Trang Chủ > Giải Đáp

Chào BBT, tôi là người tân tòng đang học đạo. Tôi được biết rõ là tội ai làm người đó phải chịu, nhưng khi học xong bài giáo lý nói về tội tổ tông, tôi nghĩ ngoài việc tội ai làm người đó phải chịu, nhưng sao người công giáo là phải mang thêm một tội nữa là tội tổ tông, vậy tội ai làm người đó chịu phải hiểu như thế nào? Xin BBT có giải thích giúp tôi về điều này?

Quý bạn thân mến,

BBT xin cảm ơn quý bạn về câu hỏi thú vị này. Câu hỏi này không riêng gì quý bạn hỏi nhưng rất nhiều người, ngay cả những người theo đạo lâu năm, tại sao Thiên Chúa là tình yêu, nhân hậu vô cùng mà bắt tội Ađam, Eva truyền lại đời đời cho con cháu.

1. Vấn đề “tội ai làm người đó chịu”

giesudam.jpgtrong suot 10x350.pngTrước tiên, BBT xin nói về vấn đề đầu tiên của quý bạn đưa ra, tội ai làm người đó phải chịu. Quả vậy, xét về luân lý, tội ai làm người đó phải chịu là đúng, nó nói lên tính trách nhiệm của từng người trước những gì mình thực hiện. Tội ai làm người đó chịu, phúc ai làm người đó hưởng. Thế nhưng, có những trường hợp, tội nhân đáng phải chịu phạt nhưng nhờ có sự bảo lãnh, tội nhân được tha. Và người ta cũng nói, phúc đức ông bà để lại cho con cháu.

Nếu chỉ xét tội ai làm người đó chịu, hay phúc ai làm người đó hưởng thì không đủ và thiếu xót. Quý bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, Đấng Vô Tội mà lại chết nhục nhã trên thập giá để cứu loài người tội lỗi, phạm biết bao là thứ tội, xúc phạm đến Thiên Chúa và đến nhau? Đó có phải là điều bất công không? Một người vô tội lại chết cho kẻ có tội? Đấng Thánh mà lại chết cho hạng tội nhân? Đã bảo rằng tội ai làm người đó chịu, vậy tại làm sao Chúa lại chết cho con người tội lỗi. Vậy tội anh chị làm, anh chị phải chịu lấy, còn tôi thì không dính bén gì tới? Quý vị nghe như thể có cảm thấy điều gì đó không ổn không, có nhẫn tâm quá không?

Giáo lý dạy rất rõ rằng Thiên Chúa là Đấng Cực Thánh và vì thế không một tội lỗi nào có thể tồn tại trước Người. Tội lỗi dù nhỏ đến đâu không thể hiện diện trước Thánh Nhan Chúa. Thiên Chúa yêu thương con người nhưng không yêu thương tội lỗi. Vậy chúng ta thân mang tội lỗi phải xa Thiên Chúa muôn đời sao? Phải sống trong bất hạnh do chính tội lỗi gây ra sao!

Xin thưa với quý bạn là không, Thiên Chúa biết con người là thân yếu đuối, hay phạm tội và sống dưới hậu quả do tội lỗi chính mình gây ra, nên Ngài đã sai Con Một của Ngài đến để cứu độ, chết nhục nhã trên thập giá và chỉ có Máu Chúa Kitô, Đấng Vô Tội đổ ra mới có sức tảy xóa tội lỗi nhân loại và đem nhận loại về sự thánh thiện mà xứng đáng ở bên Thiên Chúa Cực Thánh.

Và một điều nữa chắc quý bạn tân tòng đã từng được nghe dạy là việc chúng ta ý thức mình là thân yếu đuối, nhiều việc không tự sức mình làm nổi, nên đã xin mọi người cầu nguyện để xin ơn Chúa xuống giúp đỡ. Và mỗi ngày có biết bao nhiều lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa để xin ơn Ngài dẫn những tội nhân trở về với Chúa, trở về với nhau để hưởng niềm vui sự an bình trong Chúa và trong nhau. Và nhờ lời cầu nguyện của anh chị em mình mà tâm hồn mình, cuộc sống mình được biết bao nhiều ơn lành của Chúa. Giờ đây, không phải chỉ dừng lại ở tội ai làm người đó chịu, nhưng là Chúa chịu thay cho ta, anh chị em cũng liên đới với nhau, cầu nguyện và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau hưởng hạnh phúc. Tình hiệp thông đó thật quý giá và đẹp lòng Chúa biết bao!

