Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 24

Suy Niệm Thứ Bảy Tuần XXIV Thường Niên C

SỰ KỲ DIỆU NƠI HẠT GIỐNG

1 khoe khoang.jpg

Bài đọc: I Cor 15:35-37, 42-49; Lk 8:4-15.

1/ Bài đọc I: (1 Cr 15:35-49)

Nhưng có người sẽ nói: kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.

Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.

Như có lời đã chép: con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

2/ Phúc Âm: (Lk 8:4-15)

Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: "Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm". Nói xong, Người hô lên rằng: "Ai có tai nghe thì nghe."

Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. Người đáp: "Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.”

Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt là những kẻ nghe Lời Chúa với một tâm lòng tốt lành và quảng đại, giữ Lời Chúa trong lòng, và kiên nhẫn sinh hoa kết quả.

Suy Niệm:  

Phụng vụ hôm nay không lấy hình ảnh người gieo giống làm khuân mẫu, vì xét cho cùng người gieo giống vẫn bất cẩn trong khi gieo. Nhưng ý chính của Lời Chúa hôm nay chính là sự kỳ diệu nơi hạt giống, để ngang qua đó, Chúa Giêsu muốn gởi sứ điệp: Lời của Ngài cũng có sức kỳ diệu nơi tâm hồn mỗi người như vậy. Sự kỳ diệu ấy thể hiện như sau.

1/ Sự biến đổi.

Bối cảnh bài Tin mừng: "Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su". Đứng trước đám đông nhiều thành phần như vậy, Chúa Giêsu hiểu thấu được từng tâm trạng, từng con tim mỗi người, có người theo Chúa với ý ngay lành, có kẻ theo Chúa với mục đích tư lợi, và theo các nhà chú giải, có lẽ lúc đó Chúa Giêsu và đám đông đang đi ngang qua cánh đồng, và tất cả đều thấy hình ảnh người gieo giống, nhân cơ hội đó, Chúa Giêsu dạy cho họ dụ ngôn hạt giống, để nhắn gởi cho họ sứ điệp: Đi theo Chúa không phải ỷ lại vào Chúa, nhưng lời Chúa chỉ có hiệu quả khi chúng ta biết đón nhận, và như hạt giống, nó có sức biến đổi thật kỳ diệu. Bản thân hạt giống muốn để được lâu, người nông dân phải phơi thật khó tránh bị mối mọt, hạt giống lăn lóc khô cứng không có sức sống, nhưng khi được gieo trồng, thì từ sự khô cứng lăn lóc, nó sẽ phát triển thành sự sống, biến thể thành một dạng khác, và thậm chí người nông dân thấy được nó lớn lên hằng ngày, và kết quả là sự đơm bông kết hạt, đó là sự kỳ diệu. Vì thế những người theo Chúa phải nhận ra được sự cao quý của lời Chúa mang lại, những thực tại thiêng liêng và những thực tại đời sau, hơn là những thực tại đời này như: may mắn, sung túc  . . . Chính vì lẽ ấy, thánh Phaolô nói trong bài đọc một khi giải thích về sự sống lại: "Nhưng có người sẽ nói: kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí". Cho nên theo Chúa, không phải để toại nguyện những điều mình muốn, nhưng tiên vàn là để toại nguyện những gì Chúa muốn, đó là sự sống vĩnh cửu. Và như vậy, chúng ta không khó hiểu tại sao Chúa nói: "Ai có tai nghe thì nghe." hay câu: "Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.” Để đám đông theo Ngài sẽ bị thanh lọc, và những kẻ theo Ngài vì mưu cầu thế gian sẽ bị loại bỏ.

2/ Để cho hạt giống được biến đổi.

Qua lời giải thích của Chúa Giêsu, nơi hạt giống sinh trưởng và mang lại bội thu chính là mảnh đất tốt. Ông cha ta dạy rằng: "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống". Hạt giống đóng vai trò thứ tư và cũng là vai trò cuối cùng. Như thế, Lời Chúa là lời hằng sống, lời linh nghiệm, nhưng nếu không có sự cộng tác của người lãnh nhận, thì vẫn không mang lại kết quả.

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIV Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Thứ Sáu Tuần XXIV Thường Niên_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     ¬Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIV Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXIV Thường Niên Năm C_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm C_Lm Đan Vinh – HSTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIV Thường niên - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIV Thường niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIV Thường Niên Năm C_Lm. Phaolô NGUYỄN NGUYÊN
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIV Quanh Năm_ LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ_ Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXIV Thường Niên C: LÒNG TIN MẠNH MẼ_ Nt. Maria Anh Thư, OP
     CHỦ NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN_ Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXIV Thường Niên C: THIÊN CHÚA LÀ CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT_ Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXIV Thường Niên C: BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG CHÚA CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT_ Lm. ĐAN VINH
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIV Thường Niên B: NHÌN ĐẾN NGÀY BỘI THU_ Lm. Thiên An
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIV Thường Niên B: "THAM GIA VÀO VIỆC TRUYỀN GIÁO"_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên B: "Yêu Nhiều Tha Nhiều"_Lm. Peter Nguyễn Bùi Quốc Khánh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIV Thường Niên: "Chủ Quan, Phiến Diện"_Lm. Peter Nguyễn Bùi Quốc Khánh