VÀI
THỰC HÀNH TRUYỀN GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO XỨ
1. KẾT NGHĨA TRUYỀN GIÁO
1.1. Định
hướng
- Tương giao là một yếu
tố quan trọng trong kinh doanh, lãnh đạo, tổ chức… và trong công tác truyền
giáo.
- Mở rộng giao tế cần
thiết phát triển cá nhân cũng như tập thể, vì con người có xã hội tính
- Chúa Giêsu cũng đã cất
bước tìm kiếm và tạo mối tương giao tích cực với mọi hạng người trên bước đường
rao giảng Tin Mừng (Với người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacóp, với Giakêu khi vào thành Giêricô...)
1.2. Áp
dụng vào công tác truyền giáo trong giáo xứ
a/ Việc thăm viếng
- Thăm viếng quan trọng,
là bổn phận mục vụ và cũng là “mũi dùi” truyền giáo.
- Đối với giáo dân cũng
như lương dân, nhất là dân quê, họ rất vui mừng và hãnh diện khi được cha thầy,
cô chú thăm viếng. Đó là lời động viên mạnh mẽ và hiệu quả giúp họ tới nhà thờ.
- Có thể là thăm viếng
định kỳ, hoặc đột xuất : khi bà con gặp tai nạn, bệnh tật, “vắng đi lễ”, hòa
giải, xin giúp đỡ …
b/ Phạm vi cá nhân và gia đình
- Nhằm mục đích truyền
giáo, cần thăm viếng định kỳ (hằng tháng, hằng quý…) những người lương chung
quanh, từng bước.
- Bước I : Kết thân gia
đình với gia đình, cá nhân với cá nhân theo phương thức một-cặp-một : Làm quen,
thăm viếng dịp hiếu hỉ, giúp đỡ, tặng quà, mời đến gia đình mình rồi sau đó mời
đến nhà thờ, cùng cần cầu nguyện cho họ thường xuyên...
- Bước II : Giới thiệu nét
đẹp của đạo : khi nói chuyện, trong gặp gỡ, qua các sinh hoạt, giao tiếp, nhất
là dịp tang chế… mở lời về đạo.
- Những dịp đặc biệt cần
thăm viếng và mời : Tết, giỗ ông bà, kính nhớ tiên nhân, các dịp lễ lớn như
Noel, chia sẻ các phúc lợi (vd: lãnh quà từ thiện, khám bệnh phát thuốc, xét
nghiệm máu, hiến máu, hội chợ, tham quan, hành hương…)
c/ Phạm vi giáo xứ
- Mỗi giáo xứ cần kết
nghĩa và làm hậu phương cho một giáo điểm như một bổn phận truyền giáo.
- Trợ giúp : gởi nhân
sự, đưa giáo lý viên tới giúp dạy giáo lý, đỡ đầu các bí tích, tài trợ vật chất
cơm gạo, hỗ trợ phương tiện, nhắc nhớ cầu nguyện định kỳ hoặc mỗi dịp đặc biệt
…
- Tổ chức cho giáo xứ đi
giao lưu với giáo điểm những dịp Tết, mừng bổn mạng, chầu lượt, khi có các công
tác chung, cácc lễ hội…
- Góp công sức với giáo
điểm trong việc xây dựng cơ sở, chăm sóc y tế, giáo dục, tổ chức sự kiện…, giúp
đào tạo nhân sự cho giáo điểm : huấn luyện ban đại diện, giáo lý viên, hội
đoàn, ca đoàn, mời họp ban hành giáo, họp mặt các giới…
2. MỜI LƯƠNG DÂN ĐẾN NHÀ
THỜ
2.1. Định hướng
- Lương dân không quen,
nên ít hay ngại đến với giáo xứ, nhà thờ… khó biết đạo, ít có thiện cảm với
đạo, không hiểu những nét đẹp của đạo. Giáo xứ cần chủ động tổ chức nhiều cơ
hội mời lương dân đến gặp gỡ, làm quen, kết thân… và giới thiệu đạo.
- Khi có dịp, giáo xứ
phát thư mời và nhờ giáo dân trực tiếp chuyển thư, hướng dẫn giáo dân tha thiết
mời anh chị em lương dân đến nhà thờ.
- Huấn luyện giáo dân
làm việc truyền giáo, với phương thức đơn giản dễ làm (autorun), mỗi người phải
mời ít là một người (một cặp một). Treo thưởng cho người tích cực mời được
nhiều.
