Suy Niệm
Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXI Thường Niên
ĐỪNG
ĐỂ NIỀM VUI THẾ GIAN LẤN ÁT NIỀM VUI NƯỚC TRỜI
Lời Chúa: Mt 25: 1-13
(1) "Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ
cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) trong mười cô đó, thì có năm cô
dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang
dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu
theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. (6)
Nửa đêm, có tiếng la lên: "Kìa chú rể, ra đón đi!" (7) Bấy
giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô
dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu của các
chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!" (9) Các cô khôn đáp:
"Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì
hơn". (10) Ðang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô
đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11)
Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho
chúng tôi với!" (12) Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các
cô, tôi không biết các cô!" (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì
anh em không biết ngày nào, giờ nào.
Suy Niệm:
Hôm
nay phụng vụ giúp chúng ta suy niệm về Nước Trời, qua hình ảnh mười cô trinh nữ
đi đón chàng rể, giúp ta cảm nhận được
niềm vui Nước Trời, nhờ đó giúp ta điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
1. Niềm vui của thời khắc
hẹn hò.
Dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rể, rõ ràng
là Chúa Giêsu lấy tập tục đính hôn của người Do Thái, để gởi cho thính giả một
thông điệp thật tuyệt vời về Nước Trời. Chúa Giêsu chính là chàng rể, Ngài đến
trần gian để tìm kiếm con người, Ngài hẹn hò cùng con người, và đính hôn với
con người. Sách Diễm Ca diễn tả giây phút này rất thơ mộng như sau:
“Bồ câu của
anh ơi,
Em ẩn trong
hốc đá, trong vách núi cheo leo
Nào, cho anh
thấy mặt, nào cho anh nghe tiếng
Vì tiếng em
ngọt ngào và mặt em duyên dáng” (Dc 2, 14)
Thật là dễ hiểu, tình yêu xóa đi khoảng cánh
giữa con người với Thiên Chúa, niềm vui Nước Trời chính là lúc Thiên Chúa và
con người trở nên một. Như trong tình yêu, thời khắc rạo rực nhất chính là những
phút giây chờ đợi. Vậy Chúa rạo rực chờ đời chúng ta, còn mỗi người chúng ta có
rạo rực chờ Chúa không? Hay niềm vui của thế gian chiếm hết niềm vui chúng ta chờ
Chúa đến?
2. Tiếng hô của thời khắc
hội ngộ.
Trong
tình yêu bao giờ cũng vậy, sự trắc trở luôn làm cho tình yêu thêm thi vị, và hấp
dẫn, nhưng đôi khi cũng là một sự cản trở lớn làm đổ vỡ tình yêu. Chúa Giêsu quả
là kinh nghiệm trong tình yêu, nên dụ ngôn Ngài kể lồng thêm sự trắc trở đó là:
“chàng rể đến trễ”. Ngài không quan tâm đến việc lý do đến trễ, do kẹt xe hay lỡ
chuyến bay, nhưng chính là sự trắc trở về thời gian đến. Điều này đã làm cho các
cô thiếp đi. Chúa Giêsu đến chậm, điều này làm tăng thêm sự bất ngờ của chàng rể,
cuộc hẹn trở nên bí ẩn, giờ gặp trở thành mật thư trong trò chơi lớn. không ai
biết khi nào Chúa đến.
Và
nửa đêm có tiếng hô to: “Kìa chàng rể đến, hãy ra đón đi”. Vâng một hiệu lệnh, một tiếng hô. Hãy chú
ý đến tiếng hô, đây không phải tiếng báo động cháy nhà, hay tín hiệu tàu cặp sân
ga, nhưng đây là tiếng reo vui, “kìa chàng rể đến”. Phải chăng niềm rạo rực bấu
lâu giờ đây được đáp trả, được thỏa lấp, làm cho cơn buồn ngủ tiêu tan, hãy nhìn
cách các cô rạo rực sửa soạn, chuẩn bị đón chàng rể, những tiếng cười vang, những
âm thanh sửa soạn đèn dầu, những trang phục được chỉnh trang lại cho tươm tất. Chúng
ta có cảm thấy hân hoan mỗi khi đến gặp Chúa không? Đến nhà thờ với tâm trạng
thế nào? Giờ đọc kinh với thái độ như thế nào?
3. Sự đau xót cho kẻ chọn
niềm vui thế gian.
Cuộc sống luôn phải trả giá cho những gì chúng
ta làm. Sự đau xót và hối tiếc đôi khi chả giúp gì khi sự việc đã xẩy ra. Thật
tiếc vì trong số mười cô trinh nữ đón chàng rể, lại có năm cô mang đèn mà không
mang dầu, và điều đau xót phải nghe bên tai: “Tôi bảo thật, tôi không biết các
cô là ai”, và thật là hối tiếc khi nghe trong nhà tiệc mừng hân hoan, còn các cô
giờ phải đứng bên ngoài. Mọi việc giờ đây trở nên quá trễ, những tiếng “phải chi” giờ đây trở nên thừa thãi, vô
vọng.
Rút
ra từ bài học này, thánh Phaolô trong thư gởi tính hữu Thessalonica, Ngài khuyên
rằng, đừng để niềm vui thế gian lấn át niềm vui nước trời, ngài nói: “Phải sống
như thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, … Ý muốn Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức
là xa lánh gian dâm, … không buông theo đam mê dục vọng”.
Xin
cho niềm vui nước trời, chàng rể Giêsu, luôn làm cho chúng ta rạo rực mỗi khi
được đến với Ngài. Amen
Tam Thái