Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 2

Suy Niệm Tin Mừng thứ bảy tuần II thường niên

Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Các Ki-tô Hữu

(Mc 3,20-21)

hn.jpg

Chúng ta đã đến ngày thứ bảy của Tuần Hiệp Nhất các Ki-tô hữu. Các bài Tin Mừng chúng ta đọc trong tuần qua cho chúng ta thấy khát vọng của con người thật mãnh liệt khi họ đến với Đức Giêsu: người ta đến để nghe Chúa dạy và để được chữa lành. Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 3,20-21) cho thấy đám đông dân chúng đến với Đức Giêsu đông đến nỗi Đức Giêsu và các Môn Đệ của Người không sao ăn uống được. Trong bối cảnh của Tin Mừng Mác-cô, những chương đầu nói về sứ vụ công khai của Đức Giêsu mang đậm nét sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời, nhất là trong đoạn Tin Mừng mà chúng ta đọc hôm nay: Từ bối cảnh núi cao (Mc 3,13-19), Đức Giêsu đi về nhà, nhưng Người và các Môn Đệ cũng không có giờ để nghỉ ngơi.

Nhu cầu của đám đông quá nhiều, ngay cả thái độ của những người thân của Đức Giêsu cho thấy, một cách nào đó, cái nhìn mang tính con người trước sứ vụ của Đức Giêsu. Tuy nhiên, điều này lại làm rõ nét hơn tính cấp bách của sứ điệp Tin Mừng Nước Chúa : Sứ điệp này vượt quá những gì con người có thể hiểu và suy đoán ; Đức Giêsu làm những việc vượt quá sự hiểu biết của con người, và nhu cầu cấp bách của Nước Trời vượt quá khung suy nghĩ của nhân loại. Trong những trình thuật về sứ vụ công khai của Đức Giêsu, chúng ta thấy hai điểm nổi bật : Đức Ki-tô là Đấng quy tụ, và cũng chính Ngài là Đấng củng cố sự liên kết giữa con người với nhau.

1.      Đức Giêsu Ki-tô : Tâm điểm của sự quy tụ

Có thể nhấn mạnh rằng nơi Đức Giêsu Ki-tô, các Tông Đồ tìm được điểm quy tụ, và cả đám đông dân chúng cũng tìm được sự trợ giúp hữu hiệu. Thật vậy, khi Đức Giêsu gọi các môn đệ, và chọn Nhóm Mười Hai (theo bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã đọc, Mc 3,13-19), Người quy tụ họ lại thành một cộng đoàn, với hai đặc tính (được gọi là căn tính của người môn đệ): để họ ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng Nước Trời. Hai đặc điểm này, một nhấn mạnh căn tính, một nhấn mạnh đến sứ vụ của các Tông Đồ, cho thấy chiều kích kép của căn tính làm môn đệ Đức Giêsu. Các ông được quy tụ quanh Chúa để học sống cảm nghiệm (biết) về Người, và để lên đường sứ vụ. Có thể nói, yếu tố thứ nhất được đặt ưu tiên hơn, bởi điều đó nói lên chiều sâu của căn tính.

Là Ki-tô hữu, mỗi chúng ta có ơn gọi và sứ vụ đó: ơn gọi đến với Chúa, được Người quy tụ, để học biết về Người; và để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời. Các Tông Đồ cũng phải mất nhiều thời gian để có thể học và cảm nhận về Chúa, trước khi được sai đi loan báo Tin Mừng. Và cũng nhờ Người mà các ngài quy tụ, hiệp nhất với nhau. Tin Mừng cho chúng ta thấy tiến trình tiệm tiến của việc cảm nhận này. Sự hiệp nhất giữa chúng ta, các Ki-tô hữu sẽ ngày một rõ nét hơn khi mỗi người luôn mong đạt được mức độ thâm sâu của căn tính làm môn đệ của Chúa. Mức độ này hàm ý đưa chúng ta đến sự kết hiệp sâu sắc với Đức Giêsu của Tin Mừng, một sự kết hiệp tạo nên hoán cải, và có thể nói, sự hoán cải khi gặp gỡ Chúa sẽ làm cho chúng ta kết hiệp ngày một sâu sắc hơn. Cả hai chiều kích của tiến trìnhgặp gỡ Chúa và hoán cải đan xen với nhau trong tiến trình cảm nhận về Chúa. Những chia rẽ, phân cách,…nếu có, đều có nguyên nhân từ những bất đồng nội tại : có thể là tính khí riêng, quan điểm riêng, cá nhân chủ nghĩa, …

2.      Đức Giêsu Ki-tô : Đấng làm cho hiệp nhất

Trên hành trình sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã giúp các Môn Đệ hiểu về Người, và cũng chính Người đã làm cho các Môn Đệ nên hiệp nhất với nhau. Những khi thành công trong sứ vụ, các Môn Đệ vui mừng về chia sẻ cho nhau; Lúc đó, Chúa nhắc họ lui vào nghỉ ngơi cho lại sức (Mc 6,30-31). Những khi các Môn Đệ chưa thuận hòa, Chúa nhắc cho họ biết điều gì là trọng hơn trên hành trình theo Chúa (Mc 10,35-45) … Và nhất là Người đã ban Thánh Thần cho các ông, chính Thánh Thần soi lòng mở trí, và củng cố niềm tin của các ông nơi Thầy Giêsu.

Chúng ta cũng vậy, như những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng để Chúa làm cho tất cả chúng ta nên hiệp nhất, một sự hiệp nhất về căn tính Ki-tô hữu, và sự hiệp nhất trong sứ vụ vì Nước Trời ; tất cả đều phát xuất từ Đức Giêsu, Đấng muốn tất cả chúng ta nên một trong Người.  

 


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần II Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Thường Niên_Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Thứ Hai Tuần II Thường Niên_Lm. Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Thường Niên C_ Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Thường Niên C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Thường Niên-Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Thường Niên- Lm Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Thường Niên_Lm J.P

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Sáu Tuần II Thường Niên
     Suy Niệm Thứ Năm Tuần II Thường Niên
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ tư Tuần II Thường Niên: CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA CHÚA GIÊSU VÀ NGƯỜI PHARISIEU. Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Thường Niên: KHÔNG LÀM VÌ LUẬT CẤM, HAY CÓ LÀM VÌ TÌNH YÊU. Lm. GB. Nguyễn Trường Sơn
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần II Thường Niên B: ĐẠO CHÚA – NIỀM VUI TIN MỪNG. Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật II Thường Niên B: SỨC MẠNH CỦA LỜI MỜI GỌI. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật II Thường Niên B: HÀNH TRÌNH CỦA ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật II Thường Niên B. Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Thánh Vịnh - Chúa Nhật II Mùa Thường Niên Năm B
     Suy niệm Thứ Bảy Tuần II Thường Niên :Lễ Kính thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại. Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường