Trang Chủ > Giải Đáp

Tinvuixuanloc có nhận được thắc mắc của quý bạn dự tòng Thanh Hằng ở hạt An Bình hỏi về Phụng vụ Kitô giáo. Xin BBT giúp tôi hiểu lý do vì sao Phụng vụ Giáo Hội lại chia thành các năm phụng vụ A, B, C và bao gồm các mùa phụng vụ. Tôi đang học giáo lý dự tòng và cùng bạn tôi tìm hiểu về Năm Phụng vụ, nhưng có nhiều chỗ chưa hiểu rõ nên không biết tóm kết làm sao cho dễ nhớ. Xin BBT giải đáp cũng như giúp tôi có một cái nhìn bao quát để hiểu được ý nghĩa phụng vụ Kitô giáo trong năm. Xin cảm ơn BBT.

Quý bạn thân mến,

Để trả lời cho thắc mắc vì sao Phụng vụ Giáo Hội lại chia thành các Năm Phụng Vụ và bao gồm các Mùa Phụng Vụ trong năm, BBT xin được trình bày tới quý bạn đôi chút về Phụng vụ Kitô giáo, để từ đó giúp quý bạn hiểu vì sao Phụng vụ của Giáo Hội có các Năm Phụng Vụ cũng như Mùa Phụng vụ trong năm.

1. Phụng vụ Kitô giáo

BT Thanh The.pngtrong suot 10x350.pngTheo lời Công Đồng chung Vatican II, phụng vụ là sự tiếp nối của "công cuộc cứu chuộc" mà Đức Giê-su đã khởi sự khi còn ở trần gian”. Đức Giêsu là độc nhất vô nhị vì Ngài là Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta. Cuộc đời của Ngài là một mầu nhiệm, "Công cuộc cứu chuộc" mà Đức Giê-su đã thực hiện trong cuộc đời dương thế của Ngài mang chiều kích vĩ đại đến nỗi trí óc hữu hạn của chúng ta không thể hiểu ngay một lúc được.

Làm sao quý bạn có thể hiểu hết được Mầu Nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Đức Giêsu là Con Một Thiên Chúa – Đấng tạo dựng cả và vũ trụ này, trong đó có con người chúng ta – Với quyền năng, Ngài từ trời cao nhập thể trong cung lòng một người nữ để trở nên một con người bằng xương thịt như chúng ta, được sinh ra bởi một người nữ không qua con đường tự nhiên đời sống vợ chồng; cũng vậy, làm sao quý bạn có thể hiểu hết được Mầu nhiệm Thiên Chúa quyền năng, Đấng làm chủ sự sống sự chết mà lại tự nguyện chết một cách nhục nhã trên thập giá trên đất nước Do Thái, chết vì con người và cho con người quá yếu kém bất toàn tội lỗi và Ngài đã sống lại từ cõi chết. Vì quá đỗi mầu nhiệm như thế, nên con người cần có thời gian để tìm hiểu, hiểu từng phần, hiểu để cảm nghiệm Thiên Chúa quyền năng, là Cha giàu lòng thương xót con người bất toàn, là Đấng ban ơn phúc lành và làm cho cuộc đời của chúng ta nên ý nghĩa và hạnh phúc, là Đấng chết và sống lại để hoàn tất “cuộc cuộc cứu chuộc” nhân loại trong đó có tôi và quý bạn đây nhằm đưa con người khi chấm dứt cuộc đời này bước vào cõi sống hạnh phúc mãi mãi bên Thiên Chúa.

Do đó, để hiểu được, cần phải chia thành từng phần nhỏ, và đó chính là công việc của năm phụng vụ.  Năm phụng vụ chia "công cuộc cứu chuộc" của Đức Giê-su thành từng phần nhỏ, để chúng ta có thể sống lại những phần ấy và nhờ sức mạnh từ đó chúng ta dần dần được đổi mới mà đáng hưởng muôn ơn phúc lành của Thiên Chúa.

2. Năm Phụng vụ - Mùa Phụng vụ

Hội Thánh phô diễn mầu nhiệm Chúa Kitô qua thời gian một năm từ nhập thể, Giáng sinh đến Phục sinh, Thăng thiên, Hiện xuống, sự mong đợi hồng phúc và ngày Chúa lại đến (x. Hc.PV 102). Hội Thánh cử hành “công cuộc cứu độ” của Chúa Kitô qua chu kỳ một năm gọi là năm Phụng vụ. Năm phụng vụ có năm A, năm B, năm C. Năm Phụng vụ được chia làm 5 Mùa Phụng vụ.

MÙA VỌNG – MÙA GIÁNG SINH – MÙA CHAY – MÙA PHỤC SINH – MÙA THƯỜNG NIÊN

Ngày bắt đầu của Năm Phụng Vụ là ngày Chúa Nhật I mùa Vọng và kết thúc bằng lễ Chúa Kitô Vua, xen kẽ với việc mừng kính các mầu nhiệm về Chúa, Đức Maria và các thánh, và đỉnh cao là Tam Nhật Vượt Qua.