2.2. Thực hiện
- Giáo xứ tạo cơ hội và thường xuyên mời
lương dân đến nhà thờ tham dự những sinh hoạt cộng đồng đạo-đời, như : thi đua
thể thao, giao lưu văn hóa, hội diễn văn nghệ, lễ hội, bổn mạng, thuyết trình
chuyên đề, chia sẻ thiện ích chung (sân tập dưỡng sinh, quàn xác nhà hài cốt xứ
đạo), cầu nguyện chung…
- Những dịp hiếu hỉ càng thuận lợi hơn để
tạo tình thân và giới thiệu về lòng hiếu thảo, tình yêu quê hương dân tộc của
người Công giáo : Tết (Mồng II cầu cho OBCM, Mồng III cầu cho công việc làm
ăn), Lễ các Đẳng Linh hồn - Suy Tôn Tổ tiên 02/11, ngày bổn mạng họ đạo, ngày
giỗ các giám mục & linh mục của giáo xứ, Noel, Trung Thu, Khánh nhật Truyền
giáo, Thanh Minh, Ngày Ngưu lang Chức nữ (giao lưu sui gia lương-giáo), Ngày
Khai Giảng và Bế giảng Năm học …
- Những dịp đó, giáo xứ tổ chức đón tiếp
cách trân trọng, niềm nở, phân công người hướng dẫn tham quan, khoản đãi trà
nước, tặng quà lưu niệm..., hứa hẹn tái ngộ.
- Sau đó, giáo xứ còn có thể cử người hoặc
chính cha xứ đến thăm gia đình lương dân đến cám ơn và kết thân…
* Kết quả : Đến nhà thờ nhiều lần lương dân sẽ xem nhà thờ như “người hàng
xóm thân thiện”, biết các sinh hoạt, thấy các nét đẹp, hưởng những những thiện
ích chung tại nhà thờ… Đó là tiền đề để họ tìm và theo đạo.
3. DỰ ÁN KÝ GẠO TRUYỀN
GIÁO
3.1. Định hướng
Cơm gạo là một nhu cầu
vật chất quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt của con người. Vì thế tất
cả các chế độ, các tổ chức luôn chú trọng tới nhu cầu cơ bản này cho các thành
viên.
Chính phép lạ hóa bánh
ra nhiều của Chúa Giêsu được xem là phép lạ lớn nhất, có ảnh hưởng lớn nhất, và
gây ấn tượng mạnh nhất… đến nổi người ta đã tìm cách tôn vương Chúa.
Trong lịch sử truyền
giáo tại Việt nam và nhiều nước, các nhà thừa sai cũng đã thực hiện đường hướng
này để qui tụ, chăm sóc và dạy đạo cho lương dân. Chính sách khai hoang lập ấp
đã hình thành những vùng đất công giáo đông giáo dân, mà tiền nhân là những
người đã theo các cha cố Tây để mưu sinh trước khi tin đạo.
Vì thế, ngày nay, việc
trợ giúp cơm áo gạo tiền cho người nghèo trước khi thông truyền Tin Mừng là một
điều vẫn còn thích hợp và dễ hiểu. Dĩ nhiên, chúng ta không được “chiêu dụ tín
đồ bằng vật chất” như Đức Gioan-Phaolô đã từng khuyến cáo, nhưng người nghèo
cần phải được nâng đỡ, và công cuộc truyền giáo cũng cần phải cống hiến cho
lương dân phúc lợi thực tiễn hơn chỉ là hứa hẹn một hạnh phúc mai sau.
3.2. Ý nghĩa việc phát gạo
- “Cho người đói ăn” là
ưu tiên thứ nhất trong 14 mối thương người. Trợ giúp cơm gạo là thực thi bác
ái, cứu đói là giúp người nghèo sống đúng nhân phẩm. Người nghèo cần được “giải
phóng” khỏi cơn đói khát trước khi được bồi dưỡng bằng Lời Chúa.
- Đi lễ và học đạo,
lương dân phải bỏ công ăn việc làm. Vì thế, họ cần được giúp đỡ cách thiết thực
và “công bằng” để có thể nghỉ việc lao động mà đến nhà thờ ngày Chúa Nhật. Vận
động giáo dân góp gạo giúp lương dân không chỉ là chia sẻ vật chất theo luật
bác ái, mà còn là cưu mang đức tin cho họ theo tinh thần truyền giáo. Đóng góp
ký gạo cho việc truyền giáo là đưa dẫn anh chị em lương dân cùng đi lễ Chúa
Nhật. Qua đó, chúng ta “mua” tặng cho họ ngày Chúa Nhật được nghỉ ngơi (người giàu
thì dễ dàng thụ hưởng, còn người nghèo thì không dễ được).
- Ngoài ra, học sinh,
nhất tu sinh nghèo, thời nào và ở đất nước nào cũng cần học bổng để có cơ hội
học hành, phát triển tài năng, hữu ích cho đời trong tương lai. Việc góp gạo
cũng là một hình thức rất cụ thể và dễ thực hiện để giúp các học sinh lương dân
đang túng thiếu có thể theo đuổi việc học. Nhận gạo hay ăn cơm từ thiện, vài
lần/tuần, sẽ để lại nơi sinh viên học sinh nghèo một ấn tượng tốt về đạo. Và
lòng biết ơn của các em khi thành đạt trong xã hội mai sau chắc chắn sẽ dành
cho Giáo hội nhiều thuận lợi để phát triển và truyền đạo, như thuận lợi của
Giáo hội tại Nam Hàn hôm nay vì đã tranh đấu cho giới công nhân bị áp bức trước
kia...
