SUY NIỆM THỨ HAI TUẦN XV THƯỜNG NIÊN
“Thầy đến
không phải để đem bình an, nhưng để để đem gươm giáo” (Mt. 10, 34).
“Gươm giáo” được hiểu ở đây không
phải là vũ khí đánh nhau về mặt thể lý, nhưng là hiểu theo khía cạnh tâm linh. Gươm
giáo ám chỉ đến nô lệ cho tội lỗi mà cắt đứt tương quan giữa con người với nhau
và giữa con người với Thiên Chúa.
Nhưng, tại sao Đức Giêsu lại cảnh
báo việc Người đến không phải đem lại cho thế gian bình an nhưng là sự chia sẽ,
hận thù và chiến tranh?
Kinh Thánh mô tả lời Thiên Chúa sắc
bén hơn cả gươm hai lưỡi mà có thể “xuyên
thấu chỗ phân cách tâm linh với cốt tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư
tưởng của lòng người” (Híp-ri 4,12). Thánh Phao-lô cũng mô tả lời của Thiên
Chúa, gươm của Thần Khí mà có sức mạnh phá tan niềm tin con người và khiến con
người lâm vào cảnh tù đày cho tội lỗi (Eph.6,16). Vì thế, sứ mạng của Chúa
Giêsu đến là nhằm giải thoát con người khỏi ách tội lỗi. Giúp con người sống xứng
đáng, hoan lạc, vui vẻ và thành công dân của nước Thiên Chúa trong tác động
Chúa Thánh Thần (Rm. 13,17).
Khi Đức Giêsu đến kêu gọi mọi người
hãy vứt bỏ lối sống cũ, giũ bỏ tội lỗi, thì con người cần phải thay đổi cách sống.
Thay đổi cách sống và lựa chọn đôi khi mang lại sự bất hoà, chia sẽ giữa con
người với nhau. Nhưng khi Người đến, con người phải có một dứt khoát lựa chọn.
Có hai cách lựa chọn: chọn Chúa dẫn đến Nước Trời; chọn thế gian mang lại sự huỷ
diệt.
Hai chọn lựa này sẽ dấn đến sự giằng
co trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Hơn bao giờ hết, là những môn đệ
Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi có một lựa chọn dứt khoát. Cụ thể trong bối cảnh
nạn dịch ngày này, lựa chọn theo Chúa còn bao hàm vượt trên mọi ràng buộc cá
nhân để sống tương quan với Thiên Chúa bằng tương quan đức ái với tha nhân. Nạn
dịch đang diễn ra vừa là một thách đố vừa là một cơ hội để mỗi người môn đệ
Chúa Giêsu tìm ra phương thế thích ứng nhất trong tinh thần chia sẻ tình thương
của Chúa và tình thương với nhau.
Bertrand
Nguyễn Thanh Hoài, C.S.F