Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 1

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần I Năm A

Mối Liên Hệ Với Thiên Chúa

thu 4 tuan 1.jpg

Lời Chúa: Mc 1:29-39.

29 Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.

30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà.

31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.

32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.

33 Cả thành xúm lại trước cửa.

34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.

35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.

36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm.

37 Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy! "

38 Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó."

39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.

 Suy Niệm  

   Là thân phận kiếp người, lẽ ra chúng ta chẳng đáng được Thiên Chúa liên hệ với chúng ta, thế nhưng chúng ta được vinh dự này, là bởi sáng kiến và ân phúc từ ở nơi Thiên Chúa, Ngài đã mặc lấy xác phàm như chúng ta, hầu chúng ta trở nên giống Ngài. Vì lẽ ấy, phụng vụ bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy ân phúc vì được sống trong mối liên hệ thâm giao với Thiên Chúa như thế nào.

1/ Thiên Chúa trở nên như chúng ta về mọi phương diện

      Vào thời trung cổ, thế giới Hy lạp là một thế giới đa thần và giải thích những bí nhiệm qua những câu truyện đầy tích huyền thoại. Người Hy lạp phân biệt thế giới thân linh và trần tục là hai thế giới khác biệt. Thần linh thì linh thiêng, trần tục thì tội lỗi. Vì thế người Hy lạp khó có thể chấp nhận một Thiên Chúa lại có thể làm người, và một Thiên Chúa đau khổ, ngoại trừ Thiên Chúa đó bị đày đọa nơi hạ giới. Theo Logic biện chứng, thần linh thì  vô thể (không có thể xác), còn con người là hữu thể (có thể xác). Có thể xác thì có giới hạn, mà có giới hạn thì không phải thần linh. Từ đó đưa ra hệ lụy: có thể xác thì có đau khổ, mà có đau khổ thì không phải là thần linh. Thuyết khắc kỷ coi thân xác là nhà tù linh hồn. Vì thế rất khó giải thích Mầu Nhiệm Nhập Thể cho cộng đoàn Hy Lạp.

   Vậy để giải quyết vấn nạn này, tác giả thư Do Thái trong bài đọc một, đã dùng những động từ và những hình ảnh rất cụ thể để diễn tả Thiên Chúa trở nên giống chúng ta về mọi phương diện như thế nào.

   Chúa Giêsu cùng mang lấy huyết nhục, Tiêu diệt sự chết. Giải thoát khỏi sợ hãi. Giúp đỡ con cháu Apraham. Trở nên giống anh em. Trải qua đau khổ và thử thách. Vì thế Ngài trở nên xứng đáng vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc tôn thờ Thiên Chúa và đền tội cho dân. Như thế, tác giả thư Dothái nhận ra sự cần thiết của việc Chúa Giêsu phải trở nên con người về mọi phương diện, ngọai trừ tội lỗi, hầu có thể Cứu chuộc nhân loại.

2/ Thiên Chúa Cảm Thông với chúng ta về mọi phương diện

   Chúa Giêsu đã trở nên giống chúng ta về mọi phương diện, đồng thời Ngài cũng cảm thông với chúng ta về mọi phương diện. Trong bài Tin mừng, thánh sử Mác cô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cảm thông với thân phận kiếp người của nhân loại, Ngài đã dong duổi nơi những con phố, góc đường làng, và không ngại đến tận tư gia để chữa trị, săn sóc và bài trừ ma quỷ. Điểm nhấn của Trang Tin mừng hôm nay mà Thánh sử Máccô muốn cho độc giải của mình là hấp thụ được sự cảm thông của Chúa, sống như Chúa. Rời khỏi hội đường, Chúa Giêsu bắt đầu làm những gì Ngài đã giảng, đã dạy, là chữa bà nhạc mẫu Phêrô khỏi cảm sốt, chữa những người bệnh tật, quý ám . . . và sáng sớm lúc mặt trời còn tối mịt, Ngài đã dậy đi ra nơi hoang vắng để cầu nguyện. Phải chăng Ngài đang nói vớ chúng ta rằng. Những điều chúng ta sẽ làm phải khởi đi từ những điều chúng ta đã cầu nguyện, và những điều chúng ta đã làm phải được kết thúc trong sự soi chiếu vào Chúa Cha. Có như thế việc làm của chúng ta mới có lửa, mới có lực dẩy, trái tim chúng ta mới sắc bén nhận ra những nhu cầu của anh em mình, cảm thông trên mọi phương diện và giúp chúng ta trở nên khiêm hạ.

Tam Thái.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần I Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần I Mùa Thường Niên_Lm Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Lời Chúa Thứ Bảy Tuần I - Mùa Thường Niên
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần I Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần I Mùa Thường Niên _Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần I Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần I Mùa Thường Niên_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần I Thường Niên _Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần I Thường Niên C_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ bảy Tuần I Thường Niên - Lm.J.P

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần I Thường Niên_Nt. Maria Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bẩy Tuần I Thường Niên: CHÚA GIÊSU KÊU GỌI NGƯỜI TỘI LỖI_ Nt. Maria Phạm Thị Hoa
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu tuần I Thường Niên Năm C: "ƠN THA THỨ"_Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần I Thường Niên C: "Nếu Ngài muốn"_Lm. Giuse Trần Quốc Thắng
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần I Thường Niên: "MỘT NGÀY CỦA CHÚA"_Nt. Maria Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần I Thường Niên Năm C: "Sức Mạnh Siêu Phàm"_Lm. Peter Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB
     Suy niệm Tin mừng thứ Bảy tuần I thường B: THEO THẦY. Nt. Maria Phương Trâm, Đa Minh Đức Mẹ Mân Côi
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần I Thường Niên. Lm. Phaolô Nguyễn Nguyên
     Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 08/01-14/01/2015: Câu Chuyện Lời Khen của nhà văn Nguyễn Tầm Thường
     Lời Chúa Thứ Năm Tuần I Thường Niên: HÃY NÊN SẠCH. Nt. Maria Anh Thư, OP