3.3. Thực hiện
- Giáo xứ sẽ đỡ đầu cho
mỗi lương dân ở giáo-điểm-kết-nghĩa hằng tuần đi lễ Chúa Nhật được 1kg gạo, và
nếu học giáo lý sẽ được thêm 1kg. Như vậy, mỗi tháng cần khoảng 8-10kg để giúp
một lương dân đi lễ và học giáo lý.
- Nếu mỗi giáo dân làm
việc truyền giáo cách cụ thể qua 1-2kg gạo/tháng ð 10 giáo dân sẽ “dẫn theo”
được 1 lương dân đi lễ và học giáo lý… ð Giáo xứ có 1000 giáo dân sẽ dễ giúp
100 lương dân đến nhà thờ hằng tuần...
- Bước I : Cha xứ chỉ mời
gọi vài thành viên hội đồng giáo xứ, ví dụ 20-30 người, đóng góp
2kg/người/tháng (chắc không khó) và tìm giúp đỡ và mời # 5-10 người nghèo đi lễ
nhà thờ mỗi Chúa Nhật trong tháng...
- Bước II : Sau vài tháng
thực hiện bước I, cha xứ mở rộng chương trình này, mời thêm các hội đoàn : ca
đoàn, các hội đoàn Dòng Ba, Legio… Số gạo sẽ tăng lên gấp 5-10 lần theo số các
thành viên, các thành viên đi mời thêm lương dân nghèo ; như thế, số người được
giúp đỡ để đi lễ nhà thờ cũng sẽ tăng lên gấp từng ấy lần...
- Bước III : Chọn một thời
điểm thích hợp để vận động cho việc truyền giáo, vì dụ Khánh Nhật Truyền giáo,
kế hoạch “góp gạo dẫn theo anh chị em lương dân đến nhà thờ” được nhân rộng ra
toàn giáo xứ, chắc mọi người sẽ dễ dàng tham gia vì đã có các thành viên nồng
cốt làm gương và vận động...
- Kết quả : Nếu mỗi dự
tòng có thể lãnh Bí tích Rửa tội và gia nhập đạo sau 2 năm đi lễ và học đạo đều
đặn, thì chi phí khoảng 240 kg gạo ð Giáo xứ 1000 giáo dân hằng năm dễ tìm được
(hỗ trợ 100 người/năm x trong 2 năm) 50 lương dân vào đạo.
3.3. Đề xuất
Dự án nếu được áp dụng
toàn quốc như một đường hướng chung của Giáo hội tại Việt Nam :
* Sẽ gây một ảnh hưởng và tạo một cái nhìn
tốt về Giáo hội, một giáo hội phục vụ người nghèo - nuôi nhân tài - huy động
được lòng tốt và sự đóng góp của tín đồ…
* Nếu chỉ ½ số giáo dân Việt Nam (# 4triệu
thôi) hưởng ứng và thực hiện dự án này, thì hằng năm sẽ giúp > 200.000 lương
dân (4triệu : 10người : 2năm) tới nhà thờ đi lễ, học đạo… và theo đạo. Một
trong những cách nhanh nhất để gia tăng số tín hữu !
4. TỦ THUỐC TRUYỀN GIÁO
4.1. Định
hướng
Chúa Giêsu đã chữa nhiều
bệnh nhân trước khi dạy đạo và cho ăn bánh no nê... Người ta đi theo Chúa đoàn
lũ vì họ muốn được lành bệnh, hoặc cho mình hoặc cho thân nhân đau yếu. Chúa
Giêsu đã là một Lương Y quyền năng (một hình ảnh rất thiết
thân và dễ hiểu đối với mọi người) trước khi là một Linh Sư khôn ngoan giảng
dạy chân lý mạc khải, và sau đó Ngài mới xuất hiện như một Mục Tử nhân
lành (hình ảnh đẹp nhưng lương dân thật khó hiểu !)… Từ việc khám bệnh
phát thuốc miễn phí, chúng ta dễ giới thiệu Chúa Giêsu là Lương Y cứu chữa mọi
bệnh tật xác hồn và đưa đạo đến với lương dân ; lại càng dễ khơi lên niềm tin
tưởng cậy trông vào quyền năng Chúa để được khỏi bệnh.
Chăm sóc y tế là một nhu
cầu cấp bách và luôn ảnh hưởng đến mọi người mọi nhà, vì ai cũng có bệnh hoặc
nhà nào cũng có người bệnh. Khám bệnh phát thuốc là việc từ thiện luôn cần
thiết và đầy ý nghĩa, diễn tả sự quan tâm và lòng nhân ái dành cho người khốn
cùng. Đây cũng là cơ hội để dạy giáo dân cũng như giáo xứ biết tạo thiện cảm,
chia sẻ tình thương và thực thi bác ái đối với tha nhân, nhất là với lương dân.
4.2. Thực
hiện
- Mỗi nhà thờ cần có một tủ thuốc hoặc một
“phòng phát thuốc truyền giáo” (truyền giáo chứ không chỉ làm từ thiện). Hằng
tuần có thể mời hoặc thuê các y tá - bác sĩ thiện nguyện đến khám bệnh, hướng
dẫn uống thuốc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát thuốc miễn phí.
