Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Phục Sinh

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh

PHỤC SINH GIẢI PHÓNG NIỀM HY VỌNG

 thứ 4 Phục sinh.jpg

Lời Chúa: Lc 24:13-35

 13 Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. 14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. 15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ.

16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. 17 Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? " Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. 18 Một trong hai người tên là Cleopas trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." 19 Đức Giê-su hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. 20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. 21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. 22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, 23 không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. 24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy." 25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! 26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. 28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. 29 Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. 30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 32 Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?" 33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn."

35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

Suy Niệm

   Có thể nói, biến cố Đức Giêsu chết và được mai táng trong mồ, đã làm chết theo bao nhiêu những hy vọng của những người theo Đức Giêsu, tảng đá lấp cửa mồ Đức Giêsu nặng bao nhiều thì tảng đá thất vọng cũng đề nặng các môn đệ bấy nhiêu, đó là tâm trạng mà chúng ta có thể hiểu được nơi các môn đệ. Vì thế, biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu là một sự giải phóng.

1. Phục Sinh giải phóng thất vọng

   Hình ảnh thất vọng, chán trường, mệt mỏi chúng ta có thể thấy nơi hai môn đệ trên đường trở về làng Emmau. Họ trở về trong tâm trạng sụp đổ một tương lai, họ trở về trong một tâm trạng của một kẻ mất hết niềm tin và hy vọng, đến độ người khách bộ hành có thể nhận ra: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? " Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một trong hai người tên là Cleopas trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Và khi được hỏi, hai ông bật ra ngay: "chuyện ông Giêsu thành Nazaret", bởi vì đối với các ông, Đức Giêsu đã đi vào cuộc sống của họ, là tương lại và hy vọng của họ, và chính hai ông cũng thú nhận: "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en". Trước hình ảnh thất vọng của hai môn đệ, Đức Giêsu đã đốt lên trong hai ông ngọn lửa niềm tin và hy vọng, Người từng bước cách nghĩa Kinh thánh đã chỉ về Người, và sau cùng qua nghi thức bẻ bánh, các ông đã nhận ra dung mạo Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, chính Người đã giải phóng cho các ông niềm hy vọng, niềm vui mà tảng đá cửa mồ đã đè nặng trên tâm hồn các ông.

2. Phục Sinh giải phóng khỏi tật nguyền.

   Một người mất niềm tin, mất hy vọng trong cuộc sống, cũng đồng nghĩa người đó trở nên tật nguyền về thể xác và tâm hồn. Cuộc sống của họ trở nên lê lết cũng giống như người thanh niên trong bài đọc một: "người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày họ đặt anh ta bên cửa Đền Thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào Đền Thờ bố thí". Cuộc sống trong xã hội hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều những mảnh đời như vậy. Chúng ta giúp cho họ cái ăn, cái mặc chỉ làm kéo dài cuộc sống đau khổ của họ thêm dài ra, nếu chúng ta không giúp tận căn của sự đau khổ là mang lại cho họ động lực vươn lên. Phêrô và Gioan đã giải quyết vấn nạn này bằng sự can đảm tài tình bằng cách: "Hai ông nhìn thẳng vào anh, và ông Phê-rô nói: "Anh nhìn chúng tôi đây!" Anh ta chăm chú nhìn hai ông, tưởng rằng sẽ được cái gì.  Bấy giờ ông Phê-rô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi!" Phêrô nói lên điều đó không phải có ý cho người bất toại nhìn thấy con người thần thánh của ông, cho bằng để anh thấy được con người trước đây đã từng mất hy vọng, mất niền tin, con người yếu nhược và sợ sệt, nhưng nay được hiên ngang như vậy chính là niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, và hơn hết cái Phêrô muốn thông chia với anh giờ đây con quý hơn vàng bạc trần gian là: "nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi". Và sách CVTĐ kể lại: "Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp.  Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa". Vâng niềm tin Đức Giêsu Phục Sinh đã chữa anh khỏi tật nguyền phần xác và tâm hồn. Giờ đây anh có thể nhảy nhót, ca tụng Thiên Chúa và đi theo các ngài.

   Phụng vụ thứ tư trong tuần bát nhật Phục Sinh hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta được Đức Giêsu Phục Sinh giải phóng thất vọng và nghi ngại, khỏi mọi tật nguyền phần xác và tâm hồn, để mỗi người chúng ta trở nên một con người mới với trọn niềm vui.

Tam Thái

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Tuần VII Phục Sinh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh_ Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh-Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Phục Sinh Năm C- LM ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm B-LM. ĐAN VINH HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm B- Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh- Lm. Giuse Quốc Huy
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh -Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Lm. J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh- Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VII Phục Sinh- LM ĐAN VINH - HHTM