Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 13

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Thường Niên Tuần XIII Năm C

Quyền Năng  và Lòng Tin

thu 3 tuan XIII TNC.jpg

Lời Chúa: Mt 8, 23-27

23 Đức Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người. 24 Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ. 25 Các ông lại gần đánh thức Người và nói: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!” 26 Đức Giê-su nói: “Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!” Rồi Người trỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ. 27 Người ta ngạc nhiên và nói: “Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”

Suy niệm

Theo quan niệm xa xưa của người Do Thái, biển khơi tượng trưng cho sức mạnh thù nghịch với Thiên Chúa, tức là vương quốc của ma quỷ. Đối với họ, những trận cuồng phong nổi lên biểu hiện sức mạnh của tà thần, là một mối đe dọa làm họ luôn sợ hãi. Cũng vậy, theo các nhà chú giải Kinh Thánh: con thuyền chở Chúa Giêsu và các môn đệ được xem như hình ảnh của Hội Thánh ở trần gian, cũng như việc Đức Giêsu ngủ và thức dậy gợi lên mầu nhiệm Chúa chết và phục sinh. Nước Thiên Chúa và vương quốc mà quỷ luôn là hai thái cực đối lập nhau, mà trong cuộc lữ hành dương thế chúng ta phải chọn lựa.

Trong đoạn Kinh Thánh hôm nay chúng ta chú ý đến những chi tiết: “Bổng nhiên biển động” - “Người vẫn ngủ”, “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất” – “Người ngăm đe gió và biển” – “người ta ngạc nhiên”.

Đức Giêsu và các môn đệ cùng đi trên chiếc thuyền để sang bên kia hồ Galilea, sau một ngày rao giảng mệt nhọc. Con thuyền ấy cũng chính là hình ảnh Giáo Hội đang di chuyển để tiến tới bên kia, tức là tiến đến bến bình an của sự sống, bến hạnh phúc vĩnh cữu. Nhưng trên hành trình ấy, luôn có những gian nguy, với bao mối đe dọa từ sự ác của thế lực ma quỷ.

Con thuyền đang di chuyển, bổng nhiên trận cuồng phong nổi lên, đây là một chuyện rất thường xảy ra ở biển hồ, khi mà các luồng gió mạnh thổi xuống vùng thung lũng Gio-đan, tạo nên những trận gió lớn và đột ngột, tạo ra những trận bão bất ngờ và hung tợn. Trước trận cuồng phong bão tố ấy, chiếc thuyền như bé nhỏ, ngập đầy những nước bởi những con sóng hung tợn ập vào. Các môn đệ sợ hãi bởi thuyền có thể chìm, và tất cả mọi người sẽ chết. Đó là những sợ hãi rất thực, cụ thể đối với những con người đang trên chiếc thuyền ấy. Cuộc sống của mỗi người chúng ta trong xã hội hôm nay cũng vậy, biết bao nhiêu mối nguy đe dọa, nào là thể chế xã hội đầy bất công, luân lý bị xem nhẹ, giáo dục bị coi thường, tệ nạn xã hội tràn ngập, người ngay chính bị trù dập bách hại,… thế lực “bóng tối” dường như thắng thế. Chúng ta đang rơi vào tình cảnh như đang trên chiếc thuyền với Đức Giêsu và các môn đệ hôm ấy, và dường như chúng ta có cùng cảm nhận như các ngài “Chúa đang ngủ” nên không đoái hoài đến những thực tại xấu xa đang đe dọa chúng ta. Trước những đau khổ và mối đe dọa ấy, chúng ta cũng sợ hãi như các môn đệ, thế mà “Chúa vẫn ngủ”, và như thể đang bỏ mặt chúng ta vậy.

Từ sự sợ hãi, các môn đệ lấy một quyết định táo bạo “gọi Ngài dậy”, bởi chỉ có Đức Giêsu mới có thể cứu vãn tình thế. Các ông, trong nỗi sợ hãi, run rẩy lay mạnh cánh tay Đức Giêsu: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Cuộc sống với bao gian truân thử thách, khi đau khổ cùng quẩn, chúng ta đã làm gì? Im lặng để mọi sự buông trôi, để thân phận ngập chìm trong bảo tố của cuộc đời, của tội lỗi, và để mọi chuyện đến đâu thì đến bởi nghĩ rằng “ta không thể làm gì được, lực bất tòng tâm”. Hay, ta cũng “đứng dậy”, như các môn đệ kêu lớn rằng “Xin Ngài cứu con, Chúa ơi, con chết mất”. Đứa trẻ chỉ được mẹ cho bú, khi nó khóc; chỉ được mẹ cho ăn khi nó gọi “mẹ ơi, con đói”. Thiên Chúa cũng vậy, Ngài đợi chờ chúng ta gọi Ngài, vì tin rằng “Ngài sẽ có cách, chỉ có Chúa mới cứu vãn tình thế, mới giúp ta hạnh phúc thật”. Như vậy, nổi sợ hãi không là điều đè bẹp con người, nhưng là một động lực giúp con người tín thác hơn vào Thiên Chúa trước những bất công, hư nát của xã hội đang sống.

