Suy Niệm Lời ChúamThứ Ba
Tuần Bát Nhật Phục Sinh
RÁP-BU-NI!

Lời Chúa: Ga 20, 11-18
11 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên
mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12
thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức
Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. 13 Thiên
thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi,
và tôi không biết họ để Người ở đâu!” 14 Nói
xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức
Giê-su. 15 Đức Giê-su nói với bà: “Này bà,
sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa
ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi
sẽ đem Người về.” 16 Đức Giê-su gọi bà:
“Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’).
17 Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại,
vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy
lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy,
cũng là Thiên Chúa của anh em’.” 18 Bà
Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những
điều Người đã nói với bà.
Suy niệm:
Chúng ta đang sống trong tuần bát nhật phục sinh,
tức là ngày “Chúa Nhật kéo dài 8 ngày” để hân hoan ca mừng biến cố trọng đại Đức
Kitô đã toàn thắng sự chết và phục sinh vinh hiển để cứu độ nhân loại.
Ngày thứ ba trong tuần bát nhật, thánh Gioan thuật
lại rằng: Sau khi khám phá ra “ngôi mộ trống” (sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần), bà Maria Mác-đa-la hoang mang
và cuống cuồng chạy đi tìm các môn đệ, để các ông ra mồ xem sự thể như thế nào,
chuyện gì đã xảy ra cho Chúa chúng ta. Phê-rô và Gioan đã chạy ra trước và đã
thấy sự thể “ngôi mộ trống” như bà Maria thuật lại và hai ông đã tin Đức Giêsu
đã phục sinh.
Phần mình, Maria chạy theo sau, vì yếu vì mệt, nên
khi bà tới nơi thì hai môn đệ kia đã về. Nước mắt đầm đìa, bà vừa khóc vừa nhìn
vào trong mộ và thấy hai thiên thần áo trắng đang ngồi đằng đầu và đằng chân
nơi chỗ đặt thi hài Đức Giêsu. Hai thiên thần hỏi bà “Sao bà khóc?”, bà trả lời “Người
ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!”. Điều này
cho thấy, bà đang rất sầu não và trong tâm trí không còn suy nghĩ gì khác ngoài
hình ảnh Chúa mình, Đức Giêsu. Sự thường nếu bình tỉnh, có lẽ bà đã nhận ra đó
là hai thiên thần, nhưng trong trạng huống này bà chỉ biết nói về nỗi bận tâm của
mình “người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi”. Lòng yêu mến Chúa tràn ngập tâm trí
bà, bà không còn bận tâm nào khác, đến nổi bà rất khó để phân biệt âm giọng của
người này hay người kia.
Chính Đức Giêsu hỏi bà “Sao bà khóc? Bà tìm ai?” vậy mà bà vẫn không thể nhận ra tiếng của
thầy mình. Nổi đau đớn, buồn thương, nước mắt tràn trụa đã làm cho đôi mắt bà mờ
đi, tai bà ù lại và rất khó để nhận ra tiếng Chúa nữa. Vì thế, bà chỉ nghĩ ông ấy
là người làm vườn, nên đã năn nỉ “Thưa
ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi
sẽ đem Người về.” Đó là tình yêu thương, khi người ta yêu thương ai hết
lòng, thì họ dành trọn tâm trí mình cho người ấy và không cần nghĩ đến gì khác.
Nếu giả sử, người làm vườn ấy nói: Đức Giêsu đang được đặt đằng kia; thì bà có
thể làm gì được với thân gái yếu ớt của mình, và bà sẽ đem Người về đâu? Nhưng
điều đó hầu như bà không bận tâm, bà chỉ quan tâm một điều thôi “Chúa của bà
đang ở đâu?”. Quả là một lòng yêu mến sâu sắc làm cho tâm hồn chúng ta xúc động.
Chính lòng yêu mến của bà, Đức Giêsu đã gọi
“Maria”. Khi vừa nghe “Maria”, bà giật thót mình lên, một cảm xúc dâng trào, một
niềm vui tột đỉnh, bà quay phắt người lại, không thể nhanh hơn bà đáp
“Ráp-bu-ni, nghĩa là lạy Thầy”. Tức khắc, bà nhận ra Chúa, vì chỉ có Chúa mới gọi
chính tên bà như thế, chỉ có Chúa mới biết rõ lòng bà đang nghĩ gì, chỉ có Chúa
mới có thể làm cho tâm hồn bà thanh thỏa như thế, chỉ có Chúa chứ không ai khác
cả. Ráp-bu-ni nghĩa là Lạy Thầy, chứ không phải là ông làm vườn nữa; hay nói
cách khác “Thầy đây rồi” con không cần phải tìm kiếm hay hỏi ai khác nữa. Ráp-bu-ni
như là một cung bậc của sự siêu thăng gặp gỡ, diễn tả một niềm tin xác quyết về
Thầy, Đấng phục sinh. Một niềm vui và hạnh phúc tột độ, và bà muốn giữ giây
phút ấy trong sự vĩnh hằng của nó, không muốn mất đi khoảng khắc huyền dịu,
siêu thăng hoan lạc ấy. Có thể lúc này, bà đang ôm chặt chân của Chúa, như thể
sợ sẽ mất Chúa thêm lần nữa. Chính lẽ đó, Chúa nói: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Cha…. Nhưng hãy đi báo
cho anh em của Thầy”. Bà đã buông lỏng chân của Chúa và ra đi, thông báo
cho các môn đệ và mọi người rằng “Tôi đã thấy Chúa”.
Việc ra đi của Maria là một kinh nghiệm quý báu
cho mỗi người ki-tô hữu chúng ta. Chúng ta đã khám phá ra chân lý mặc khải, Đức
Giêsu Kitô đã phục sinh vì chúng ta, và chúng ta hân cử hành biến cố ấy cách
long trọng trong đêm lễ vọng Phục sinh. Giống như Maria, Chúa không muốn ta giữ
niềm vui ấy mãi cho riêng mình, giữ niềm hoan lạc ấy cho riêng cộng đoàn của
mình, nhưng hãy đi, “đi và đi” đi rao giảng về kinh nghiệp gặp gỡ Đức Kitô phục
sinh của mình, làm chứng cho mọi người về ơn cứu độ mà ta đã nhận lãnh: “Tôi đã
gặp Chúa”. Mừng Chúa Phục Sinh là thế, chứ không phải dừng lại ở thói quen phụng
tự.
Lạy Chúa Giêsu Phục sinh, xin cho mỗi chúng con
cũng khám phá ra Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống, Ngài luôn gọi chính tên của
mỗi chúng con. Với phận người, có lắm lúc chúng con quá đắm mình trong nổi đau
xót của bi quan thất vọng, đắm mình trong tội lỗi ô nhơ mà không thể nghe rõ tiếng
Chúa. Xin giúp chúng con - Lạy Chúa, để
lời hoan ca phục sinh nơi môi miệng chúng con không phải là những âm thanh trống
rỗng, nhưng là một diễn tả kinh nghiệp gặp Chúa. Để nhờ đó, chúng con ngân vang
thanh âm đến với mọi người. Amen!
(Xuân Hạ, OMI)