Trang Chủ > Giải Đáp

Xin chào BBT, tôi đang tìm hiểu về đời sống cầu nguyện Kitô giáo, khi đọc qua sách các mẫu cầu nguyện có sẵn mà bạn tôi cho tôi mượn để tập cầu nguyện sau khi học xong bài cầu nguyện trong lớp giáo lý dự tòng, tôi thấy có nói đến cầu nguyện gồm có khẩu nguyện và tâm nguyện và một số cách thức cầu nguyện khác. Vậy, xin BBT giúp tôi hiểu rõ hơn về cầu nguyện cũng như vì sao cầu nguyện lại có nhiều cách thức như thế? Cũng xin nói thêm cho tôi về khẩu nguyện và tâm nguyện? Xin cảm ơn BBT.

CNgif.giftrong suot 10x350.pngKhi quý bạn học tới bài cầu nguyện, chắc quý bạn cũng được hỏi thế nào là cầu nguyện. Và quý bạn cũng thấy có rất nhiều câu trả lời với những nhiều ý nghĩa khác nhau về cầu nguyện. Vì sao lại có sự khác nhau như thế? Vì đời sống cầu nguyện của người Kitô giáo, cụ thể là người Công giáo rất phóng phú. Khi tiếp xúc với một con người, quý bạn cũng biết, có nhiều mức độ tiếp xúc khác nhau; ban đầu tiếp xúc thông thường, càng về sau tiếp xúc càng thân mật; cầu nguyện tiếp xúc với Thiên Chúa chí tôn cũng tương tự với những mức độ khác nhau.

BBT xin được nhắc lại một trong nhưng định nghĩa đơn giản nhất về cầu nguyện để từ đó cùng quý bạn đi qua một số điểm giúp trả lời cho thắc mắc mà quý bạn nêu ra.

1. Cầu nguyện

Cầu nguyện là nâng tâm hồn mình lên tới Chúa, gặp gỡ trò chuyện thân mật với Chúa bằng cả tấm lòng chúc tụng, tạ ơn và cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết.

Ở đây, có một lưu ý nhỏ xin thưa với quý bạn tân tòng khi bước đầu tiếp xúc với đời sống cầu nguyện, việc tiếp xúc với Thiên Chúa có những điểm khác khi tiếp xúc với con người. Vì con người khi quý bạn tiếp xúc có thân xác hay còn gọi là hữu hình trước mắt bạn, nhưng Thiên Chúa Ngài là Đấng Vô Hình, mắt thường chúng ta không thể thấy Người. Nhưng có một điểm tiếp xúc giống nhau giữa con người hữu hình và Thiên Chúa Vô Hình là lòng gặp lòng hay tấm lòng tiếp xúc với nhau vượt qua cái bên ngoài là thân xác hữu hình. Đó là sự gặp gỡ trong cõi lòng, trong đức tin. Tin rằng Thiên Chúa là tình yêu, là Vua của cõi lòng, gặp gỡ Thiên Chúa là gặp gỡ trong chính cõi lòng; cõi lòng quý bạn và cõi lòng Thiên Chúa.

Trước khi đi vào cầu nguyện, quý bạn cũng được dạy rằng cần phải tin rằng Chúa đang hiện diện bên bạn và ngay trong cõi lòng bạn dù bạn không thấy Ngài. Ngài luôn là Thiên Chúa Tình Yêu hiện diện trước và chờ đợi trước để con người đến với Ngài. Không bao giờ Ngài thôi chờ đợi. Quý bạn phải tin như thế. Và vì chính Ngài luôn mở lòng trước và chờ đợi trước để gặp ta trong cõi lòng, nên mỗi người muốn tiếp xúc với Ngài, cần nâng tầm hồn mình lên gặp Ngài.

2. Các cách thức cầu nguyện

CNgifthem.giftrong suot 10x350.pngKhi đi vào đời sống cầu nguyện gặp gỡ Thiên Chúa, quý bạn cũng như mỗi người Kitô hũu tin rằng Thiên Chúa, Ngài luôn hiện diện như là khí trời ta hít thở dù ta không thấy Ngài bằng mặt trần xác thịt, vì không thấy, nên trong lòng của mỗi người nhiều khi cảm thấy xa lạ với Ngài, cảm thấy không gần Ngài như hai người bạn bên nhau mà lòng cảm thấy không gần nhau.

Đó là một thực tế bình thường mà mỗi người tân tòng hay người đang tìm đến với Thiên Chúa, thậm chí cả người kitô hữu đôi khi gặp phải. Chính vì lẽ đó mà cần phải có những cách thức nói chuyện có thể là rất đỗi bình dân hay cao hơn một chút để làm sao cõi lòng của mỗi người có thể gặp gỡ nhau chứ không dừng lại ở hình thức bên ngoài, và cũng thế, cần có cách thức cầu nguyện để làm sao cõi lòng gặp gỡ tiếp xúc và đi vào đời sống thân mật với Thiên Chúa Rất Cao Sang, Đấng Tạo Dựng cả đất trời. Quý bạn tân tòng đang học biết Chúa cũng như chúng tôi là những người Kitô hữu, mẫu số chung để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa là chính cõi lòng. Mới đầu khi tiếp xúc với Thiên Chúa để gặp gỡ Ngài trong tâm hồn, chắc chắn mỗi người sẽ đi qua các cách thức cầu nguyện như là khẩu nguyện, tâm nguyện rồi ở mức độ sâu hơn là suy ngắm và chiêm ngắm… để gặp gỡ tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa – Đấng Ngàn Trùng Chí Thánh ở chiều sâu của mầu nhiệm tâm hồn.