- Kinh phí tủ thuốc do giáo dân trong giáo
xứ đóng góp. Như vậy, mỗi giáo dân sẽ dành một phần bảo hiểm y tế của mình góp
phần vào “tủ thuốc bác ái truyền giáo” với ba ý hướng :
. tham gia vào công cuộc bác ái và truyền
giáo của giáo xứ,
. đóng bảo hiểm cho một người bất hạnh, cần
được giúp đỡ,
. dành tiền thuốc của mình để đền bù cho một
bệnh nhân, cách nào đó, đang phải đau yếu thay cho mình.
- Cần hướng dẫn lương dân trước tiên hãy đến
với Chúa Giêsu, kêu cầu, khấn vái bằng cách cầu nguyện theo sự hướng dẫn của
giáo lý viên, bằng tham dự Thánh lễ ... Phòng phát thuốc có đặt ảnh tượng Chúa
Thương Xót, dán nhiều bích chương trên tường : “Lạy Chúa Giêsu là Lương Y
quyền năng, xin cứu chữa hồn xác con”, in sẵn lời nguyện này trên Sổ Khám
bệnh... để lương dân dễ cầu nguyện...
- Ngoài ra, cũng nên giới thiệu về bác ái
Kitô-giáo và hướng dẫn lương dân biết chia sẻ, giúp đỡ lại những người bất hạnh
khác : Khi đã được khỏi bệnh, cần theo lương tâm hoàn trả một số tiền tượng
trưng giúp đỡ lại một người nghèo khác, ở bất cứ nơi đâu. Đó là cách giới thiệu
nét đẹp của đạo và nhân rộng tình bác ái Kitô-giáo.
4.3. Đề
xuất
Nếu dự án này được thực
hiện ở qui mô rộng, kết quả dự kiến :
- Một giáo xứ có 1000 giáo dân sẽ tích lũy
được một khoản tiền làm việc bác ái và truyền giáo hằng năm là 300 triệu đồng
(1.000đ/người/ngày x 1000ng x 365) ! Đây là một kinh phí lớn để mua thuốc
và có thể đủ thuê một bác sĩ (lương 3-5 triệu x 12 tháng = 40-60 triệu
đồng/năm) chuyên khám bệnh định kỳ giúp đỡ lương dân đến với giáo xứ.
- Kết toán cuối năm, kinh phí tủ thuốc
truyền giáo tại các xứ đạo còn thừa sẽ được gởi về tòa giám mục và tập trung
cho những dự án y tế lớn hơn trong giáo phận hoặc của Giáo hội Việt Nam : giải
phẩu, sắm y cụ, đào tạo nhân sự y-bác sĩ, lập bệnh viện, tài trợ những cơ quan
y tế: trại cùi, cô nhi viện…
- Một thời gian lâu dài, Giáo hội và các nhà
thờ sẽ gây một ảnh hưởng và thành nơi nương tựa cho lương dân nghèo mỗi khi
bệnh tật : Giáo hội thật sự là của người nghèo và lo cho người bệnh tật, nhà
thờ mới thật là “nhà thương”....
5. QUYÊN GÓP BÁC ÁI HỖ
TRỢ TRUYỀN GIÁO
5.1. Định
hướng
Làm thế nào để những vận
động làm việc bác ái trong giáo xứ có hiệu quả, và qua đó lại góp phần vào việc
truyền giáo. Khi tổ chức quyên góp, giáo xứ cần nhắm tới hai mục tiêu :
- Giúp giáo dân ý thức
tiết kiệm và chia sẻ của cải vật chất cho người túng thiếu, giúp đỡ lương dân,
- Gây ý thức truyền
giáo, tạo cơ hội cho giáo dân hướng đến với lương dân, để vừa chia sẻ phúc lợi
lại vừa vận động lương dân hợp tác vào chương trình bác ái của giáo xứ.
5.2. Thực
hiện
* Thời
điểm : Giáo xứ có thể tổ
chức vào Mùa Chay (đầu năm), Lễ Mông Triệu (giữa năm), Mùa Vọng (cuối năm)…
* Bước I : Quyên góp bác ái :
- Phát động cuộc quyên
góp trong giáo xứ : cá nhân, gia đình, các hội đoàn…, kêu gọi cả lương dân,
thân hữu, xóm giềng cùng tham gia…
- Phát bao xốp : ở các
cổng nhà thờ hoặc cho người mang đến tận nhà giáo dân … Mỗi đơn vị có hai bao
xốp : một xanh cho mình và một đỏ cho người chung quanh.
- In sẵn trên bao xốp
cách thực hiện (autorun) : các món cần quyên (gạo-mì, quần áo cũ-mới, đồ gia
dụng), thời gian, địa điểm thu nhận những đóng góp…
* Bước
II : Hội chợ hỗ trợ truyền
giáo
- Phân loại hàng quyên
góp : tốt, xấu, lớn, nhỏ… loại thường, loại quý, còn sử dụng được, không
sử dụng được...
