Đức Ki-tô nói:
“Khốn cho các người,
hỡi những nhà thông luật !”
LỜI CHÚA :Lc 11, 47-54
47
"Khốn cho các người! Các người xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các
người đã giết chết các vị ấy!48 Như vậy, các người vừa chứng thực
vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các
người thì xây lăng.
49 "Vì
thế mà Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã phán: "Ta sẽ sai Ngôn Sứ và Tông
Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia.50 Như
vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập
địa,51 từ máu ông A-ben đến máu ông Da-ca-ri-a, người đã bị giết
giữa bàn thờ và Thánh Điện. Phải, tôi nói cho các người biết: thế hệ này sẽ bị
đòi nợ máu.
52
"Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa
khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người
lại ngăn cản."
53 Khi Đức
Giê-su ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người
ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện,54 gài bẫy để xem có bắt
được Người nói điều gì sai chăng.
SUY NIỆM
1. Những nhà thông luật
Trong bài Tin Mừng
hôm nay và hôm qua, theo Mùa Phụng Vụ Thường Niên, Đức Giê-su nói tới sáu lần
“Khốn cho các người!”: ba lần đầu nhắm đến những người Pha-ri-sêu (bài Tin Mừng
hôm qua).
Lẽ ra Chúa dừng
lại đây, nhưng những thầy thông luật
cũng nghe thấy, và cảm thấy bị đụng chạm; vì thế, họ lên tiếng: “Thưa thầy,
thầy nói như thế là nhục mạ cả chúng tôi nữa”. Nhân đó, Đức Giê-su nói thêm ba lần nữa: “Khốn cho các
người, hỡi những nhà thông luật…”. Chúng ta đã nghe lần thứ nhất, trong bài Tin
Mừng hôm qua, dành cho các nhà thông luật:
Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các
người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các
người, thì dù một ngón tay cũng không động vào. (c. 46)
Trong bài Tin Mừng
hôm nay, Đức Giê-su nói hai lần “khốn cho” còn lại.
Khốn cho các người! Các
người xây lăng cho các ngôn sứ,
nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy!(c. 47)
Khốn cho các người, hỡi
những nhà thông luật!
Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết:\các người đã không vào, mà
những kẻ muốn vào,các người lại ngăn cản.(c. 52)
a. Những người
kinh sư và những người Pha-ri-sêu
tôn vinh các ngôn sứ và những người công chính, bằng cách xây lăng mộ cho các
vị. Ngang qua hành động này, họ mặc nhiên nhìn nhận sai lầm của tổ tiên: “Các người vừa chứng thực vừa tán thành việc
làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng”
(c. 48).
Tuy nhiên, trong
thực tế, họ cứ hành động giống như tổ tiên, khi bách hại các ngôn sứ của thời
đại mình, ngôn sứ Gioan Tẩy Giả, và Ngôn Sứ của mọi ngôn sứ, là chính Đức
Giê-su. Như thế, họ không còn là “con cháu của tổ tiên Israel” theo nghĩa cao
quí nhất, nhưng là con cháu của những kẻ giết người!
Khi Đức Giê-su ra khỏi đó,
các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi
Người về nhiều chuyện, gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng.(c. 53-54)
Họ căm giận, vặn hỏi, gài bẫy để tìm cách bắt bẻ và
tố cáo Đức Giê-su; chuyển động đen tối này sẽ đi đến cùng trong hành động loại
trừ Người trong cuộc Thương Khó.
b. Họ là “những nhà thông luật”, chắc chắn họ hiểu
rằng, Luật được đặt ra khởi đi từ đâu và hướng về đầu. Thật vậy, trong sáng
tạo, trong lịch sử cứu độ, và cũng tương tự như thế trong cuộc đời của mỗi
người chúng ta, ơn huệ và tình yêu
luôn luôn đi trước Lề Luật. Và Lề Luật được ban chính là để chúng ta ở lại
trong tương quan ơn huệ và tình yêu, và hướng về tương quan ơn huệ và tình yêu,
với lòng biết ơn ngang qua việc tuân giữ Lề Luật.
Tương quan à
ơn huệ và tình yêu
|
LỀ
LUẬT
|
à Tương quan
ơn huệ và tình yêu
|
Tuy nhiên, “những nhà thông luật” lại hành động theo cách của Satan,
khi dùng Lề Luật như phương tiện để tự tạo lập sự công chính, nghĩa là tạo lập
“vẻ bề ngoài” hay để xét đoán, lên án và “giết người” (x. Rm 7, 7-13). Ở mức độ
nào đó, chúng ta cũng hãy để cho mình được đánh động bởi những lời này của Đức
Giê-su, và nhất là cũng cảm thấy bị đụng chạm và bị chất vấn ! Bỡi lẽ, ở mọi
nơi và mọi thời, đều có “những người
thông luật” và hành động như “những người thông luật”, mà Đức Giê-su chấn
vấn; và theo nghĩa rộng, ai cũng là “người thông luật”, vì người ta không thể
sống mà không biết và giữ luật. Hơn nữa, trong cách huấn luyện, đời sống dâng
hiến hay đời sống hôn nhân, chúng ta thường ưu tiên dạy lề luật, nhìn nhau, xét
đoán và thậm chí “giết người”, nhau dựa trên Lề Luật!
