Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 13

TRỞ NÊN MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI

    Minh mau thanh 54.jpgVới người Ki-tô hữu, Thánh Thể là sự hiện diện, là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Thế nhưng, hẳn Đức Giê-su không lập bí tích Thánh Thể chỉ để hiện diện giữa con người mà thôi; nơi Thánh Thể, chúng ta còn cảm nghiệm được thế nào là Lời Thiên Chúa đang hành động: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Việc cư ngụ của Thiên Chúa được khởi đầu bằng hành động Nhập thể. Cái chết trên thập giá không phải là kết thúc nhưng là để nối dài hành động của Thiên Chúa. Thực vậy, nơi Thánh Thể, Thiên Chúa tiếp tục hành động; Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện và đồng hành cách đặc biệt với con người. Thánh Thể được trao ban cho chúng ta không phải chỉ để cử hành hay tôn thờ mà thôi nhưng phải được sống. Sống đời sống Thánh Thể chính là tham gia vào hành động của Thiên Chúa; trước hết, đó là:  

    Lời mời gọi trao ban

    Sống đời sống Thánh Thể chính là sống tinh thần trao ban. Đức Giê-su đã ‘bẻ bánh đời mình’ để trao cho chúng ta không phải chỉ trong cái chết trên thập giá nhưng là trong suốt mọi nẻo đường cuộc sống Người. Cả cuộc đời Người là tấm bánh bẻ ra để trao cho nhân loại. Thánh Thể chính là việc trao ban toàn thể và trọn vẹn nhất; qua Thánh Thể, Người muốn chia sẻ cho chúng ta chính sự sống của Người, một sự sống có sức biến đổi, một sự sống vĩnh cửu: “Đấng đã muốn lấy chính sự sống mình dưỡng nuôi nhân loại, đã chọn Thánh Thể như một phương tiện đặc biệt để đi vào cõi thẳm sâu của cuộc sống con người và biến đổi cuộc sống ấy thành cuộc sống của  chính Thiên Chúa”1.

    Trong một xã hội mà lối sống ích kỷ dường như đã trở thành điều bình thường thì  việc dám chấp nhận để mình bị hao mòn, để mình thành ‘tấm bánh bẻ ra’, trao ban cho tha nhân là một thách đố không nhỏ. Thế nhưng, để sống đời sống Thánh Thể thực sự, người Ki-tô hữu không có con đường nào khác. Mỗi khi cử hành và đón nhận Thánh Thể là chúng ta đón nhận Người làm lương thực.  Lương thực này là chính bản thân Người, cuộc sống của Người, Thánh Thể của Người. Thịt Người thật là của ăn, để chúng ta có thể đón nhận sự sống trường sinh, để chúng ta trở thành một thân thể. Trong Thánh lễ, tất cả chúng ta được mời gọi đến bàn tiệc thánh để ‘ăn thịt Người’ để nhờ Người mà chúng ta được sống thật cho Thiên Chúa, để rồi có khả năng ban chính mình cho anh em.2

    Như  vậy, Thánh Thể là nơi Thiên Chúa hẹn gặp chúng ta, đồng thời cũng còn là đường dẫn chúng ta đến với tha nhân…

    Thánh Thể, đường đến với tha nhân

    Thánh Thể không phải là chuyện riêng cho tâm hồn cá nhân với Đức Giê-su, nhưng là cho những con người biết dân thân vì tình yêu, dấn thân vì một xã hội công bằng hơn, huynh đệ hơn. Đến với Thánh Thể, mỗi người chúng ta được mời gọi trở nên ‘tấm bánh bẻ ra’ cho tha nhân. Thánh Thể là nơi Thiên Chúa hẹn gặp chúng ta nhưng đồng thời cũng phải là nơi chúng ta gặp gỡ nhau. Thánh Thể chính là lời mời gọi mỗi người Ki-tô hữu biết dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa và trao ban tình yêu Chúa cho tha nhân(Xc Ga 15,1-3). Nếu như tinh thần dâng hiến là đặc điểm cuộc sống trần gian của Đức Giê-su thì đối với người Ki-tô hữu chúng ta, nhờ việc được liên kết với hiến tế của Người, chúng ta cũng được mời gọi dâng hiến chính bản thân mình. Nói một cách cụ thể nhất, “chúng ta không thể kết hợp với Đức Ki-tô mà lại tách rời khỏi những con người đang đói khát, những ai xa lạ, tù đày, bệnh hoạn, tứ cố vô thân trước những người bóc lột vì Đức Ki-tô đã tự đồng hoá với những người này”3. Mỗi khi cử hành Thánh Thể là dịp để chúng ta nhắc nhớ nhau về lời tinh thần dâng hiến ấy. Dâng hiến nghĩa là dám để mình tiêu hao trong tình liên kết với Thiên Chúa và với nhau. Chỉ với một tinh thần như thế mới thực sự gắn kết chúng ta vào sự sống nơi Thánh Thể. Chính Đức Ki-tô đòi buộc chúng ta phải cụ thể hoá những gì Người đã ban cho chúng ta qua Thánh Thể.

    Sống đời sống Thánh Thể, đem Thánh Thể đến với nhân loại không phải là trách nhiệm của riêng ai nhưng là của mọi người Ki-tô hữu: “Mỗi người Ki-tô hữu phải biết làm tất cả mọi sự để Thánh Thể ngày càng trở nên nguồn suối sự sống và ánh sáng cho lương tâm tất cả anh chị em trong mọi cộng đoàn, trong sự thống nhất phổ quát của Hội Thánh đức Ki-tô trên trái đất này”4. Hơn ai hết, các Ki-tô hữu phải là những người đầu tiên cảm nghiệm và sống thực tại này. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể trở nên mọi sự cho mọi người.

    Bá  Hoàng, OP.  

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên_Lm Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phêrô và Phaolô_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phêrô Và Phaolô_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XIII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XIII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên_Lm Đan Vinh - HSTM

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A- HÃY LÀM VIỆC NÀY MÀ NHỚ ĐẾN THẦY. Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN NĂM C- LỄ THÁNH TÔ MA TÔNG ĐỒ. Têrêsa Bùi Thị Minh thùy
     SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Phê rô Phan Nha
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN NĂM C- CHÚA LÀ PHẦN GIA NGHIỆP CỦA CON. Lm HK
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN NĂM C- HAI BIỂN HỒ. Lm Jos Ta Duy Tuyền