Chừa lại một số đẹp và
mới hơn để tổ chức bán hội chợ
- Tổ chức hội chợ :|
. Chọn thời điểm thuận
lợi : bán hội chợ trong vài buổi hoặc vài đêm, tại một địa điểm tiện cho giáo
dân và cho lương dân tới xem.
. Các món được bán đồng
giá, món lớn nhỏ đều một giá 10đ, hoặc 5đ... Có thể cho thiếu nhi mua với giá
hời hơn.
. Hướng dẫn giáo dân kêu
mời người nghèo chung quanh, vận động lương dân đến mua. Giáo dân cũng có thể
mua với mua ủng hộ với giá cao hơn, hoặc mua về cho người nghèo hàng xóm để
giúp họ, để gây cảm tình…
. Số tiền thu được cũng
dùng vào việc bác ái hoặc việc truyền giáo, ví dụ tổ chức một chuyến đi ủy lạo
vùng sâu hoặc giáo điểm… Số hàng còn lại, có thể chuyển trao và tiếp tục bán
hội chợ ở xứ đạo khác, hoặc tại giáo điểm...
* Kết quả
- Tạo được thói quen làm việc bác ái, tạo cơ
hội cho giáo dân biết nghĩ tới người nghèo, chia sẻ cho lương dân (3lần/năm).
- Gây được bầu khí sinh
động trong giáo xứ : tinh thần cộng tác, biết làm việc chung qua quyên góp,
phân loại, vui vẻ, bàn tán, mua bán…
- Giúp đợ cụ thể và mời
được lương dân đến nhà thờ, gặp gỡ, làm quen với giáo xứ, và giới thiệu cũng
như vận động họ tham gia vào các hoạt động bác ái của đạo…
- Dự án không tốn kinh
phí, dễ thực hiện tại các tỉnh thành, nhờ giới hiền mẫu tiếp giúp, dễ vận động
được hiện vật và tiền mặt cho công việc bác ái và truyền giáo.
6. HƯỚNG DẪN DỰ TÒNG KẾT
HÔN
6.1. Thực
trạng
Anh chị em lương dân kết
hôn với người Công giáo thường không muốn vào đạo, mà chỉ nhắm tới việc đám
cưới. Thêm vào đó, các bạn dự tòng và cả tín hữu Công giáo đều ngại học giáo lý
trước khi kết hôn. Họ thường chỉ chờ đợi một lễ cưới long trọng… nhưng lại học
giáo lý qua loa, vào đạo bất đắc dĩ, và giữ đạo hình thức.
Hơn nữa, cha mẹ bên Công
giáo cũng như cha xứ thường “ép” bên lương “phải vào đạo, mới gả con/cưới
dâu”. Thái độ đó vừa không tôn trọng quyền con người, vừa gây ức chế tâm lý nơi
người bên lương, để rồi họ không tích cực học đạo và sau này không muốn giữ
đạo.
6.2. Định
hướng
Làm thế nào để hướng dẫn
các bạn sắp kết hôn, lương dân cũng như tín hữu Công giáo, sẵn lòng học giáo lý
dự tòng và hôn nhân, học chí thú, học nghiêm túc, học đủ giờ, và chân thành đón
nhận đức tin.
6.3. Thực
hiện
- Lần đầu tiên gặp gỡ, cha xứ cần gây ấn
tượng tốt cho bên lương dân sắp kết hôn : tiếp đón niềm nở và vui vẻ, không đòi
buộc phải vào đạo, cũng lưu ý gia đình bên công giáo đừng buộc con dâu hay con
rể lương dân phải nhập đạo.
- Cha xứ dành ít là 2 buổi nói chuyện, để
trình bày cho đôi bạn biết mục đích và sự cần thiết của việc học giáo lý, về
thời gian và về thái độ học tập… ; đồng thời giới thiệu những nét đẹp của đạo
để tạo sự thu hút, trước khi gởi họ tới giáo lý viên hướng dẫn giáo lý dự tòng.
Buổi nói chuyện này rất cần thiết để chuẩn bị tâm thái sẵn sàng và tích cực nơi
người dự tòng còn lạ lẫm và ít thiện cảm với đạo.
6.4. Nội
dung trao đổi
* 4 lý
do cần học giáo lý dự tòng
Để củng cố tình
yêu và sự hòa hợp : Giữa đôi bạn dù đã yêu nhau, hiểu biết nhau, nhưng còn
nhiều dị biệt, nhất là về nhận thức, về quan điểm sống, về tôn giáo, về niềm
tin… Cần học giáo lý để hiểu biết, cảm thông, hòa hợp với nhau nhiều hơn.
Giúp hiểu và sống
đúng bổn phận “con dâu/rể của Chúa”, phải thảo hiếu đối với gia đình bên công
giáo, đối với gia đình thiêng liêng giáo xứ, nhất là với Chúa…
Chuẩn bị cho đôi
bạn một đường hướng chung cho việc giáo dục con cái được thành đạt trong tương
lai, vì đó là mục đích tối hậu của một gia đình.
