Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Phục Sinh

Lời Chúa thứ tư sau Chúa Nhật V Phục Sinh năm C

Lễ Thánh Giuse Thợ

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

LỜI CHÚA: Mt 13, 54-58

imagesCA1S7L24.jpg54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế ? 55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Gioxép, Simon và Giuđa sao? 56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” 57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi” 58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

SUY NIỆM:

Trong xã hội, khi chọn, bầu bán hoặc ra ứng cử một vị trí vai trò nào đó, người ta thường chú tâm đến thân thế và sự nghiệp của ứng viên. Nào là phải “con ông cháu cha” gia đình bề thế, có địa vị trong xã hôi… Thời Chúa Giêsu cũng thế. Dân làng Nagiarét, bà con lối xóm của Ngài cũng đánh giá và định lượng về con người Giêsu- một người con của bác thợ mộc.

“Người về quê, giảng dạy tại hội đường”. Đây là một hành vi bình thường của người thanh niên Do Thái trưởng thành. Nhưng ở đây Thánh sử Matthêu nói rõ “về quê”. Việc này xảy ra tại quê nhà, nơi có nhiều người thân quen cô dì, chú bác, cậu mợ…và những người đã cùng “sớm lửa tắt đèn” nên họ quá rõ về nhau. Thánh sử nói tiếp “khiến họ sửng sốt” vì một người con quê mùa khờ khạo của họ, nay bỗng dưng trở thành thầy giảng muôn dân. Những định kiến có sẵn đã phủ lấp sự trầm trồ, thán phục. Đáng lẽ họ phải hãnh diện vì làng xóm mình có một vị tiên tri, một vị giảng thuyết lừng danh, nhưng đây họ lại nghi ngờ và tìm mọi lý lẽ để phủ nhận một sự thật. Họ đi tìm nguyên nhân mà Chúa Giêsu có được sự khôn ngoan về giáo lý, sự hiểu biết về Thiên Chúa và quyền năng làm phép lạ. Nhưng tiếc thay, họ trở về nguồn cội con người trần thế của Ngài mà họ cho là “biết rất rõ” về tông chi họ hàng. Đó là con bác thợ và bà Maria, “anh em với Giacôbê….” Và chính họ cũng là họ hàng thân thích với Giêsu. Vậy, tại sao Giêsu lại được như vậy? Họ nghi ngờ. Chính đây là thái độ của người đồng hương với Chúa Giêsu tiêu biểu cho thái độ của dân tộc Do Thái. Càng gần gũi với Thiên Chúa, người ta càng xem thường “gần chùa gọi bụt bằng anh” và tỏ ra cứng lòng trước sứ điệp của Ngài. Và họ đã xúc phạm đến Người. (x.c. 57)

Thái độ của Đức Giêsu thế nào? Ngài thấu hiểu lòng dạ và con người của họ. Ngài bảo: “Ngôn sứ bị rẻ rúng cũng chỉ là ở chính quê hương và trong gia đình” (c,57). Vì sao? Vì sứ mạng của ngôn sứ, con người chẳng ưa. Ông ngôn sứ hiện diện nơi đâu, thì đó phải ăn năn sám hối, phải cải hóa tâm hồn, phải từ bỏ đường tà để trở về nẻo chính đường ngay. Ngôn sứ được cử đến để nói lời Thiên Chúa cho dân. Vì thế, dân Nagiarét sợ phải sống theo Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Giêsu. Họ sợ phải thay đổi lối sống dễ dãi, buông thả của họ, nên họ biện hộ, che phủ ý đồ ấy bằng một hành vi rất thông thường : Ôi, đó chỉ là con của một người thợ mộc. Họ an ủi, vỗ về lương tâm và nhắm mắt làm ngơ trước lời rao giảng của Đức Giêsu, để “mắt khỏi thấy, tai khỏi nghe và lòng sẽ không phải hoán cải để khỏi được chữa lành” (x. Mt 13,15)

Đối lại sự cứng lòng của dân làng. Chúa Giêsu đã không làm nhiều phép lạ tại đó với một lý do đơn giản nhưng rất quan trọng, vì “họ không tin” (C.58). Thiên Chúa cũng “bó tay” trước tự do của con ngươiì. Ngài tôn trọng tự do của chúng ta, mặc dầu Ngài hết sức “nứu kéo” chúng ta về với Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, ngày nay chúng con đã “bưng tai bịt mắt” trước Lời Chúa, trước giáo huấn của Giáo Hội…Chúng con phủ lấp những điều đó bằng sự ồn ào của Internet, điện thoại, ipad, iphone …với một lượng thông tin ồ ạt tràn về, chúng con quên mất Lời Chúa, nói đúng hơn Lời Chúa không có chỗ đứng, không được lắng nghe nữa. Xin cho chúng con biết tịnh tâm cõi lòng mình giữa thế giới hỗn độn này, để nhận ra Chúa là Chân, Thiện, Mỹ… của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết đánh giá người khác bằng vẻ đẹp tâm hồn, qua những hành vi nội tâm chứ không là vẻ bên ngoài hào nhoáng, trịch thượng. Amen

                                                                                           Nữ Tỳ Thánh Thể.

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Tuần VII Phục Sinh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh_ Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Ba tuần V Phục Sinh Năm C: BÌNH AN ĐÍCH THỰC. Nt. Maria Anh Thư, OP
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ 2 tuần V Phục Sinh năm C: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy”. Nt. Minh Thùy
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh năm C. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh Năm C. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh năm C. Lm. Dom Hiển
     Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần IV Phục Sinh. Minh Tứ
     Suy niệm Tin Mừng thứ 5 tuần IV Phục Sinh: HÃY ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG. Lm GioanB Lại Anh Tuấn
     Suy niệm Lời Chúa thứ tư tuần IV Phục Sinh: Tin vào LỜI. Nữ Tỳ Thánh Thể .
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Ba tuần IV Phục Sinh năm C. Nt. Maria Chinh Anh
     Suy Niệm Tin Mừng thứ Hai tuần IV Phục Sinh năm C: Tin vào Chúa vị mục tử tốt lành. Minh Thùy