* * *
Vì thế, chúng ta được mời gọi nhận ra và ghi nhớ ơn
huệ Thiên Chúa ban để hiểu đúng Lề Luật, và để sống Lề Luật như Lời dặn dò yêu
thương, như cách thức để diễn tả lòng tín thác nơi sự Quan Phòng của Chúa, tình
yêu chúng ta dành cho Chúa, và như lời tạ ơn và ca tụng.
Thánh Phao-lô nói: “Không có gì tách được chúng ta
ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta”
(Rm 8, 39). Và Đức Ki-tô đã thể hiện “tình yêu đến cùng” của Thiên Chúa dành
cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể, mà chúng ta cử hành mỗi ngày, để công cố
mầu nhiệm Vượt Qua của Người: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết
và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.
Quên ơn huệ và tình yêu Thiên Chúa, hay nói cách
khác, khi bị cắt đứt khỏi nguồn gốc và cùng đích, là ơn huệ và tình yêu Thiên
Chúa, Lề Luật chỉ còn là chữ viết và sẽ trở thành tai họa, tai họa cho sự sống,
nghĩa là cho tương quan của con người với nhau, trong gia đình, cộng đoàn,
nhóm, Giáo Hội, xã hội. Đó là điều Con Rắn, hình ảnh của sự dữ, muốn con người
sa vào ngay từ nguồn gốc sự sống (x. St 3, 1-7).
2.
Sự Dữ và Lề Luật
Con Rắn
(và những người
hành động như Con Rắn,
ý thức hay không ý
thức)
ê
Thiên Chúa, là Cha nhân hậu
↑↓
Con người, là con Thiên Chúa, là anh chị của nhau
|
Khởi đầu
(Hình ảnh Thiên Chúa được ghi khắc ở trong tim)
|
=>
|
Lề
Luật
ở mức độ chữ viết
(Mười
Điều Răn và mọi Lề Luật ở mọi nơi và mọi thời)
|
=> Cùng đích
sự sống/sự sống
chung/
sự sống trong Giao Ước
|
ê
- Dựa vào Lề Luật
để dò xét và kết án (hay tự kết án)
- Rình rập, gài
bẫy; vu cáo, kết án
- Gieo nộc độc
quên ơn, nghi ngờ, ghen tị, ham muốn, làm cho vi phạm và tự kết an.
Dùng Luật như phương tiện, Con Rắn
(Satan, Sự Dữ, Tội) gieo vào “tai” con người nọc độc quên ơn, nghi ngờ Thiên
Chúa, ham muốn, ghen tị và cuối cùng là vi phạm; hậu quả là chết
trong tương quan với mình, với Thiên Chúa và với người khác; điều này đúng ở
tất cả bình diện: tôn giáo, đời tu, gia đình, xã hội. Những người thuộc về
Satan cũng dùng Luật như phương tiện để hại người khác. Chính vì thế, thánh Phao-lô nói : « Thành
thử điều răn lẽ ra phải đưa đến sự sống, lại dẫn tôi đến chỗ chết » (Rm 7,
10). Ngoài
ra, Con Rắn còn dựa vào Lề Luật để rình rập, gài bẫy, vu cáo, lên án.
Trong cuộc sống, hầu như hằng
ngày chúng ta nghe đến chán chê qua báo chí, các bài diễn văn hay các bài
giảng, vô vàn những lời lên án mọi lỗi lầm của người khác, của xã hội và thậm
chí của cả loài người! Hành động này là đúng : vì có luật, có vi phạm, thì
phải dựa vào luật mà tố cáo, kết án và thi hành án phạt. Nhưng phải chăng Luật
được lập ra với chức năng chính yếu là được dùng để tố cáo và kết án
nhau ? Hơn nữa, kết án nhân danh Lề Luật, theo mặc khải Kinh Thánh, lại là
hành động đặc trưng của Satan ! Và đó chính là trường hợp “nguy khốn” của các nhà thông luật.
a. Họ giữ luật chỉ
ở bình diện chữ viết, chứ không hướng tới cùng đích khởi đi từ nguồn gốc, nên
tất yếu sẽ thấy nặng nề. Nặng nề, nên họ không tuân giữ, nhưng lại buộc người
khác phải tuân giữ. Như Đức Giê-su nói rõ: “Các người chất trên vai kẻ khác
những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay
cũng không động vào” (Lc 11, 46).