Trau dồi hiểu biết
cơ bản và cần thiết về những vấn đề có liên quan đến đạo Công giáo, đứng vững
trước hoàn cảnh xã hội bài tôn giáo, có thể giải đáp được những thắc mắc của
con cái, hiểu giá trị của tín ngưỡng, quý trọng vai trò của tôn giáo trong đời
sống gia đình mình…
* Giới
thiệu những nét đẹp của đạo Công giáo (xin xem tư liệu VÀI NÉT SON CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO).
* Thời gian học
giáo lý
- Nguyên tắc : cần học
đủ để săn bằng những chênh lệch :
. Bên công giáo từ bé
tới năm 25 tuổi đã đi nhà thờ trung bình 1-2000 tiết (1 tiết dự lễ, 1 tiết học
giáo lý x 52 tuần x 20 năm)
. Bên lương, để có trình
độ ngang với nên Công giáo, cần phải có bấy nhiêu thời gian học đạo và sống
đạo… Nếu thông minh gấp hai lần thì cũng cần 500 tiết học, nếu thông minh gấp 5
lần thì cũng phải học 200 tiết giáo lý !
- Thực tế : “Cha rộng
rãi cho con học chỉ 100 tiết thôi, con có chịu không ?” Người dự tòng rất mừng
! Nếu học 4 buổi/tuần (1 tiết đi lễ Chúa Nhật và 3 tiết học), 100 tiết kéo dài
khoảng
25 tuần # 6 tháng.
- Tuy nhiên, đây chỉ mới
là “thời gian học khách quan” ; còn “thời gian chủ quan” tùy vào
thái độ học tập : đi lớp đều đặn, học tích cực, và thuộc bài đầy đủ hay không ?
* Thái độ học
đạo
- Bất cứ môn học nào,
nếu cẩu thả, sẽ không "nên thân". Học giáo lý chính là luyện đạo,
“luyện khí công”. Cần cẩn thận, chu đáo, và hết mình !
- Nhiều người giả dối,
thiếu thành tâm với ý nghĩ "Con quỳ lạy Chúa Ba Ngôi, con cưới được vợ
con thôi nhà thờ"… Đó là thái độ không trung thực, thiếu chân thành,
giả dối không chỉ với người yêu, với gia đình bố mẹ xui gia, với các bạn hữu…,
không chỉ dối gạt linh mục và giáo lý viên… mà còn dối gạt Chúa ! Nếu không có
Chúa thì chẳng sao ; nhưng nếu có Chúa là "Đấng thấu suốt lòng người"
thì… không nên “đùa giỡn với thần thánh”. Vì thế, phải hết sức thành tâm
trong việc học đạo và trọn tình sống đạo.
7. TRIỂN LÃM KHÁNH NHẬT
TRUYỀN GIÁO
7.1.Ý nghĩa
- Khánh nhật Truyền giáo
hằng năm, hướng dẫn giáo dân mời gọi anh em lương dân đến nhà thờ, không nói về
định hướng truyền giáo của GH, nhưng để giới thiệu những nét đẹp của đạo, nhất
là về phụng tự công giáo.
- Qua đó, giúp giáo dân
hiểu biết hơn về phụng vụ, về xứ đạo của mình, hãnh diện về đạo, và tạo cơ hội
để giáo dân bày tỏ về niềm tin mình trước anh em lương dân.
7.2. Thực hiện
- Thời điểm : dịp Khánh
nhật Truyền giáo hằng năm, Tuần III Tháng 10.
- Tổ chức đồng loạt tại
các nhà thờ trong giáo phận hoặc toàn quốc, mỗi nhà thờ phải “tổ chức sự kiện”
lớn, với trang trí, sửa sang, chương trình triển lãm… mỗi năm cải tiến hơn.
- Giáo xứ gởi thư mời và
giáo dân phải chuyển thư vận động bạn bè thân hữu lương dân quen biết đến xem
triển lãm.
- Trưng bày tất cả các
đồ thờ tự và về các sinh hoạt của nhà thờ :
. Khung cảnh
giáo xứ : nhà thờ, nhà xứ, phòng giáo lý, nhà hài cốt, đất thánh, sơ
đồ tổng thể khuôn viên…,
. Trang trí
trong nhà thờ : ghế quỳ, bàn thờ, cung thánh, Nhà tạm, ảnh tượng,
giảng đài, lầu hát, âm thanh, ánh sáng…,
. Vật dụng phụng
vụ : các loại áo lễ, áo giúp lễ, lư hương, đèn nhang, bánh rượu lễ (có
thể cho thử rượu nho và bánh lễ)… sách hát, nhạc cụ, màn hình, thánh ca, vị trí
ca đoàn, đĩa bài giảng…,
. Các thành phần của
giáo xứ : ảnh các giám mục, các cha sở, cha phó, ca đoàn, Thiếu Nhi Thánh Thể,
các các giới, các hội đoàn… với các sinh hoạt của từng thành phần.
. Có thể phối hợp
với cửa hàng mua bán, ăn uống, giới thiệu sản phẩm của giáo
dân, đồ lưu niệm …
- Từ hai ba tuần trước,
giáo xứ chuẩn bị cho mỗi giáo dân làm “hướng dẫn viên” : học hiểu nội dung cuộc
triển lãm, biết cách tổ chức các “gian hàng”, ý nghĩa của từng món trưng bày…
để có thể thuyết minh cho khách mời của mình.