Trước lời thỉnh cầu của các môn đệ, Đức Giêsu quát mắng: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin”. Ngài đang chỉ cho ta thân phận của con người, tin đó rồi lại nghi ngờ thiếu xác tín đó khi gặp những thử thách của trần thế. Như Đức Giêsu đã nói, khi rao giảng “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa sẽ được mở cho”, Ngài đã đứng dậy: “Ngăm đe gió và biển: Biển lặng như tờ”. Ngăm đe, có nghĩa là ra lệnh, thể hiện một quyền năng bên trên thực tại đang diễn ra. Tức là, Đấng ấy có khả năng vận hành và điều chỉnh các thực tại trần thế, dẹp yên biển động cũng như trục xuất ma quỷ khỏi người ta, chứng tỏ Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, Đấng phải đến để hoàn tất cuộc chiến thắng trên thần dữ. Điều này cũng có nghĩa rằng, quyền năng Thiên Chúa là tối hậu, là trên hết mọi sự, điều còn lại chỉ là lòng tin và sự tín thác của ta vào Ngài. Trong cuộc sống, nhất là khi gặp những tang thương sầu khổ, ta đã có thái độ nào khi kêu cầu Danh Thiên Chúa?

Quả thế, “người ta ngạc nhiên và nói: Ông này là người thế nào mà đến gió và biển cũng tuân lệnh?” Trước phép lạ ấy, các môn đệ đã rất ngạc nhiên, bởi lẽ “biển gào sóng thét” với tâm thức của họ chính là thế lực của sự dữ, của tà thần, thế mà chỉ cần một lời của Đức Giêsu thì mọi chuyện yên lành, bình an. Ông là ai vậy? Qua câu hỏi đó, họ đang nhìn nhận Đức Giêsu chính là Đấng Ki-tô, người phải đến thế gian. Như vậy, phép lạ đã đưa các môn đệ từ chỗ kém tin (c.26) đến nhận ra Chúa Giêsu đã hành động như Thiên Chúa tạo thành (c.27). Nhờ quyền năng ấy mà thuyền được bình yên, cũng như Giáo Hội đã xảy ra bao nhiêu biến cố lạ thường, có khi tưởng chừng như tan rả, chiếc thuyền Giáo Hội như vở vụn, thế mà vẫn được vững bền đến nay. Đó là lời hứa mà Đức Giêsu đã nói với các môn đệ “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Qua đoạn Tin mừng này, giúp chúng ta vững tin hơn vào Thiên Chúa toàn năng, chỉ có Ngài mới là hạnh phúc thật, bình an thật cho con người, dù họ đang ở giữa phong ba bão táp của cuộc đời. Lạy Chúa Giêsu, chúng con tín thác vào Ngài. Đó là không chỉ là lwoif cầu nguyện, nhưng còn là lời xác tín của ta vào Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

(Xuân Hạ, OMI)

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên_Lm Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phêrô và Phaolô_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phêrô Và Phaolô_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XIII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XIII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên_Lm Đan Vinh - HSTM

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XIII Thường Niên C: DỨT KHOÁT CHỌN LÀM MÔN ĐỆ CỦA CHÚA_ LM ĐAN VINH
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật tuần XIII Thường Niên C: TRỞ NÊN MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU_ Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên: CÁI MỚI CỦA CHÚA_Nt. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên_Lễ Thánh Tôma Tông Đồ: "TÔ MA - MẪU NGƯỜI TÍN HỮU NGÀY NAY"_Xuân Hạ, OMI
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên:LÒNG THƯƠNG XÓT_ Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên: "CHỮA NGƯỜI BẠI LIỆT"_ Lm. Dom Nguyễn Thành Tiến
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XIII Thường Niên: CON THUYỀN HỘI THÁNH_Lm. Giuse Nguyễn Quốc Huy
     PHIM THÁNH PHÊRÔ
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ: HAI CỘT TRỤ GIÁO HỘI_ Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIII Thường Niên B. Lm. Đan Vinh