Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy
Tuần XXIV Thường Niên B
NHÌN ĐẾN NGÀY BỘI THU
1/ Bài đọc I:
Tim 6:13-16
13 Trước mặt Thiên Chúa là Đấng ban sức sống cho mọi
loài, và trước mặt Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã làm chứng trước toà tổng trấn
Phong-xi-ô Phi-la-tô bằng một lời tuyên xưng cao đẹp, tôi truyền cho anh:
14 hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh
tuyền, không chi đáng trách, cho đến ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, xuất
hiện.
15 Đấng sẽ cho Đức Ki-tô tỏ hiện vào đúng thời đúng
buổi,
là
Chúa Tể vạn phúc vô song,
là
Vua các vua, Chúa các chúa.
16 Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử,
ngự
trong ánh sáng siêu phàm,
Đấng
không một người nào đã thấy hay có thể thấy.
Kính
dâng Người danh dự
và
uy quyền đến muôn đời. A-men.
2/ Phúc Âm:
Lc 8:4-15
4 Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị,
người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng:
5 "Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của
mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên
và chim trời ăn mất.
6 Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi
vì thiếu ẩm ướt.
7 Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên,
làm nó chết nghẹt.
8 Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó
sinh hoa kết quả gấp trăm". Nói xong, Người hô lên rằng: "Ai có tai
nghe thì nghe."
9 Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì.
10 Người đáp: "Anh em thì được ơn hiểu biết các
mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn
mà không nhìn, nghe mà không hiểu.
11 "Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời
Thiên Chúa.
12 Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng
rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ.
13 Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì
vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử
thách, họ bỏ cuộc.
14 Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng
dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc
đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành.
15 Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với
tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết
quả.
Suy
Niệm:
Chúa Giêsu quả là một bậc kinh sư nỗi lạc,
lời Ngài rao giảng luôn mang một sứ điệp Tin mừng, và hiểu được Tin mừng Nước
Trời bằng ngôn ngữ loài người thì kể là kỳ tài nơi Chúa Giêsu, vì thế cách nói
bằng dụ ngôn, là cách Chúa Giêsu muốn
cho thính giả khám phá ra Nước Trời bằng
ngôn ngữ nhân loại, mà ở mọi thời đại vẫn không bị lỗi thời và lạc hậu. Phụng
vụ hôm nay cho chúng ta tiếp cận dụ ngôn, cách truyền tải sứ điệp của Chúa
Giêsu.
1/
Bất chấp khó khăn, Lời vẫn được gieo vãi.
Bối cảnh của dụ ngôn này, Chúa Giêsu đang
đứng trước những khó khăn. Ngài bị đuổi kỏi hội đường, các kinh sư và các đạo
sĩ Do Thái cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo đã ra mặt chống đối Ngài, gia đình và
những người đồng hương thì chờ đợi một vị cứu tinh với binh hùng tướng mạnh,
lúc này chỉ còn một nhóm nhỏ các môn đệ đi theo. Vì thế Chúa Giêsu mới nói dụ
ngôn này để dạy họ rằng: "Người làm nông nào cũng biết một số hạt giống sẽ
bị hư đi vì không phải hết thảy đều được mọc lên tốt. Nhưng điều đó không làm
họ nản lòng hoặc thôi gieo giống, vì họ biết rõ rằng dù thế nào đi nữa thì chắc
chắn cũng sẽ có mùa gặt". Như vậy dụ ngôn này được cách nghĩa riêng cho
các môn đệ, cũng là để trấn an các ông, đừng ngã lòng, nhưng vững tin, và hãy
nhìn vào những hạt giống được gieo ở nơi mảnh đất tốt, và mùa bội thu đang chờ
đợi ở phía trước, chứ đừng nhìn vào những hạt giống rơi vào sỏi đá, bụi gai. Vì
thế sứ điệp của Ngài là hãy cứ gieo.
2/
Nhìn đến ngày bội thu.
Điều đặc biệt là dưới hình thức dụ ngôn, Lời
Chúa Giêsu còn truyền tải thêm sứ điệp .
Thứ nhất: Họ phải
chuẩn bị tâm hồn trước khi lắng nghe và học hỏi Lời Chúa; khi tâm hồn chưa sẵn
sàng, có nghe cũng chẳng hiểu. Kế đến, họ phải dành thời giờ để suy niệm và tìm
cách cụ thể để áp dụng Lời Chúa trong cuộc đời. Sau cùng, Lời Chúa sẽ đòi họ
phải hy sinh từ bỏ nếp sống hưởng thụ và theo tiêu chuẩn của thế gian; họ phải
can đảm để sống theo đường lối của Thiên Chúa. Nếu họ chịu theo cách thức này,
họ sẽ sinh hoa quả gấp bội cả đời này và đời sau.
Thứ hai: Tin vào ngày bội thu, vì lẽ ấy
Thánh Phaolô khuyên nhủ người môn đệ của mình là Timôthê: "Hãy tuân giữ
điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách, cho đến ngày
Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, xuất hiện. 15 Đấng sẽ cho Đức Ki-tô
tỏ hiện vào đúng thời đúng buổi, là Chúa Tể vạn phúc vô song, là Vua các vua,
Chúa các chúa. 16 Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự
trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy.
Kính dâng Người danh dự và uy quyền đến muôn đời." Đó là niềm tin mà chúng
ta phải hướng đến, và là động lực để chúng ta dấn thân.
Thiên An