- Có thể gởi quà tặng
lương dân đến tham quan (đĩa thánh ca, bài giảng, video clip chuyện đạo, các sự
kiện tôn giáo nổi bật trong năm …), có khuyến mãi cho lương dân mua thêm…
8. CHUẨN BỊ CHO GIÁO DÂN
KHẢ NĂNG GIỚI THIỆU ĐẠO
8.1. Thực
trạng
- Các mục tử vẫn kêu gọi
giáo dân ý thức tham gia vào việc truyền giáo, nhưng thực tế lại không đưa ra
hướng dẫn cụ thể : làm việc gì và thực hiện thế nào để truyền đạo.
- Thường việc loan báo
Tin Mừng chỉ nhằm đến khía cạnh làm chứng nhân bằng thực thi bác ái, làm việc
thiện, sống lành thánh… mà không chú trọng đến phương diện tích cực : tìm đến
với lương dân.
- Vì thế, việc đào tạo
kỹ năng truyền giáo và cung cấp phương thức cụ thể để giáo dân có thể “autorun”
góp phần vào việc loan báo Tin mừng… là một điều cần thiết và tiên quyết.
8.2. Vài
hình thức chuẩn bị cho giáo dân truyền giáo
* Tờ rơi giới thiệu đạo
- Hình thức như tờ rơi
các dịch vụ, các quảng cáo, các dạng khuyến mãi…
- Thường xuyên phát miễn
phí tờ rơi giới thiệu các nét đẹp của đạo cho giáo dân đi dự lễ, họ mang về đọc
và học trước ; rồi sau đó có nhiệm vụ mang đến mời anh em lương dân xem.
- Nội dung và hình thức
: cần một nhóm chuyên môn nghiên cứu nội dung, trình bày, in ấn, cách thức phân
phối cho các xứ đạo, phương thức vận động giáo dân hưởng ứng...
- Tổ chức phong trào và
thi đua khen thưởng công tác phát tờ rơi (Vd : In poster Giáng sinh khổ lớn,
vận động thiếu nhi tiết kiệm tiền mua để làm quà tặng Chúa Hài đồng, rồi mang
tặng cho người trong xóm bằng cách dán lên tường nhà của họ).
* Quà tặng truyền giáo
- Lịch truyền giáo : in
lịch dịp đầu năm, nội dung “kín đáo giới thiệu tinh thần Phúc Âm” hướng đến
lương dân hơn là cho người công giáo như thói quen, phân phối từng đơn vị hai
cuốn (một lương-một giáo) để giáo dân biếu tặng lương dân.
- Sau khi nhận quà tặng
cho mình, giáo dân nhận thêm một phần (gạo, chiếu, quần áo, tiền, thuốc, thực
phẩm…) mang về chuyển trao “quà tặng của nhà thờ” tới lương dân.
* Dịch vụ truyền giáo
Giáo xứ tạo những dịch
vụ có khuyến mãi, giảm giá, và hướng dẫn giáo dân mời anh em lương dân đến sử
dụng, như :
- Tham quan du lịch,
hành hương
- Y tế : nhổ răng, hiến
máu, mổ tim, mổ mắt…
- Cơm từ thiện, cơm sinh
viên, may vá quần áo, rửa xe thay nhớt, sửa chữa nhà, ăn uống… với giá rẻ hoặc
miễn phí tại nhà thờ mỗi Chúa Nhật
* Bài học để giới thiệu đạo
* Một vài công tác để giới thiệu đạo
- Cung cấp cho giáo dân
nhiều tư liệu và nắm vững vắn tắt nội dung các nét đẹp của đạo Công giáo, để có
thể mạnh dạn trình bày về đạo trong những cuộc chuyện trà nước. Thi đua học và
treo thưởng...
- Làm hang đá Noel ở các
tụ điểm công cộng (quán cà phê, trưởng học, cửa hàng…)
- Lớp hè bán trú cho
thiếu nhi lương & giáo
- Phòng thuốc Truyền
giáo (xin xem Số 4)…
- Văn nghệ nơi công
cộng, trình diễn Thánh Ca dịp Noel hoặc Tết, với vé mời lương dân...
9. CHÍNH SÁCH KHEN
THƯỞNG TRUYỀN GIÁO
9.1. Ý
nghĩa
- Ai cũng cần được nâng
đỡ, nhất là trong những khó khăn thử thách. Các linh mục, các cán bộ truyền
giáo cũng cần được khích lệ bằng chế độ khen thưởng xứng đáng…
- Khen thưởng cũng là
phương thức để các thượng cấp, các bề trên tỏ ra quan tâm tới công việc, và
theo dõi cách thức cùng tinh thần làm việc của thuộc cấp.
- Chính sách khen thưởng
cũng là cách hiệu quả để tìm kiếm người nhiệt tình thiện chí, tuyển chọn nhân
tài, và khai thác tài năng trên cánh đồng truyền giáo.
