mắc bệnh phong, những kẻ nô lệ… Nhưng ở đây, Thánh sử viết: Người ta dẫn trẻ em đến… để Chúa Giêsu đặt tay. Một hành động chúc lành. Một hành động tôn trọng đầy yêu thương đối với hạng người bị xã hội xem thường, khinh khi. Thái độ của Chúa Giêsu khác với người Do Thái là khác cả với các môn đệ, " Các môn đệ rầy la chúng" (13b). một phản ứng mà các ông cảm thấy hợp thời, đúng luật, nhưng Chúa Giêsu chẳng mấy đồng tình và nhân cơ hội này, Ngài dạy các ông một bài học dành cho người lãnh đạo, dảnh cho vị mục tử chăn dắt và chăm sóc đàn chiên. "Ngài bực mình" một phản ứng bất bình ra mặt: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng". Đây không phải là một yêu cầu hay một lời ngỏ, nhưng là một lệnh truyền. Lệnh truyền được ban ra và được thực thi, không chần chừ. Có một điều mà các môn đệ không được làm, đó là "ngăn cấm chúng". Chúa Giêsu không cần để các môn đệ thắc mắc mà hỏi vặn, nên Ngài nói rõ lý do: "Vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng" (14). Đúng vậy, Nước Thiên Chúa là Nước dành cho người nghèo, những người thấp cổ bé miệng, cô thế cô thân. Người nghèo ấy hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa là sức mạnh, là thành lũy chở che họ, như các trẻ em nương tựa vào cha mẹ, vào người lớn. Chúng ngây thơ, vô tội, dễ tin, và phó thác trông cậy. Chính thái độ này của trẻ là tấm gương cho mọi Ki tô hữu, cho mọi người… là những người muốn vào Nước Thiên Chúa.

Một lần nữa, Chúa Giêsu khẳng định cách thức để vào Nước Thiên Chúa: "Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn trẻ thơ, sẽ chẳng được vào" . Câu phủ định này mang ý nghĩa mạnh mẽ hơn câu khẳng định trên. Đây là cách để "lọt vào" Nước Trời. Chúa Giêsu long trọng quả quyết điều ấy như muốn dạy cho các môn đệ trách nhiệm mục tử trong Giáo Hội, bỏ đi thái độ "cha, chú", "địa vị, chức tước" (9,33-34) và phải trở nên bé nhỏ, để có thể đón nhận Nước Thiên Chúa trong tâm tình khiêm tốn, cởi mở, đơn sơ.

"Người ôm lấy trẻ em và đặt tay chúc lành" (16). Sau khi đã thuyết giáo cho các môn đệ, Chúa Giêsu trở lại công việc của Ngài.

"Ôm và đặt tay" là hai hành vi của việc chúc lành. Có lẽ trẻ em đã quen với việc "làm bạn" với Chúa Giêsu, nên cho dù các môn đệ có "trừng mắt", la rầy, chúng vẫn " xán lại" với Đức Giêsu. Và Đức Giêsu cũng không làm cho chúng thất vọng. Sau khi Ngài bênh vực trẻ em với những lời lẽ cương quyết, Ngài đã tỏ ra một hành động thân thiện và quí trọng trẻ, đó là: Ôm và đặt tay. Một hành vi rất "người" nhưng cũng cao quý, linh thiêng. Đó là nói lên sự hiệp thông với Thiên Chúa để Ngài ban ân sủng. Ở đây, Chúa Giêsu ban ơn lành, ơn cứu độ cho trẻ em nghĩa là Ngài mở rộng Nước Thiên Chúa cho trẻ em. Với Ngài, Nước Thiên Chúa dành cho hết mọi người, nhất là những người nghèo.

Lạy Chúa, Ngài làm gương cho chúng con và Ngài dạy chúng con cần phải sống như Ngài. Con cầu nguyện cho quyền trẻ em được thực thi trong thế giới này và cho mỗi người chúng con ý thức và cộng tác vào việc thực thi quyền lợi cho trẻ em, vì chúng là mầm non của xã hội và của Giáo Hội. Amen

Nữ Tỳ Thánh Thể.

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VII Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Thường Niên_ Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Thường Niên_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VII Thường Niên_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VII Thường Niên_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên. Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Thứ Năm Tuần VII Thường niên A. Lm. Giuse Trần Quốc Thắng
     Suy Niệm Thứ Tư Tuần VII Thường Niên A. Nt. Maria Chinh Anh
     Suy Niệm Thứ baTuần VII Thường Niên A: Đức Giê-su và em bé. Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Thứ Hai tuần VII Mùa Thường Niên: ĐỆ NHẤT THẦN LỰC. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng
     Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên A. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên A: NHƯ CHA TRÊN TRỜI. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Thứ Sáu tuần VII thường niên: SỰ THẬT CỦA TÌNH YÊU.Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, ĐMTT
     Suy niệm thứ Năm tuần VII Thường Niên: GIÁ TRỊ CỦA HY SINH. Dòng Mến Thánh Giá XL
     Suy niệm Thứ Tư Tuần VII Thường niên: KHÔNG LOẠI TRỪ. Nữ Tỳ Thánh Thể.