Quý bạn muốn biết Chúa Nhật I mùa vọng hay Lễ Giáng sinh vào ngày nào - thứ mấy – tháng nào, quý bạn tìm mua Lịch Phụng vụ hay lịch Công giáo vì Giáo Hội Công Giáo có lịch riêng là lịch Phụng vụ ghi các ngày lễ Công giáo, nhưng Giáo Hội vẫn theo lịch dân sự đang thịnh hành ngày nay và ghi thêm vào đó các ngày lễ Công Giáo.

Vậy, ý nghĩa của các Mùa Phụng vụ là gì?

1. Mùa vọng: gồm 4 Chúa nhật trước lễ Giáng sinh: chuẩn bị tâm hồn người tín hữu mừng mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người.

2. Mùa Giáng sinh: từ lễ Giáng sinh đến lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa: mừng kính chính mầu nhiệm nhập thể.

3. Mùa Chay: từ thứ Tư lễ tro đến lễ vọng Phục sinh: chuẩn bị tâm hồn tín hữu đón mừng mầu nhiệm Tử nạn - Phục sinh của Chúa Giêsu. Tuần lễ cuối cùng của Mùa Chay là Tuần Thánh, cử hành những biến cố cuối cùng cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu.

4. Mùa Phục sinh: từ lễ vọng Phục sinh đến lễ Hiện xuống: mừng việc Chúa Kitô toàn thắng tội lỗi và tử thần.

5. Mùa Thường niên: khoảng 34 tuần lễ, gồm 2 thời kỳ. Thời kỳ một là từ sau mùa Giáng sinh đến đầu Mùa Chay. Thời kỳ hai là từ sau lễ Hiện xuống đến hết tuần lễ Chúa Kitô Vua. Hội Thánh dùng thời gian này giúp tín hữu sống mầu nhiệm cứu độ cách đầy đủ hơn. Ngoài ra, rải rác suốt năm Phụng vụ, Hội Thánh còn dành nhiều ngày lễ để tôn kính cách đặc biệt Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta; tôn kính thánh Giuse, các thánh Tử đạo, các thánh khác là những Đấng đã tới đỉnh cao trọn lành, đáng nêu gương cho ta và rất thần thế cầu bầu cho ta trước tòa Chúa.

Như thế, chắc quý bạn cũng đã hiểu về Năm Phụng vụ, Mùa Phụng Vụ, Lịch Phụng vụ cũng như ý nghĩa của các Mùa Phụng vụ trong năm. Để giúp quý bạn có cái nhìn bao quát như quý bạn thắc mắc, BBT xin trình bày sơ đồ hình ảnh trực quan để giúp quý bạn tóm kết và nắm bắt khi quý bạn có lịch phụng vụ hay lịch công giáo trong tay.

phung vuok.png

Qua sơ đồ Năm Phụng Vụ, Mùa Phụng vụ, Lịch Phụng vụ có các tháng của Lịch dân sự, hy vọng quý bạn có cái nhìn bao quát và ý thức mình đang sống trong tháng, trong Mùa Phụng vụ nào của Năm Phụng Vụ, để từ đó chủ động mở lòng cộng tác với Chúa là Đấng làm chủ thời gian, là nguồn mọi ơn phúc lành mà hưởng muôn ơn từ Chúa – Đấng hiện diện trong Giáo Hội và các cử hành Phụng vụ của Giáo Hội.

BBT xin cảm ơn thắc mắc của quý bạn dự tòng, xin nguyện chúc quý bạn mỗi ngày mỗi hiểu hơn về Phụng vụ Công giáo để tìm đến với Chúa luôn mãi mà ca tụng thờ lạy và yêu mến Chúa để đón nhận muôn ơn bình an hạnh phúc và triển nở trong cuộc sống.


Các bài viết mới hơn
     Thắc mắc 30: Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích thêm Sức và Bí Tích Truyền Chức Thánh.
     Thắc mắc 29. Hành trình Đức tin nghĩa là sao?
     Thắc mắc 28. "Mầu nhiệm" được hiểu như thế nào?

Các bài viết cũ hơn
     Thắc mắc 26. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh
     Thắc mắc 25. Cách thức Cầu nguyện - Khẩu nguyện và Tâm Nguyện
     Thắc mắc 24. Ấn tín của Bí tích Rửa Tội
     Thắc mắc 23. Việc Xông Hương trong Thánh Lễ
     Thắc mắc 22. Lương dân và Ơn cứu độ
     Thắc mắc 21. Tội nguyên tổ
     Thắc mắc 20. Lắng Nghe Tiếng Chúa Qua Thánh Kinh
     Thắc mắc 19. Thánh Lễ Chúa Nhật
     Thắc mắc 18. Tâm Tình Cầu Nguyện
     Thắc mắc 17. Á Bí Tích