- Khen thưởng cũng là
phương cách cải tiến những “lối mòn”, phát huy những sáng kiến, giúp thoát khỏi
tình trạng bế tắc “không có gì mới” trong việc truyền giáo nhiều khó khăn và
mệt mỏi.
9.2. Thực
hiện
* Đối
tượng cần khen thưởng : các
linh mục và cán bộ truyền giáo còn sống cũng như đã qua đời – giáo dân tích cực
tham gia truyền giáo – những tập thể góp phần vào công cuộc truyền giáo như :
giáo xứ, hội đoàn, dòng tu, giáo hạt, giáo phận… – những sáng kiến, phát kiến
phương thức mới trong công tác truyền giáo – những thành quả thành tựu thành
tích mới được phát hiện hay nhìn nhận – những mẫu gương, chứng tá tiêu biểu…
* Các
hình thức khen thưởng, tùy
theo công trạng, mức độ tiêu biểu và thời gian phục vụ :
. Tuyên dương với Bằng
khen, Bằng Tưởng lệ, Bằng ghi ơn…
. Thưởng bằng quà tặng :
hiện vật lưu niệm hoặc hiện kim
. Thưởng bằng những
chuyến đi tham quan, du lịch, nghỉ ngơi : Đi Bắc đi Nam, đi Rôma, đi Thánh địa,
đi Âu Mỹ…
. Thăng tiến chức vị,
chuyển công tác đến địa điểm tốt hơn
. Bia ghi ơn tại các
công trình truyền giáo : Linh mục đã sáng lập giáo điểm, người thành lập họ
đạo…
. Đặt tên cho một công
trình, một chiến dịch, một giáo điểm...
10. MUA ĐẤT CHUẨN BỊ LẬP
GIÁO ĐIỂM
10.1. Định
hướng
- Hiện trạng : các giáo
xứ thường qui tụ giáo dân chung quanh nhà thờ, nhưng vì tỷ lệ giáo dân Công
giáo rất thấp, 0,3–5% dân số, nên trên cánh đồng truyền giáo rất bao la còn
nhiều “vùng trắng”.
- Để mở rộng địa bàn
giáo phận, giáo xứ, cần thực hiện cùng lúc hai công tác :
. qui tụ lương dân và
truyền đạo cho tân tòng, hoặc qui tụ những cụm dân cư công giáo ở rải rác bằng
công tác tái truyền giáo;
. đồng thời, chuẩn bị
những địa điểm có tiềm năng truyền giáo, để trong tương lai lập thêm những giáo
điểm, dựng được nhà thờ và thành lập giáo xứ.
- Do đó giáo phận cần có
chủ trương kiếm mua dần dần những mãnh đất khả thi để lập giáo điểm.
- Điển hình : Giáo phận
Cần Thơ từ 2010-2013 đã thành lập được #20 giáo điểm tái truyền giáo từ những
cụm dân cư Công giáo rải rác tại Hạt Bạc Liêu và Cà Mau. – Nội ô Thành phố Cần
Thơ hiện có trên 10 giáo xứ, đa số là nhờ Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền
trước đây đã lập nhiều điểm làm lễ – Đất lập giáo điểm Thới Long Xuân được Cha
Antôn Văn mua trước đó gần 10 năm.
10.2. Thực
hiện
- Tòa Giám mục hoặc Ban
Truyền giáo đề ra chỉ tiêu, khuyến khích và khen thưởng cho các giáo xứ, giáo
hạt hằng năm phải kiếm tìm thêm 1-2 địa điểm có tiềm năng truyền giáo.
- Ban Truyền giáo sẽ vận
động kinh phí, từ Toà Giám mục hoặc nhờ các ân nhân, giúp mua đất đó. Như vậy,
hằng năm giáo phận có thêm 10-15 địa điểm để lập giáo điểm, họ đạo mới.
- Khi đã mua đất, Tòa
Giám mục sẽ giao ngay cho một cha xứ hoặc một linh mục phụ trách truyền giáo
tại địa điểm đó. Chắc chắn vị phụ trách và giáo xứ sẽ nỗ lực phát triển dần
thành giáo điểm hoặc giáo họ…
- Các địa điểm dự kiến
phải nằm trên trục lộ giao thông đường bộ, ở gần khu dân cư, thị tứ, có giáo
dân dù ít nhiều, phải liệu gần một xứ đạo lớn để làm “hậu phương” hỗ trợ công
cuộc truyền giáo tại đó.
- Nếu dự án này được mỗi
hạt và mỗi giáo phận quyết tâm thực hiện, thì cả 26 giáo phận hằng năm sẽ có
thêm khoảng 200 địa điểm, và trong 10 năm tới GHVN sẽ có thêm 2000 giáo điểm
truyền giáo hoặc xứ đạo…!
- Ngoài ra, cũng đưa
phải có chủ trương chia tách các giáo xứ hoặc giáo họ lớn, đông dân… thành
nhiều giáo họ, giáo xứ nhỏ hơn, để số nhà thờ và giáo dân tăng nhanh.
Chia sẻ của giáo phận Cần Thơ
Nguồn : http://loantinmung.com