Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 8

            SUY NIỆM THỨ SÁU SAU LỄ TRO

ĂN CHAY

I.    LỜI CHÚA: Mt 9, 14-15

Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay".

II.  SUY NIỆM

"Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay"(Mt 9,15).

Cùng với toàn thể Giáo Hội, người Kitô hữu chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh. Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta ăn chay. Nhưng việc ăn chay như thế nào mới có ý nghĩa ?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, các môn đệ của Gioan hỏi Chúa Giêsu : "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng : "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay".

Qua câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta nhận rằng : Ngài muốn mở ra một cách thức mới về việc ăn chay. Các môn đệ sẽ không phải ăn chay khi họ đang ở bên Chúa. Họ chỉ ăn chay khi Ngài ra đi chịu khổ nạn và chịu chết. Việc chay tịnh khi đó mới thực có ý nghĩa, để chờ đón Ngài, để được gặp lại Ngài.

Trong Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày sẽ có ý nghĩa với chúng ta, nếu chúng ta thực hiện điều Thiên Chúa muốn.

Việc ăn chay là một cách thức có tác động mạnh đối với thế giới xung quanh của chúng ta. Thiên Chúa đã gợi ý cho chúng ta cả một danh sách những điều mong ước của Ngài về việc ăn chay của chúng ta : “chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục” (x. Is 58,7).

Để khiêm nhường van xin Thiên Chúa dung thứ tội lỗi chúng ta, đó là chúng ta hãy biết mở lòng ra để cho Ngài chữa lành chúng ta. Đó cũng là việc chúng ta mở đôi mắt ra xung quanh để nhìn những người đang bị tổn thương và túng thiếu cần được giúp đỡ.

Như Thánh nữ Têrêsa Avila đã nói, chúng ta là những bàn tay và đôi chân của Thiên Chúa. Chúng ta dường như suy nghĩ điều Thiên Chúa yêu cầu ở trên là hết sức khó. Tuy nhiên, những yêu cầu của Thiên Chúa luôn đơn giản để chúng ta đến gần Ngài hơn với lòng khiêm nhường, lòng sám hối ăn năn.

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VIII Thường Niên C_Lm. Đan Vinh - HHTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VIII Thường Niên C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro_LM ĐAN VINH- HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Thứ Năm Tuần VIII Thường Niên A: NGHỊCH LÝ CỦA TIN MỪNG. Maria Phương Trâm, ĐMPC.
     THỨ TƯ LỄ TRO 2014. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên A: Gấp trăm, ngược đãi và sự sống. Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Chúa Nhật Thường Niên A. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên: ĐIỀU KIỆN ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI. Nt. Maria Anh Thư, OP
     Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên A. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên A: Yêu thương và tin tưởng vào Cha. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Bảy tuần VIII Thường Niên C: TIN NHẬN QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA NƠI ĐỨC GIÊSU. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Thứ Sáu Tuần VIII Thường Niên Năm C: ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABÉT. Lm. Đaminh Nguyễn Thành Tiến
     Thứ Năm Tuần VIII Thường Niên Năm C: ÁNH SÁNG ĐỨC TIN. Lm. Duy Khang