2. Tội tổ tông

Xin thưa với quý bạn tân tòng, tội tổ tông không phải là tội ta phạm mà là được truyền sang do sự sa ngã của Adong và Evà, tổ tiên loài nguời. Vì sự sa ngã này làm cho bản tính nhân loại bị tổn thuơng và chuyển sang cho mọi nguời. Giáo Lý Công Giáo nêu rõ rằng:

adma eva.jpgtrong suot 10x350.png"Làm sao tội của Adam lại trở thành tội của tất cả các con cháu ông? Tất cả loài người ở trong Adam 'như trong thân thể duy nhất của một người duy nhất'. Do tính thống nhất này của loài người, tất cả mọi người đều liên can trong tội của Adam, cũng như tất cả mọi người đều liên can trong sự công chính của Chúa Kitô. Tuy nhiên sự truyền đạt tội nguyên tổ là một màu nhiệm mà chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ. Nhưng mạc khải cho chúng ta biết rằng ông Adam đã không nhận được sự thánh thiện và công chính nguyên thủy cho một mình ông, mà cho toàn thể nhân loại. Khi nghe theo ma quỷ cám dỗ, ông Adam và bà Evà đã phạm tội bản thân, nhưng tội này chi phối bản tính con người mà hai ông bà truyền lại cho con cháu trong một tình trạng suy đồi. Đó là một tội sẽ được truyền lại cho toàn thể nhân loại qua sự truyền đạt một bản tính người đã mất sự thánh thiện và công chính nguyên thủy. Bởi vậy tội nguyên tổ được gọi là "tội" cách tương tự: đó là một tội chúng ta "mắc phải" chớ không do chúng ta "lỗi phạm", một tình trạng chứ không phải một hành vi" (GLCG 404).

Như thế, quý bạn chắc đã hiểu Tội nguyên tổ là một màu nhiệm mà chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ, qua Giáo lý, chúng ta biết Tội tổ tông truyền đến cho mọi người, tất cả mọi người chứ không riêng gì quý bạn, trừ Đức Mẹ Maria. Quý bạn hãy nên vui mừng, vì nhờ Giáo lý Công giáo, quý bạn hiểu rõ được bản tính của mỗi con người chúng ta là bản tính đã bị chi phối bởi tội nguyên tổ, bản tính con người tội lỗi. Và do biết như thế, mỗi người chúng ta không còn quá bất mãn về những tội lỗi cho con người gây ra nhưng đi tìm phương thế để giải thoát khỏi tội ảnh hưởng trên mỗi người. Thiên Chúa, Ngài đã ban cho con người một phương thế để thoát khỏi: đó là bí tích Thánh Tẩy. Qua bí tích Thánh tẩy, chúng ta được ơn tha tội, tội nguyên tổ và cả tội riêng đã phạm, và cao trọng hơn nữa con người được mời gọi thông phần với sự sống của Thiên Chúa. Do đó, tới đây, quý bạn đã hiểu không còn chuyện phải mang thêm cái tội mà là được ơn cứu độ giải thoát khỏi mọi tội kể cả tội riêng nữa.

BBT, một lần nữa cảm ơn quý bạn tân tòng về thắc mắc rất hay này, nguyện xin Thiên Chúa xuống muôn ơn lành hồn xác trên quý bạn giúp quý bạn cảm nghiệm được hạnh phúc lớn lao vì được làm con Chúa, con của Cha trên trời, Đấng Quyền Năng và Giàu Lòng Thương Xót.


Các bài viết mới hơn
     Thắc mắc 30: Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích thêm Sức và Bí Tích Truyền Chức Thánh.
     Thắc mắc 29. Hành trình Đức tin nghĩa là sao?
     Thắc mắc 28. "Mầu nhiệm" được hiểu như thế nào?
     Thắc mắc 27. Ý nghĩa và Sơ đồ Năm Phụng Vụ
     Thắc mắc 26. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh
     Thắc mắc 25. Cách thức Cầu nguyện - Khẩu nguyện và Tâm Nguyện
     Thắc mắc 24. Ấn tín của Bí tích Rửa Tội
     Thắc mắc 23. Việc Xông Hương trong Thánh Lễ
     Thắc mắc 22. Lương dân và Ơn cứu độ

Các bài viết cũ hơn
     Thắc mắc 20. Lắng Nghe Tiếng Chúa Qua Thánh Kinh
     Thắc mắc 19. Thánh Lễ Chúa Nhật
     Thắc mắc 18. Tâm Tình Cầu Nguyện
     Thắc mắc 17. Á Bí Tích
     Thắc mắc 16. Cha Mẹ Đỡ Đầu
     Thắc mắc 15. Ý nghĩa diễn tiến Thánh Lễ_Phần I
     Thắc mắc 14. Cử chỉ khi linh mục nâng cao Mình Máu Thánh Chúa
     Thắc mắc 13. Vai trò Chúa Thánh Linh trong cầu nguyện
     Thắc mắc 12. Phép Lành
     Thắc mắc 11. Danh xưng "CHA" trong Giáo Hội Công Giáo