Suy Niệm
Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIV Thường Niên
Chủ Quan, Phiến Diện
Lời Chúa:
Lc 7,31-
35
(31) Vậy tôi phải ví người
thế hệ này với ai? Họ giống ai? (32) Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài
chợ gọi nhau mà nói: "Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy
múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không khóc than".
(33) Thật vậy, ông Gioan
Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: "Ông ta bị
quỷ ám". (34) Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các
ông lại bảo: "Ðây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội
lỗi". (35) Nhưng Ðức Khôn Ngoan đã được tất cả con cái mình
biện minh cho".
Suy niệm
Lúc
11 tuổi, đứa bé thường bảo rằng: “Cha mẹ của tôi rất vĩ đại. Không có gì mà cha
mẹ của tôi không biết. Không có gì mà họ không làm được.
Lên
16 tuổi nó nói: “Cha mẹ của tôi không vĩ đại
như tôi tưởng, không phải cái gì họ cũng biết hoặc cũng có thể làm
Ba
năm sau, nghĩa là khi lên 19 tuổi, học Đại học, nó phát biểu: “Cha mẹ tôi thường
cho rằng họ đúng, kỳ thực, kiến thức của họ so với kiến thức của tôi thì thua
kém xa”.
Sau
khi lập gia đình, nó được 24 tuổi, tốt nghiệp đại học, nó phát biểu: “Cha mẹ
tôi không hiểu tuổi trẻ; thanh niên thì tiến bộ, còn họ lại bảo thủ
Năm
30 tuổi, có con cái, nó khám phá ra chân lý sau: “Ớ nhiều sự việc, cha mẹ thường
có lý!”
Đến
lúc nó được 50 tuổi, khi cha mẹ nó đều đã qua đời, nó không cầm được lòng và
tuyên bố: “Cha mẹ tôi đúng là những nhân vật tuyệt vời! Họ có đầu óc rất minh mẫn,
xử sự rất hợp lý, hợp thời. Cha mẹ ơi, cha mẹ là các vị thần!”.
Quả
thật, đứa con chỉ cảm nhận thật sự tình thương của cha mẹ là khi nó đã già. Lý
do là đứa con chỉ nhìn vấn đề một cách chủ quan, phiến điện theo từng giai đoạn
riêng rẽ mà chẳng hiểu toàn thể cuộc đời cha mẹ là tình thương.
Sống
trong một thế giới đầy màu sắc và ánh sáng thì ai cũng lo đề phòng chứng tật mù
loà. Ai lại không xót thương và chắc ẩn. Mắc phải mù lòa, con người cảm thấy
như mất nửa cuộc đời. Không những mất niềm vui do cái nhìn mang lại, họ còn chịu
bao nhiêu thiệt thòi khi không cảm nhận đươc những sự việc xảy ra chung quanh.
Tuy
nhiên, bệnh mù loà vẫn chưa nguy hiểm cho bằng căn bệnh của người Do Thái như
được nói đến trong bài Tin mừng hôm nay, đó là tâm trạng chủ quan và cái nhìn
phiến diện. Bởi vì nếu người mù biết mình tối, họ sẽ cố
gắng hiểu sự vật trước mắt bằng những giác quan khác; còn người chủ quan, phiến
diện sẽ muôn đời tăm tối trước chân lý, chỉ nhìn được một khía cạnh của chân lý,
họ tưởng mình đã đạt tới chân lý, để rồi cứ thế trở thành cố chấp.
Gioan
Tẩy giả đến rao giảng sám hối, Ngài không ăn uống thì bị gán cho là người bị quỉ
ám; Chúa Giêsu đến, Ngài hòa nhập với mọi người, ăn uống bình thường thì bị chê
bai là người mê ăn uống, bạn bè với quân thu thuế và tội lỗi.
Chỉ
hiểu ơn cứu độ theo quan điểm riêng, chỉ hiểu Đấng Mêssia theo cái nhìn phiến
diện, người Do Thái đã khép lòng mình nên không đón nhận được ơn cứu độ. ơn cứu
độ đến và qua đi mà họ chẳng có cơ may nhận ra và đón tiếp.
Trong
Giáo hội hôm nay cũng không thể thiếu trường hợp mắc phải căn bệnh của người Do
Thái xưa. Chúa Ki tô được phô bày trong Kinh Thánh, qua Phụng vụ, thế mà người
ta lại giới hạn Ngài trong cái nhìn của họ, hợp với chủ trương của họ, và nếu
có ai tin thờ một Chúa Kitô đi ngược với quan điểm của họ, thì họ sẩn sàng phủ
nhận, kết án, bôi nhọ.
Các
bạn thân mến,
Trong cuộc
sống trần thế này, chúng ta xin Chúa cho chúng ta biết vượt khỏi thiên kiến chủ
quan và những ràng buộc của quyền lợi để đón gặp Chúa qua từng biến cô' cuộc đời
và nơi mỗi người anh chị em của chúng ta.
Lm. Phêrô Nguyễn
Bùi Quốc Khánh
(trích trong tập Câu chuyện Đức
Giêsu hôm qua và hôm nay, trang 85-86)