Suy Niệm
Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh
CẦU XIN ƠN HIỆP NHẤT
Lời Chúa: Ga 17, 20-26
(20) Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những
ai
nhờ lời họ mà tin vào
con,
(21) để tất cả nên một,
như, lạy Cha, Cha ở
trong con và con ở trong Cha
để họ cũng ở trong
chúng ta.
Như vậy, thế gian sẽ
tin rằng
Cha đã sai con.
(22) Phần con, con đã ban cho họ vinh quang
mà Cha đã ban cho
con,
để họ được nên một
như chúng ta là một:
(23) Con ở trong họ và Cha ở trong con,
để họ được hoàn toàn
nên một;
như vậy, thế gian sẽ
nhận biết
là chính Cha đã sai
con
và đã yêu thương họ
như đã yêu thương
con.
(24) Lạy Cha,
con muốn rằng con ở
đâu,
thì những người Cha
đã ban cho con
cũng ở đó với con,
để họ chiêm ngưỡng
vinh quang của con,
vinh quang mà Cha đã
ban cho con,
vì Cha đã yêu thương
con
trước khi thế gian
được tạo thành.
(25) Lạy Cha là Ðấng công chính,
thế gian đã không
biết Cha,
nhưng con, con đã
biết Cha,
và những người này đã
biết
là chính Cha đã sai
con.
(26) Con đã cho họ biết danh Cha,
và sẽ còn cho họ biết
nữa,
để tình Cha đã yêu
thương con, ở trong họ,
và con cũng ở trong
họ nữa".
Suy Niệm:
Trong Kinh thánh, Chúa Giêsu đã từng
cầu nguyện cho sự hiệp nhất như cảnh gà mẹ túc con dưới cánh (x. Mt 23, 27),
như bầy chiên một chủ chiên (x. Ga 10, 16), như hình ảnh cây nho (x. Ga 15, 1).
Thánh Phaolô còn nói tất cả chúng ta là một như cùng một thân xác có nhiều chi
thể tuy khác nhau (x. Eph 2,14-18). Chúng ta là những viên đá sống động trong
một đền thờ duy nhất của Thiên Chúa (x. Eph 2, 19-22).
Một trong những mong ước tha thiết nhất
của Chúa Giêsu trước khi xa rời các kẻ thuộc về Ngài, đó là họ hiệp nhất nên
một với nhau. Ngài biết rõ sự hiệp nhất có một giá trị và một hiệu năng truyền
giáo đặc biệt. Sở dĩ thế, vì Thiên Chúa và Nước Trời là những mầu nhiệm, những
thực tại vô hình người ta không dễ gì tin, bởi mắt phàm không thấy. Trái lại,
khi nhìn thấy đời sống yêu thương, hiệp nhất của các tín hữu, người ta sẽ dễ
nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa và của Nước Trời.
Chúa Giêsu tha thiết muốn rằng sự hợp
nhất đó phải được như sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa Ba Ngôi “Như Cha ở trong con
và Con ở trong Cha”. Như vậy sự hiệp nhất không thể là giả tạo như sự hiệp nhất
của hai cây gậy buộc lại làm một với nhau thành một. Cũng không phải như hai
người bạn đi đường cùng nhau, cùng một mục đích, cùng một mối lợi, nhưng là
nhắm lợi riêng cho mình. Cho nên cái cần bắt chước Ba Ngôi đó là Tình yêu giữa
Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vậy cái gì làm nên một thân cây là cùng
một nhựa sống thì cái làm nên sự hiệp nhất trong Giáo hội là tình yêu. “Người
ta cứ dấu này nhận ra anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau” (Ga
13, 35). Yêu thương nhau đó là dấu hiệu của sự hiệp nhất. Hiệp nhất là dấu hiệu
để người khác nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Vậy thì điều kiện tiên quyết của
sự hiệp nhất là Tình yêu. Nhưng phải là thứ tình yêu của Thiên Chúa, bắt nguồn
từ Thiên Chúa, phải có Chúa ở giữa làm giềng mối cho mọi sinh hoạt thì mới nên
một được.
Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã diễn tả
sâu sắc về giá trị tông đồ của sự hiệp nhất, ngài nói: "Lời di chúc thiêng
liêng của Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rằng sự hiệp nhất giữa các môn đệ không
những là bằng chứng chúng ta là môn đệ Ngài, nhưng còn là bằng chứng Ngài được
Chúa Cha sai đến và đó cũng là trắc nghiệm về sự đáng tin của các kitô hữu và
của chính Đức Kitô".
Có hiệp nhất với nhau, các kẻ tin mới
tỏ ra mình không phải là những con người bị chia rẽ bởi những tranh chấp, nhưng
là những con người trưởng thành trong đức tin, có khả năng gặp gỡ nhau nhờ việc
cùng tìm kiếm chân lý cách chân thành và vô vị lợi. Như thế, sự hiệp nhất chứng
tỏ chúng ta là môn đệ Chúa, chứng tỏ chúng ta là những con người trưởng thành,
và đó là lý do thu hút người ngoài để họ dễ tin vào lời chứng của chúng ta.
CẦU
NGUYỆN
Lạy
Chúa, xin ban thêm cho chúng con tình yêu của Chúa, để chúng con yêu mến Chúa,
yêu mến Hội Thánh, yêu mến nhau hơn, và để qua đời sống yêu thương đó, mọi người
nhận biết chúng con đang sống hiệp nhất trong tình yêu của Chúa, và chúng con xứng
đáng là môn đệ của Chúa. Amen.
Lm. J.P