b. Họ giữ luật chỉ
ở bình diện chữ viết, chứ không hướng tới cùng đích khởi đi từ nguồn gốc, nên
tất yếu họ sẽ dùng lề luật làm phương tiện hại người. Đó là cung cách ứng xử
của cha ông họ và của chính họ: “Khi Đức Giê-su ra khỏi đó, các kinh sư và các
người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều
chuyện, gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng”. Thực vậy, chính
Đức Giê-su sẽ là nạn nhân tuyệt đối của hành vi kết án nhân danh Lề Luật, bởi
vì Ngài là Con Chiên Vô Tôi tuyệt đối: « Chúng tôi có Lề Luật ; và
chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết » (Ga 19, 7)[1].
c. Họ là những là
thông luật, nên chắc chắn họ có được “chìa khóa hiểu biết”, đó là biết được
nguồn gốc và cùng đích của Lề Luật; nhưng trong lòng họ có một lựa chọn khác,
lựa chọn hành động dò xét, gài bẫy, tố cáo, lên án và giết chết. Từ đó, nhân
danh chính Lề Luật, họ ngăn cản thậm chí bách hại người khác sống theo sự
thiện. Điều này đặt tới cực điểm nơi cách họ đối xử với Đức Giê-su trong cuộc
Thương Khó.
* * *
Vì thế, Đức Giêsu
mời gọi chúng ta giữ Lề Luật, không chỉ ở bề ngoài, nghĩa là ở mức độ hành vi
có thể quan sát được, nhưng giữ Luật Lề khởi đi từ chốn vô hình không ai thấy
được: đó là con tim của chúng ta, là cõi lòng chúng ta, là chốn thâm sâu nhất
của chúng ta. Và như thế mới là giữ Lề Luật một cách đích thật, mới là sống Lề
Luật trong sự thật, mới là “hoàn tất Lề Luật”. Hoàn tất lề luật theo Đức Kitô,
không phải là giữ luật thật chặt chẽ hết mức, nhưng là sống tối đa theo năng
động của tình yêu Thiên Chúa, có ở nơi sâu thẳm của chúng ta, vì chúng ta được
dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.
Như thế, sự công
chính đích thực mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống, không hệ ở việc giữ luật
thật chi li và chính xác theo chữ viết, bởi vì nơi của sự công chính đúng hơn
nằm ở trung tâm vô hình sâu thẳm của con người. Chính con người cũng chẳng đạt
tới đó được nếu chỉ với nỗ lực riêng của mình. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới
“thanh tẩy” được chốn thâm sâu đó của con người mà thôi.
Nhưng nào ai nhận định được các lầm lỗi của mình ?
Xin thanh tẩy con khỏi những lầm lỗi vuột
khỏi con.(Tv
19, 13)
Một cách tận cùng, lời của Đức
Giêsu mời gọi chúng ta đi đến tâm tình khiêm tốn, khiêm tốn với Thiên Chúa,
khiêm tốn với người khác và khiêm tốn với chính mình.
3. Thập Giá và Lề Luật
Vì thế, chúng ta còn được mời gọi nhìn lên cây giá gỗ, vốn là một dụng
cụ thi hành công lí của Lề Luật, trên đó Đức Giêsu chịu đóng đinh. Thập giá là
hình phạt tiêu biểu mà Lề Luật dành cho người phạm trọng tội. Do đó, thập giá
là biểu tượng cho công lí của con người. Thế mà, người chịu đóng đinh là chính
Đức Giê-su, Đấng hoàn toàn vô tội, Đấng công chính hoàn hảo. Chính vì thế, sự
công chính của con người chỉ là giả tạo, gian dối và chỉ có vẻ bề ngoài.
Nơi Thập Gía, Đức Kitô muốn
giải thoát chúng ta một cách chính xác khỏi sự công chính, đến từ chính chúng
ta, dựa vào việc giữ Luật; bởi vì sự công chính này, xét cho cùng chỉ có vẻ bề
ngoài, không đụng chạm và không thể đụng chạm đến chốn sâu thẳm và thầm kín của
đời người và của nội tâm. Và Ngài muốn trao ban cho chúng ta sự công
chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa. Như thánh
Phao-lô đã xác tín trong thư gởi Tín Hữu Ga-lát mà Giáo Hội cho chúng ta nghe
lại trong những ngày vừa qua:
Tuy nhiên, vì biết rằng
con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ
tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Ki-tô Giê-su, để được
nên công chính, nhờ tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật
dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật
dạy.(Gal 2, 16)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc