Trang Chủ > Giải Đáp

Tôi xin chào BBT, tôi đang theo học lớp giáo lý dự tòng ở hạt Hòa Thanh và sắp sửa được rửa tội, tôi được dạy là khi đọc Thánh Kinh cần phải lắng nghe tiếng Chúa nói với riêng tôi, vậy xin BBT giúp hiểu lắng nghe tiếng Chúa là như thế nào? Xin cảm ơn nhiều! Thanh Trang.

Quý bạn Thanh Trang mến,

05.jpgtrong suot 10x350.pngTrước tiên, xin cảm ơn quý bạn về thắc mắc rất hay này. Đây cũng là thắc mắc mà rất nhiều người hỏi. Làm sao để tôi có thể lắng nghe Chúa qua Kinh Thánh? Chắc chắn bạn cũng được học rằng khi đến với Chúa ta cần phải tin là có Chúa và tin rằng Thánh Kinh chính là Lời Chúa. Khi đọc Thánh Kinh, ta được Chúa hướng dẫn, dạy dỗ và giáo dục giúp ta sống tốt, sống đẹp lòng Chúa.

Vậy, thắc mắc của bạn, BBT xin được trình bày hai ý. Ý thứ nhất giúp bạn hiểu được lắng nghe là thế nào để bạn biết nhận ra những ý nghĩ hay những tình cảm nảy sinh trong bạn khi đọc Kinh Thánh. Ý thứ hai nói về cách đọc Kinh Thánh như thế nào để từ chỗ lắng nghe, quý bạn nhận ra được tiếng Chúa nói với riêng mình.

1. Lắng nghe là thế nào?

Khi tiêp xúc với một đoạn Thánh Kinh, để có thể lắng nghe Chúa nói với ta qua đoạn Thánh Kinh, quý bạn để ý tới hai từ “tác động”. Chúa nói với ta qua những tác động mà đoạn Thánh Kinh gây ra nơi lý trí và tâm hồn.

Có một điểm đặc biệt quý bạn cần lưu ý ở đây là khi tiếp xúc với Thánh Kinh để nghe Chúa nói. Vì Chúa là Đấng Vô Hình, nên việc Chúa nói với ta qua đoạn Kinh Thánh khác với việc nghe một con người cụ thể nói thành tiếng thành lời như khi hai người bạn hiện diện bên nhau để tâm sự trò chuyện. Chúa nói với mỗi người trong tâm hồn, Chúa là Vua các tâm hồn, tiếng nói của Người là tiếng nói trong tâm hồn quý bạn. Chúa nói qua việc tác động tới tâm hồn quý bạn khi quý bạn tiếp xúc với Lời Người. Quý bạn cùng tìm hiểu về hai từ “tác động” để giúp nhận ra tiếng nói vô hình của Đấng Vô Hình nói với quý bạn.

a. Tác động là gì? Tác động là làm cho động. Chúa sẽ tác động tới bạn qua chính Lời Chúa. Lời Chúa có thể là một từ, một cụm từ, một câu hay một ý tạo nên nơi bạn một sự chú ý. Vậy Lời Chúa tác động thế nào vào trong con người bạn.

Qua Lời Chúa, như đã nói với quý bạn Lời Chúa có thể là một từ, một câu… khiến bạn suy nghĩ. Đó chính là Chúa đang tác động vào trí khôn, lý trí bạn, soi sáng cho bạn có thể là hiểu về Chúa hơn, hiểu bản thân bạn hơn, hiểu con người, hoàn cảnh, sự việc…

Qua Lời Chúa, bạn thấy lòng lay động. Đó chính là Chúa đang tác động vào trái tim, tình cảm của bạn16.jpgtrong suot 10x350.png giúp bạn yêu mến Chúa hơn, tôn trọng mình hơn, thông cảm xót thương người khác, yêu mến thiên nhiên…

Qua Lời Chúa tác động, bạn muốn thực hiện một điều tốt đẹp. Đó chính là Chúa tác động vào ý chí bạn, thúc đẩy con người bạn đi tới một quyết định hành động có thể là tránh làm tổn thương người khác, đi đến làm hòa với tha nhân, mỗi ngày làm một điều tốt cho tha nhân dù là nhỏ bé…

Qua Lời Chúa, bạn thấy được bệnh tật tinh thần và thể lý của bạn. Đó chính là Chúa đang tác động vào bệnh của quý bạn, Ngài đang đụng chạm vào chính bệnh đang cản trở cuộc sống phong phú của bạn giúp bạn có một thái độ và hành động theo như ý Chúa muốn cho căn bệnh của quý bạn.

Tóm lại, xin được gọi các tác động của Chúa vào con người qua những từ sau đây:

Tác động soi sáng - lay động - thúc đẩy - đụng chạm.

b. Chia sẻ điểm tác động với người khác

04.jpgtrong suot 10x350.pngĐể giúp quý bạn hiểu rõ hơn về các tác động của Chúa như đã trình bày ở trên, BBT xin đưa ra một ví dụ của một người sau khi đọc và cầu nguyện với đoạn Thánh Kinh Matthêu chương 5 câu 13, được Chúa tác động, được biến đổi nhờ Lời Chúa và đã chia sẻ trong một nhóm cầu nguyện như sau:

Mt 5, 13 “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi."

Tôi đã đọc đoạn này rất nhiều lần, nhưng hôm nay khi đọc trong tâm tình cầu nguyện với đoạn Kinh Thánh này, tôi cảm nhận rằng Chúa kêu gọi tôi trở nên MUỐI, tôi ý thức lại ý nghĩa của Muối để làm cá tươi, để nêm cho đồ ăn mặn mà, chẳng lẽ tôi không thể trở nên muối cho đời và cho người khác sao? Tôi cũng tự hỏi mình tại sao mình quá nóng tính, cay nghiệt và bao lực trong cuộc sống với người khác?

Tôi nhớ lại Chúa đã không kết án người tội lỗi nhưng tha thứ và chữa lành, động viên họ, tôi nhìn thấy giọt nước mắt của người đàn bà ngoại tình tội lỗi sung sướng trước tình yêu tha thứ của Chúa và đã làm lại cuộc đời, tôi cũng nhìn thấy tình yêu xót thương của người cha ôm đứa con hoang đàng ăn chơi tráng táng trở về. Tôi tự hỏi và tôi nhận ra rằng để cuộc sống chung được tốt đẹp và lâu dài, tôi cần phải có lòng cảm thông với những bất toàn của người khác, tôi nhận thấy, chỉ có cảm thông và kiên nhẫn sẽ giúp cho cuộc sống này bớt cay nghiệt hơn, tôi sẽ trở thành muối của cảm thông. Tôi thấy lòng thương xót cảm thông của Chúa thật lớn lao trước người tội lỗi, lòng tôi dâng lên niềm cảm phục, thờ lạy và yêu mến Chúa hơn. Tôi nhận ra lòng mình thật hân hoan phấn khởi như học bài học vừa cũ nhưng sao hôm nay rất mới của Muối là cảm thông thương xót mà Chúa dạy dỗ tôi. Trong niềm hân hoàn của cõi lòng, tôi nhận ra như có tiếng Chúa nói trong lòng tôi “Cha muốn thấy con trở nên muối cho những người xung quanh bằng cảm thông, xót thương và tha thứ”. Chính tiếng nói này làm tôi cảm nhận một sự bình an trong tâm hồn và một niềm tin vui sống.

Sau khi đọc đoạn Kinh Thánh này, tôi thấy tôi nhìn người khác không còn nhiều cay nghiệt, không còn bạo lực trước những bất toàn, trái tính của người khác nữa. Tôi cũng nói thật rằng, đôi khi tôi lại thấy mình nóng tính, cay nghiệt nhưng bây giờ tôi bình tĩnh hơn rất nhiều, tôi thấy mình biết thông cảm hơn vì luôn nhắc mình ý thức bản thân mình cũng là con người đầy bất toàn tội lỗi, cùng cần sự thông cảm và động viên của người khác.

Quý bạn Thanh Trang thân mến,

Đó là chia sẽ của một người sau khi đã được Chúa biến đổi qua Lời Chúa. Quý bạn có thấy Chúa tác động qua soi sáng, đụng chạm, lạy động và thúc đẩy không. Xin tóm lại để bạn Thanh Trang được rõ nhé. Chúa soi sáng cho lý trí người chia sẻ trên ý thức về giá trị của muối vật chất và muối trong đời sống tinh thần để rồi Ngài đụng chạm tới căn bệnh nóng tính, bạo lực; rồi Ngài lay động trái tim để yêu mến Ngài hơn, biết thông cảm hơn cho người khác. Chúa thúc đẩy người đó đi đến điều quyết tâm trở nên muối cho đời, muối yêu thương, cảm thông tha thứ. Và người đó đã cộng tác với ơn Chúa để biến đổi bản thân mình trước ánh sáng quyền năng của Lời Chúa để đi vào cuộc sống với các mối tương quan cùng người xung quanh được tốt hơn trước.

2. Cách đọc Lời Chúa để được ơn Chúa tác động

hinhsuyniemlogo.pngtrong suot 10x350.pngĐể được ơn Chúa tác động và nhận ra tiếng Chúa, quý bạn Thanh Trang khi đọc Lời Chúa cần phải có lòng khao khát được Chúa dạy bảo và cố tạo mọi điều kiện thuận lợi để lắng nghe Chúa như là tìm một nơi yên tĩnh không ồn ào quá, có thể thắp lên một ngọn nến nhỏ, một bức hình của Chúa; sau đó mở lòng ra tối đa, chăm chú đọc vào bản văn Lời Chúa. Đọc xong phải buông sách, nhẩm lại hoặc diễn lại trong lòng điều vừa đọc. Đây là bước rất quan trong, quý bạn cố gắng đọc đi đọc lại để khi buông sách, bạn vẫn có thể nhớ được điều vừa đọc.

Trong khi đọc hoặc trong khi buông sách và nhẩm lại điều vừa đọc, nếu quý bạn nhận ra trong lý trí cõi lòng quý bạn một trong những tác động như tác động soi sáng - đụng chạm - lay động - thúc đẩy, nghĩa là Chúa đang muốn quý bạn hãy đi vào trong tác động đó để suy đi nghĩ lại điều tác động mà nhận ra tiếng Chúa thương dạy dỗ.

Với phần trả lời thắc mắc trên, hy vọng quý bạn tân tòng hiểu được thế nào là lắng nghe tiếng Chúa. Quý bạn tân tòng nên đọc Kinh Sáng Soi để xin ơn Chúa Thánh Thần đến giúp quý bạn biết mở lòng ra với Lời Chúa. Chính Ngài là Đấng sẽ dẫn quý bạn tới khả năng lắng nghe và yêu mến và thực thi Lời Chúa để cuộc đời quý bạn được bình an hạnh phúc và triển nở. BBT xin nguyện chúc cho quý bạn được như thế.

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*


Chia sẻ bài viết này

 0  0
 

ShareThis Copy and Paste

Các bài viết mới hơn
     Thắc mắc 30: Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích thêm Sức và Bí Tích Truyền Chức Thánh.
     Thắc mắc 29. Hành trình Đức tin nghĩa là sao?
     Thắc mắc 28. "Mầu nhiệm" được hiểu như thế nào?
     Thắc mắc 27. Ý nghĩa và Sơ đồ Năm Phụng Vụ
     Thắc mắc 26. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh
     Thắc mắc 25. Cách thức Cầu nguyện - Khẩu nguyện và Tâm Nguyện
     Thắc mắc 24. Ấn tín của Bí tích Rửa Tội
     Thắc mắc 23. Việc Xông Hương trong Thánh Lễ
     Thắc mắc 22. Lương dân và Ơn cứu độ
     Thắc mắc 21. Tội nguyên tổ

Các bài viết cũ hơn
     Thắc mắc 19. Thánh Lễ Chúa Nhật
     Thắc mắc 18. Tâm Tình Cầu Nguyện
     Thắc mắc 17. Á Bí Tích
     Thắc mắc 16. Cha Mẹ Đỡ Đầu
     Thắc mắc 15. Ý nghĩa diễn tiến Thánh Lễ_Phần I
     Thắc mắc 14. Cử chỉ khi linh mục nâng cao Mình Máu Thánh Chúa
     Thắc mắc 13. Vai trò Chúa Thánh Linh trong cầu nguyện
     Thắc mắc 12. Phép Lành
     Thắc mắc 11. Danh xưng "CHA" trong Giáo Hội Công Giáo
     Thắc mắc 10. Câu Tung Hô Lời Chúa