3. Khẩu Nguyện – Tâm Nguyện

a. Khẩu nguyện: là cầu nguyện thành tiếng. Tiếng này có thể phát ra từ miệng hay đọc thầm trong lòng. Khi cầu nguyện bằng khẩu nguyện, ta dựa vào các lời kinh do Giáo Hội soạn sẵn, hay các lời cầu nguyện được soạn sẵn để thân thưa với Chúa. Ví dụ như kinh Tin – kinh Cậy – Kinh Mến… hay lời cầu nguyện tuyệt vời nhất là Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu dạy, hoặc lời nguyện trong sách Thánh Vịnh 85 (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/thavinh.htm) thuộc về phần Cựu Ước “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con.” Đây là hình thức cầu nguyện căn bản bình dân nhất và được thực hiện thường xuyên như đọc kinh chung với mọi người trong gia đình hay cộng đoàn, hoặc đọc kinh trước và sau bữa ăn…Đây cũng là cách thức cầu nguyện cần được thực hiện trước để giúp chuẩn bị cho tâm hồn muốn gặp gỡ tiếp xúc với Chúa ở mức thân mật hơn của cõi lòng.

b. Tâm nguyện: cầu nguyện đi vào bên trong tâm hồn để gặp gỡ Chúa. Khi quý bạn cầu nguyện bằng khẩu nguyện với các mẫu kinh và lời nguyện sẵn, quý bạn hãy để lòng mình buông theo ý nghĩa nội dung của lời kinh hay lời cầu nguyện sẵn đó. Lòng quý bạn sẽ dậy lên nhưng tâm tình thiêng liêng hướng về Thiên Chúa như tâm tình nhận biết Chúa là Đấng Toàn Năng để suy phục Ngài, tâm tình hối lỗi, tâm tình tạ ơn, tâm tình cảm phục và xin ơn Chúa… Quý bạn có thể kết hợp vừa khẩu nguyện vừa tâm nguyện để nâng tâm hồn lên Thiên Chúa. Một lần nữa, xin được nhắc với quý bạn rằng Thiên Chúa là Đấng Chí Cao, Ngài đã cúi xuống mở lòng Ngài ra trước, nên việc của chúng ta là nhưng thụ tạo bé nhỏ cần biết nâng mình lên một chút để gặp gỡ với Ngài. Tình yêu hạ mình xuống và tình yêu biết nâng mình lên gặp gỡ nhau trong tình thân mật.

BBT hy vọng qua phần trả lời này, quý bạn có thể hiểu được vì sao cần phải có những cách thức cầu nguyện để nâng tâm hồn lên tiếp xúc gặp gỡ với Thiên Chúa. Khẩu nguyện và tâm nguyện là bước đầu để đi vào cầu nguyện ở chiều sâu hơn của cõi lòng tiếp xúc với Thiên Chúa trong tình thân mật. BBT xin nguyện chúc cho quý bạn dự tòng tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa để mỗi ngày qua đời sống cầu nguyện, quý bạn được nhận biết và yêu mến Thiên Chúa mà mở lòng nhận lãnh bao ơn của Thiên Chúa Tình Yêu Thương Xót. BBT xin cảm ơn và hẹn gặp quý bạn ở những giải đáp thắc mắc sau.


Các bài viết mới hơn
     Thắc mắc 30: Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích thêm Sức và Bí Tích Truyền Chức Thánh.
     Thắc mắc 29. Hành trình Đức tin nghĩa là sao?
     Thắc mắc 28. "Mầu nhiệm" được hiểu như thế nào?
     Thắc mắc 27. Ý nghĩa và Sơ đồ Năm Phụng Vụ
     Thắc mắc 26. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong các cử hành Phụng vụ của Hội Thánh

Các bài viết cũ hơn
     Thắc mắc 24. Ấn tín của Bí tích Rửa Tội
     Thắc mắc 23. Việc Xông Hương trong Thánh Lễ
     Thắc mắc 22. Lương dân và Ơn cứu độ
     Thắc mắc 21. Tội nguyên tổ
     Thắc mắc 20. Lắng Nghe Tiếng Chúa Qua Thánh Kinh
     Thắc mắc 19. Thánh Lễ Chúa Nhật
     Thắc mắc 18. Tâm Tình Cầu Nguyện
     Thắc mắc 17. Á Bí Tích
     Thắc mắc 16. Cha Mẹ Đỡ Đầu
     Thắc mắc 15. Ý nghĩa diễn tiến Thánh Lễ_Phần I