Có Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội
LỜI CHÚA: Ga 3,1-8
1 Trong nhóm
Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh của người Do-thái. 2
Ông đến gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông nói với Người : “Thưa Thầy, chúng tôi biết
: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những
dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” 3 Đức Giê-su trả lời :
“Thật, tôi bảo thật ông : không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được
sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” 4 Ông Ni-cô-đê-mô thưa : “Một người đã già rồi,
làm sao có thể sinh ra được ? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ
hai để sinh ra sao ?” 5 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật ông : không ai có
thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. 6 Cái bởi xác
thịt sinh ra là xác thịt ; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. 7 Ông đừng ngạc
nhiên vì tôi đã nói : các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. 8
Gió muốn thổi đâu thì thổi ; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến
và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
SUY NIỆM
1/
Cầu nguyện để xin ơn mạnh dạn làm chứng về Chúa Phục Sinh.
Đúng ngày 21 tháng 4 năm 2019, ngày toàn thể
Giáo Hội Công giáo La mã mừng Đại lễ Phục Sinh, thì Giáo hội địa phương
Sirlanka đón nhận một cảnh tang tóc bi thảm,
khủng bố tại nhà thờ St Anthony’s ở Colombo, Sir Lanka. Sáng hôm đó khi
cộng đoàn đang tham dự mừng Đại lễ Phục Sinh. Số nạn nhân hơn 300 người chết và
500 người bị thương.
Sự khủng bố những người tin vào Đức Giêsu Phục
Sinh xem ra không chỉ có thời nay, mà cách đây 20 thế kỷ. Sách CVTĐ kể lại:
Thánh Phêrô và Thánh Gioan cũng đã từng bị bắt và cảnh cáo không được rao giảng
về Đức Giêsu Sống Lại.
Và thời nay hay thời các tông đồ, đứng trước
sự khủ bố và bắt hại, niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh không cho phép người
tín hữu đáp trả lại với những người khủng bố và bắt hại, như ăn miếng trả miếng,
mà là cầu nguyện. Sách CVTĐ kể: “Giờ đây, lạy Chúa,
xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời
Ngài với tất cả sự mạnh dạn”. Cầu
nguyện để xin Chúa nâng đỡ, cầu nguyện để xin Chúa cất những tai ương, và cầu
nguyện để thêm sự mạnh dạn là chứng.
2/ Cầu nguyện để xin ơn thánh hóa
các cấp lãnh đạo và người cuồng tín
Thứ sáu tuần Thánh, sau bài thương khó, Giáo hội có những lời cầu nguyện
cho các cấp lãnh đạo quốc gia, cho sự hiệp nhất, và cho những người vô thần, để
họ được thánh hóa và đồng hành với Giáo hội.
Tin mừng hôm nay kể lại, một vị quan chức Do Thái là ông Ni cô đê mô.
Ông là một người thiện chí, ban đêm đến gặp Chúa Giêsu. Qua lời giảng dạy của
Chúa, “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có
thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”. Cuộc sinh ra bởi nước và thần Khí không phải cuộc
sinh lại mà là cuộc biến đổi, Qua Bí tích Rửa tội, con người được Thần Khí biến
đổ và hướng dẫn, nhờ đó trở nên con người mới, sống cho sự thật, công lý và hòa
bình, là người làm chứng Chúa Giêsu Phục Sinh. Ni cô đê mô đại diện cho cấp
lãnh đạo, đại diện cho người vô thần, đại diện cho kẻ đối lập, và ông đã tin.
Trong buổi tiếp
kiến vào hôm thứ Năm 11. 4. 2019 trong 2 ngày tĩnh tâm đặc biệt dành cho các thủ
lãnh đang đối đầu nhau trong cuộc nội chiến cuả Nam Sudan, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô đã quỳ gối xuống trước các nhà lãnh tụ, và hôn giày của họ với lời cầu
xin là họ hãy tiếp tục duy trì thoả thuận ngừng chiến giữa hai phe.
“Tôi kêu xin quí
vị bằng tất cả trái tim,” Đức Giáo Hoàng nói với tổng thống Salva Kiir Mayardit
và lãnh tụ phe đối lập Riek Machar, và với đôi tay chắp lại, Ngài van xin “Hãy
duy trì hòa bình.” “Ở trước mặt toàn dân, quí vị hãy nắm tay nhau.” Có như vậy, ĐGH nói, “quí vị
mới trở thành cha đẻ cuả đất nước.”
Bà Phó tổng thống
Rebecca Nyandeng Garang cuả Nam Sudan cho biết cử chỉ cuả ĐGH đã làm cho bà thổn
thức.
“Tôi chưa bao giờ
thấy một việc như thế. Tôi đã chảy nước mắt đầm đià,”
Như thế cầu nguyện và có ơn Chúa Thánh Thần,
thì điều gì cũng có thể xẩy ra.
Lm. Tam Thái