THỨ HAI TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN
DẤU LẠ
LỜI CHÚA: Mt 12, 38-42
38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ”. 39 Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. 40Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm
như vậy. 41Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa. 42 Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômôn; mà đây thì còn hơn vua Salômôn nữa”.
SUY NIỆM
Do Thái
là một dân tộc có óc thực tiễn và khoa học. Khi nghe bất cứ điều gì họ cũng kiểm
nghiệm lại qua bằng chứng cụ thể. Trình thuật Tin Mừng hôm nay kể lại cuộc đối
thoại giữa Chúa Giêsu với một số kinh sư và biệt phái. Sau khi giảng về các mầu
nhiệm Nước Trời, Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ, chữa bệnh cho một người bị
bại tay (Mt 12, 9-14), chữa một người bị quỷ ám vừa mù lại vừa câm (Mt 12, 22).
Dân chúng thấy vậy thì ngạc nhiên sửng sốt và tin theo, nhưng trong đó có một
số kinh sư và biệt phái lại tỏ vẻ cứng lòng nên họ đến yêu cầu Người cho một
dấu lạ để làm bằng chứng. Chúa Giêsu quở trách họ rằng: “Thế hệ gian ác và
ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ
ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm như
vậy” (c. 39-40).
Nhóm
kinh sư và biệt phái không chỉ đòi dấu lạ, nhưng họ âm mưu giăng bẫy hòng bắt
lỗi và phủ nhận thiên tính của Chúa Giêsu.Họ cho rằngđể thực hiện những phép lạ,
Chúa Giêsu phải nhờ đến sự trợ giúp của Bendêbun là một tướng quỷ đầy quyền lực
ở xứ Canaan. Hiểu được tâm địa của nhóm kinh sư và biệt phái, Chúa Giêsu nhắc cho
họ nhớ lại câu chuyện ngôn sứ Giôna thời Cựu ước như sau: Khi thấy dân thành
Ninivê sống bê tha tội lỗi, Đức Chúa liền sai ông Giôna đến khuyên bảo dân
chúng ăn năn hối cải để tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
Ninivê vốn
là thành phố lớn của đế quốc Assur, nơi có đa số dân ngoại sinh sống. Người Do
Thái coi dân Ninivê như kẻ thù truyền kiếp nên họ không bao giờ chuyện trò giao
tiếp.Vì không muốn Chúa cứu đám dân ngoại, nên khi được sai đến Ninivê, ông
Giôna đã trốn tránh bằng cách lên chiếc tàu buôn đi về phía Tây, đến đảo Tácxít
là một vùng đất xa xôi để Chúa khỏi tìm thấy ông. Đức Chúa đã cho cuồng phong
nổi lên khiến cả tàu hoảng sợ, họ kêu cầu Chúa và quyết định ném Giôna xuống
biển vì ông là nguyên cớ gieo tai họa cho cả tàu. Chúa đã cho con cá lớn bảo vệ
và đưa ông vào bờ. Sau ba ngày đêm sống trong miệng cá, ông Giôna biết không
thể chống lại ý Chúa, nên ông đành trở lại thành Ninivê kêu gọi mọi người ăn
năn sám hối. Sau khi nghe Giôna giảng, mọi người từ vua quan cho đến dân chúng,
người lớn trẻ nhỏ đều ăn chay cầu nguyện và họ đã được Chúa tha thứ.
Khi đưa
ra câu chuyện về ông Giôna, Chúa Giêsu quở trách thái độ cứng tin của những
luật sĩ và biệt phái. Xem ra dân thành Ninivê còn có phúc hơn vì họ khiêm
tốn nhận ra dấu chỉ của tình thương Thiên
Chúa. Hình ảnh Giôna là một dấu lạ sống động về lòng thương xót của Thiên Chúa,
Người không bao giờ đánh phạt nhưng giáo huấn sửa dạy để cho ta ăn năn sám hối
và được sống.
Mỗi ngày
Thiên Chúa đều ban những dấu lạ để ta nhận biết tình thương của Người. Dấu lạ
ấy thể hiện qua cuộc sáng tạo kỳ diệu, qua thiên nhiên vũ trụ vạn vật, qua sự
yêu thương chăm sóc của cha mẹ nơi gia đình, qua các bí tích và những ân ban riêng
của mỗi người. Một nghịch lý đáng buồn là trong khi dân ngoại lãnh nhận được ơn
cứu độ của Thiên Chúa còn dân riêng của Chúa thì không, bởi lẽ chúng ta hay có
thái độ tự mãn không chịu lắng nghe lời dạy bảo của Chúa. Hình ảnh nữ hoàng
Phương Nam từ vùng đến xa xôi đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômôn cũng
nói lên điếu đó. Lời dạy bảo của Chúa còn cao trọng hơn cả Salômôn, thế mà loài
người đã không để tâm lắng nghe.
Đức
Giêsu chính là dấu lạ diễn tả trọn vẹn mạc khải và tình yêu của Thiên Chúa.
Ngài đã đến thế gian và trở nên bằng chứng hùng hồn nhất về Nước Thiên Chúa.
Hình ảnh dân thành Ninivê cũng diễn tả ơn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa dành
cho tất cả mọi người. Đức Giêsu làm những phép lạ không phải để chiều theo tính
hiếu kỳ và thói cứng lòng của con người trần gian nhưng để minh chứng sự hiện
diện của Nước Thiên Chúa, báo hiệu một thời đại mới đang đến. Ngày ấy, con
người không còn phải đau khổ, không còn chết chóc nhưng được sống dồi dào trong
Thiên Chúa. Khi chứng kiến phép lạ, đôi khi chúng ta tỏ thái độ thờ ơ coi
thường. Có khi chúng ta muốn Chúa thực hiện phép lạ theo ý riêng hạn hẹp của ta
mà không vâng theo ý Chúa.
Trong
thời đại hôm nay, Chúa vẫn không ngừng tỏ cho nhân loại những dấu lạ nhãn tiền.
Dấu lạ ấy thể hiện qua những ân ban nơi Giáo Hội, qua sức sống mới nơi Chúa
Thánh Thần khiến Giáo Hội lướt thắng được những cơn phong ba bão táp. Ở nhiều
nơi Giáo Hội còn bị bách hại, nhiều người chưa được nghe Tin Mừng, thế nhưng
Giáo Hội vẫn âm thầm chịu mục nát để khơi lên niềm hy vọng một mùa lúa trĩu
hạt.
Ở trong
bụng cá ba đêm ngày, ông Giôna đã trở nên dấu chỉ về cái chết và phục sinh của
Đức Giêsu. Ước gì mỗi người kitô trở thành dấu chỉ cho người khác, nhất là cho
những ai chưa được nghe loan báo Tin Mừng. Xin mượn lời thơ của một tác giả như
một lời nguyện cầu:
“Bất cứ
vật gì ta chạm vào đều để lại dấu vân tay!
Trên
tường, trên bàn ghế, nắm cửa, trên đĩa bát và sách vở.
Chẳng có
gì không lưu lại vết tích của ta.
Ước mong
Bất cứ
nơi nào tôi bước đến.
Hãy giúp
tôi lưu lại dấu con tim!
Những
dấu tích của từ tâm.
Của cảm
thông và thương yêu”.
(Dấu con tim-Loan
Subaru)
Nt.
Maria Anh Thư,OP